Xem tranh thiền tính của họa sĩ Duy Thanh
Người họa sĩ, có thể, chẳng bao giờ hiền lành, trong tranh! Những nét chấm phá của ông, qua một loạt tranh thiền tính mà riêng tôi rất thích, có những bức thật dữ dội. Cái dữ dội của một Tiếng Sét tĩnh lặng vô ngôn, được nhắc tới trong Huyền Thoại Duy Ma Cật.
Hôm chị Hạnh Tuyền mang tranh của họa sĩ Duy Thanh vào tòa soạn giới thiệu, chị nói: ‘Anh ấy rất hiền, và tội lắm!’
Hình như hầu hết những người làm nên những tác phẩm lớn cho cuộc đời, trong mọi lãnh vực nhân văn, đều tự tròng lên mình những bi kịch. Cái bi kịch của sự dang dở từ những bước nhảy xa, ngoài tầm thời đại. Những bước nhảy hứa hẹn có khi là những triệu năm sau, nhân loại thừa hưởng nhưng lúc đó, tác giả đã không có mặt để thổ lộ điều mình muốn nói. Ðiều này, đã được thi vị hóa qua sự diễn đạt của nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, rằng, sẽ triệu triệu năm sau nữa, có những loài chim bay về hót, tiếng của người…
Những bức tranh hoàn toàn im lặng! Người xem sẽ thấy gì, và nghe được gì từ những họa phẩm thiền tính của hoạ sĩ Duy Thanh? khi những tác phẩm là tiếng hét*, trong tột cùng của sự thinh lặng!
Lập Ðông, 08 tháng Giêng, 2013
UYÊN NGUYÊN
Ghi chú:
Hát (zh. “Ho!”, “Hè!” 喝, ja. “Katsu!”) là danh từ Hán-Việt chỉ một riếng quát, tiếng hét không có ý nghĩa cụ thể, được các vị Thiền sư sử dụng làm phương tiện để hoằng hoá như một cây gậy, Phất tử. Tiếng hét này cũng được chư vị sử dụng để trình bày kinh nghiệm chứng ngộ của mình, sử dụng như một phương tiện chuyển hoá tất cả những văn tự ngôn ngữ bình thường. Như một cây gậy được vung lên đúng lúc, một tiếng hét hợp thời điểm có thể là một yếu tố dẫn thiền sinh đến kinh nghiệm Kiến tính.
Bài đọc thêm: Duy Thanh, trái tim đang cười (Ðinh Cường)
Họa Sĩ Duy Thanh: Triển Lãm, Tiệc Trà Với Nhóm Sáng Tạo, Từ 3 Giờ Chiều Chủ Nhật 13-1-2013 Với Các Nghệ Sĩ Sáng Tạo Còn Lại
Chuyên mục:Nghệ thuật, Nhân vật, Sự kiện, Tác giả, tác phẩm
Như vậy khi đến buổi triễn lãm xem tranh Thiền, nhìn tranh chỉ biết nhìn tranh trong yên lặng.
You look at/see thing as it, in deafening silence 🙂
Còn nếu như khi nhìn tranh mà nói phân tích vẻ hay đẹp của tranh thì là có lời, như vậy là không còn vô ngôn 🙂 joking.
ThíchThích