Y Pháp bất y nhân

Một vài ngày sau, những tấm ảnh đã được gỡ xuống. Dù sao cũng đã nói lên được phần nào thiện chí của những người chủ trương trang web Phật giáo. Nhưng những người đứng đàng sau những loại hình sinh hoạt xông xáo nhằm “đem đời vào đạo,” hẳn nhiên đều biết rất rõ đó không phải là sự cố do vô tình, mà là một chính sách* của nhà nước cộng sản. Nói một cách khác, tiêu diệt tôn giáo nói chung hay Phật giáo nói riêng thì không cần phải phá chùa, nhốt tăng. Chỉ cần mượn thời gian để từng bước “thế tục hóa.”

561540_494988933928215_1068199285_n

Chùm ảnh về “Ngày hội nữ tu” cho ni giới huyện Bình Chánh được phổ biến trên trang mạng Phật Giáo Việt Nam lúc 20:32 08/08/2013. Nay đã được gỡ xuống. (Hình: http://phatgiao.org.vn)

images-(70)Một lần, nhà văn Dương Thu Hương, khi được hỏi: “Bà có phải là Phật tử không?” và, “tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử?” Câu trả lời là “Tại sao không?”

Có điều nếu từng sống trong cái chế độ vô thần ấy, phải thấm thía hơn bao giờ hết lời Phật dạy: “Y pháp bất y nhân” 

Cho nên, Phật tử trong ý nghĩa đó, như đức Phật từng giáo huấn:

  1. Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
  2. Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
  3. Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
  4. Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
  5. Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
  6. Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
  7. Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
  8. Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
  9. Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
  10. Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết

Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo. – Kinh Kalama

Tin Phật, theo cách riêng của nhà văn Dương Thu Hương, cũng không ngoài ý chỉ mà Phật đã dạy.

Song, ta tự nhận mình là một Phật tử, thấy những tấm ảnh hoặc những hình thái sinh hoạt đại loại như thế thì không khỏi bùi ngùi, rằng, nội lực của một tôn giáo như Phật Giáo, từng tự hào về dòng lịch sử gắn liền với Dân tộc Việt Nam mấy nghìn năm, sao lại ra thế!?

994582_494989180594857_539641881_n

Những tấm hình này, nay đã được gỡ xuống. (Hình: http://phatgiao.org.vn)

Một lần, trò chuyện với học Tăng ngoài Huế, thầy Tuệ Sỹ nói:

thay_tue-syTính từ độ 82 cho tới bây giờ, Phật giáo VN có cái gì? Được bao nhiêu tờ báo? Bao nhiêu quyển sách nghiên cứu? Không cần trả lời ai cũng biết. Mà bây giờ chùa thì rất nhiều. Tăng cũng nhiều hơn, học tiến sĩ nhiều hơn hồi xưa, nhưng tại sao không làm nỗi một tờ báo? Chỉ có tờ Giác Ngộ gọi là tiếng nói chính thức của giáo hội. Mà tờ Giác Ngộ, nói kinh Phật thì cũng có, mà mình chê thì bảo là vì thành kiến, chứ thật ra chưa đúng với tầm vóc của nó, mà nhiều khi còn viết tầm bậy nữa! Một tờ báo Phật giáo thì mắc mớ gì cái chuyện của Nato với Kosovo mà mình chống báng. Mấy thầy đó làm báo chính trị hay là báo Phật giáo? Mà cái chuyện chống Nato để ủng hộ đảng cộng sản VN hay ủng hộ Trung quốc cái đó hàng chục tờ báo ở ngoài người ta nói rồi, mình nói làm chi? Nghĩa là không có một tờ báo Phật giáo thật sự. Mà cái sức mạnh của Phật giáo là ở văn hóa chứ không phải ở chính trị. Sức mạnh văn hóa mà chinh phục cả thế giới, mình phải ý thức được chuyện đó. Nhìn lại mình, trong 20 năm nữa Phật giáo VN có cái văn hóa nào đáng để chứng tỏ sự tồn tại của mình không? Không có gì cả! Trong hiện tại với tôi bây giờ, chứng tỏ là bất lực rồi… (Định hướng tương lai với thế hệ tăng sĩ trẻ ngày nay)

Ðó là trong một lúc tình cờ, thầy nói chung chung bề mặt của sự gán ghép tôn giáo với chủ nghĩa xã hội thế thôi, chứ trong một bài tham luận sâu sắc khác, Thầy đã nêu lên di hướng và những hậu quả tai hại của nó:

