Bình luận gia Vương Hữu Bột, tức Ngô Nhân Dụng (Hình: Uyên Nguyên)
Ghi chép báo chí:
Ðọc báo, thỉnh thoảng và nhất là năm nay, năm Rắn (Quý Tỵ,) thấy nhiều vị lãnh đạo nhà nước vẫn tung hứng, chúc nhau ‘Năm Rắn, Việt Nam sẽ hóa Rồng!’
Năm 2001, một tuyển tập gồm 28 tiểu luận kinh tế của 24 chuyên gia, tựa ‘Ðánh thức con rồng ngủ quên’ do hai vị tiến sĩ Phạm Ðỗ Chí* và Trần Bình Nam** chủ biên, xuất bản trong nước. Một trong những bài điểm cho quyển sách này, riêng tôi thấy có nhận xét của giáo sư Trần Hữu Dũng là xác đáng.
Ấn tượng là, khi giới thiệu tuyển tập, giáo sư Trần Hữu Dũng nhắc lại lời của hai vị chủ biên, ví von: ‘muốn đánh thức con rồng ngủ quên thì có lẽ trước hết phải tìm hiểu tại sao con rồng đã ngủ, và hơn nữa lại ngủ quên.’
Kinh tế, có thể là đề tài khô khan với nhiều người, nhưng kinh tế, chưa bao giờ tách rời ra khỏi đời sống của chúng ta. Tôi tâm đắc với những ý kiến nêu ra của giáo sư, cho những nhà nghiên cứu đã góp mặt trong tuyển tập hoặc, còn những ai quan tâm, rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đầy rẫy sự hụt hẫng đáng lo ngại từ căn bản:
… cụ thể là về phương pháp luận. Cái chính là tính phi lịch sử, phi thể chế. Quan trọng hơn, hướng nghiên cứu cho ấn tượng có một sự thiếu “gắn kết”, nhất là ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa (như Trung Quốc), giữa quan tâm của những lý thuyết gia nội bộ (vẫn còn bức xúc truy tìm cơ sở kinh điển cho sự hội nhập mác xít và tự do kinh tế kinh doanh) và tiếp cận dựa vào kinh tế học thị trường… – Trần Hữu Dũng: Đọc “Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên” và “Thử Thách của Hội Nhập”
Ðồng thời, là:
bóng chiếu mà quá trình lịch sử Việt Nam sẽ rọi lên tương lai nước này, và cụ thể hơn, những thừa kế, tốt lẫn xấu, của thời kỳ cực điểm của khối xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu đã để lại cho Việt Nam. – Trần Hữu Dũng: Đọc “Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên” và “Thử Thách của Hội Nhập”
Những nhận định trên, làm mình liên tưởng đến cái này, một bức biếm họa của Gúc trong tạp chí Thế Kỷ 21, số 2, phát hành tháng Sáu, 1989. Số báo này, có bài phân tích của tác giả Vương Hữu Bột, tức bình luận gia Ngô Nhân Dụng về tình huống ‘bế tắc’ của xã hội Việt Nam bấy giờ: Cởi trói ở Việt Nam – Bế tắc trong khoa học xã hội hay bế tắc của chủ nghĩa xã hội.
Qua đó, ông nhắc lại điều mà giáo sư triết học Trần Văn Giàu kể: ‘Có một vị lãnh đạo bảo với mấy ông ở Viện Triết học rằng: Làm triết học khó gì, các anh cứ xách cặp theo tôi, tôi đi đến đâu, tôi nói gì thì các anh cứ nghe, đó là triết học.’ Ông Giàu kết luận: Kinh khủng thế chứ! ( Thế kỷ 21, số 2, tháng Sáu, 1989, tr. 8 )
Ðơn cử thế thôi, trong bài viết của tác giả Vương Hữu Bột, còn liệt kê nhận định của nhiều vị chức sắc các môn nghiên cứu khoa học Việt Nam thời đó, như Lý Chánh Trung, Nguyễn Khắc Viện v.v… nhưng gút lại, điều các vị ấy nói, có thể kết luận thế này:
Nói chuyện khoa học mà thái độ không khoa học (tr. 11), đơn giản vì một khi đất nước còn tựa vào giáo điều chủ nghĩa Mác-xít, tình trạng ý thức hệ trùm lấp khoa học xã hội đưa đến thái độ giả trá và hèn nhát đáng thương: Các người mệnh danh là nhà khoa học phải nghĩ một đàng, nói một đàng khác (tr.15)
Nói cho kỳ cùng, đủ các lý do, thì tựu trung vẫn là ‘cái bóng chiếu’ mà giáo sư Trần Hữu Dũng đề cập, câu hỏi ‘tại sao ngủ và, ngủ quên?’ không chỉ với nền kinh tế Việt Nam mà toàn bộ nền khoa học xã hội nhân văn, không chỉ quy kết giới hạn của những người lãnh đạo đất nước như cách của giáo sư Trần Văn Giàu, mà tìm đến nguồn gốc sâu xa hơn nữa, thì chính sự có mặt của đảng cộng sản trên đất nước Việt Nam.
Một nửa nhân loại bị mang làm thí nghiệm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin hơn nửa thế kỷ rồi. Ðến lúc phải ngưng (Vương Hữu Bột, tr.18)
Con rắn chưa chịu lột xác, Việt Nam bước vào năm 2013, có thể nào lạc quan, hy vọng, và tin… sẽ hóa rồng!?
Nhưng những phát biểu hàm hồ của giới lãnh đạo Việt Nam, người dân thấy hóa rồ thì đúng hơn!
Ngày 5 tháng Hai, 2013
UYÊN NGUYÊN
Chi chú:
*TS Phạm Đỗ Chí
– Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế Đại học Pennsylvania, Mỹ.
– Từng là chuyên viên cao cấp của Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF), đại diện thường trú của IMF tại Togo, Lào.
– Tham gia giảng dạy MBA tại American University (thủ đô Washington).
– Hiện là giám đốc Công ty tư vấn kinh tế Potomac Investments & Research Associates, Mỹ.
– Tác giả của bộ sách: Đánh thức con rồng ngủ quên, Thử thách của hội nhập, Làm gì cho nông thôn, VN trên đường hóa rồng (do nhóm Thời báo Kinh Tế Sài Gòn xuất bản).
**PGS.TS Trần Nam Bình
– Giảng viên trường Đại học New South Wales-Úc
– Chủ biên sáng lập Tạp chí Điện tử Nghiên cứu Thuế
– Chủ biên cuốn “Đánh thức con Rồng ngủ quên” (cùng Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí)
– Hướng dẫn nhiều luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ cho Việt Nam
– Tổ chức nhiều hội thảo cho ba miền Bắc-Trung – Nam về phát triển kinh tế ViệtNam.
Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Tác giả, tác phẩm, Xã hội
When President Bill Clinton lifted the trade embargo against Vietnam in 1994, and then Vietnam opened its door to foreign investments, people were predicting that Vietnam will become the next Tiger economy of Asia.
Almost 20 years later, Vietnam now is a paper Tiger with a stagnant economy…and yet commie officials wishing its economy will be a Dragon next year. Whatever happened to the real Tiger ? And why skips the Tiger and wants the Dragon ?
I guess due to bad policies that the “Tiger” was caged and killed for herbal medicine, otherwise it would have roared like a typical CSVN’s propaganda machine. Instead of the real thing, CSVN now using an imaginary creature as the front of their economic goal in the new year. WTF.
Dragon is a majestic mythical creature that existed in fairy tale. There is an animal called Komodo dragon living in Indonesia, but this thing walking on four legs and it doesn’t fly so it “ain’t” count as dragon.
Vietnam becoming a dragon next year is as real as the mirage you see from afar on a highway leading to Las Vegas in a Summer day.
Cám ơn chủ nhà.
ThíchThích