Sự gán ghép đạo pháp vào chủ nghĩa xã hội chẳng khác nào buộc con chó nhà và chó sói vào một sợi dây, để khi có sự biến, một con tìm cách chui xuống gầm giường, một con cố gắng phóng mình trở lại rừng. Hai con thú dằng co nhau bởi một sợi dây oan nghiệt. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ mà những thành tựu quá khứ của một nền văn hóa dân tộc hầu như không được thế hệ thừa kế biết đến và trân trọng, thế thì chúng ta tìm dấu vết của hai nghìn năm lịch sử về trước bằng cách nào? Cho nên, khi nghe một tăng sỹ trẻ, hình như đã tốt nghiệp Đại học, hỏi tôi một cách chân tình: ‘Thưa Thầy, Phật giáo Việt Nam là gì?’ tôi cảm giác đã có sự cách biệt giữa hai thế hệ, phân ly bằng một bức tường ý thức hệ.[…] (Văn Minh Tiểu Phẩm)

Xa hơn,

Sự sao chép một cách mù quáng các sách lược xã hội chủ nghĩa kinh điển không chỉ gây chấn thương trầm trọng cho Phật giáo Việt Nam, mà trên đại thể nó còn gây rất nhiều tổn hại khó khôi phục cho kho tàng truyền thống văn học và tư tưởng Việt Nam. (Văn Minh Tiểu Phẩm)

Ngẫm, dưới cái chế độ mà, một tôn giáo như Phật Giáo, từng xác định tầm vóc và vị trí của mình trong suốt dòng lịch sử văn hóa – chính trị – xã hội của dân tộc, phải chịu cảnh mai một. Cái chế độ ấy, chắc chắn quá khốc liệt!

Nhưng như nén nhang đốt lên, tàn, sẽ thành bụi. Người Phật tử thật tâm tu hành, tâm niệm đại thừa, có lúc cũng cần ra quét rác!

14 tháng Tám, 2013
UYÊN NGUYÊN

* Xem thêm
“Thống Nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam” – Ðỗ Trung Hiếu
Ni cô ‘thay nâu sồng mặc quân phục” – BBC



Chuyên mục:Xã hội, Độc thoại

Thẻ:, ,

7 replies

  1. Wow! Disgraceful pics! Disgraceful act! … was just simply poor taste and did not serve its purpose well whatever it was, obviously.

    Thích

  2. Nhà nước Việt Nam đang phá Phật Giáo. Nhưng chính những Ni này cũng không phải chí tâm chí tình đi tu hành Phật Giáo. Họ có quyền từ chối làm những gì trái với Pháp Phật. Buồn cho một tôn giáo đã có hàng ngàn năm ăn sâu vào với đời sống người Việt Nam và cũng chính nhờ Phật Giáo mà nước Việt Nam đã chống được ngoại xâm phương Bắc. Phai chăng đây là một ý đồ đen tối của giặc phương Bắc muốn làm thui chột đi ý trí chống ngoại xâm của người Việt chúng ta, trong đó Trung Cộng là số một.

    Thích

  3. Trước những hình ảnh này, là người con Phật, lòng ai mà không đau. Xem hình các ni cô trẻ với những chiếc đầu không tóc, son phấn, hoá trang người đời, ca múa thiện nghệ, tôi chạnh lòng nhớ đến 2 bài Kệ Cạo Tóc và Đắp Y mà mỗi người xuất gia đều tuyên đọc vào khuya buổi xuất gia:

    ​Kệ Cạo Tóc
    Hủy hình thủ chí tiết
    ​ Cát ái từ sở thân
    ​ Xuất gia hoằng Thánh đạo,
    ​Thệ độ nhất thiết nhân.
    Nam mô Ly Cấu Địa Bồ Tát

    Kệ Đắp Y
    Đại tai giải thoát phục
    Vô tướng phước điền y
    Phi phụng trì giới hạnh
    Quảng độ chư quần sanh
    Nam mô Ca Sa Tràng Bồ Tát

    Giới hạnh không giữ được, thì còn gì lời nguyện độ chúng sanh? Tuy nhiên, tôi nghĩ, lỗi phần lớn thuộc về những vị thầy bổn sư chưa thực hành được hạnh vô uý, phải khuất phục trước cường quyền, khiến hàng đệ tử phải làm điều trái với chí nguyện xuất gia. Điều này cũng làm tôi nhớ đến cái chết của Ôn Thiện Minh, Ôn Già Lam, Ôn Báo Quốc, và gần đây nhất, việc làm nhục và đuổi tăng đoàn Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng.

    Cũng từ những sự việc này mới thấy thương và kính phục những vị như HT Quảng Độ, HT Thanh Từ, thầy Tuệ Sỹ, vẫn đang âm thầm gìn giữ giềng mối đạo pháp, làm điểm tựa tinh thần cho bao nhiêu tăng ni, phật tử nơi quê nhà.

    Anh UN nói đúng, “Cái chế độ ấy, chắc chắn quá khốc liệt!” và “Người Phật tử thật tâm tu hành, tâm niệm đại thừa, có lúc cũng cần ra quét rác!”

    Thích

  4. Giáo hội nhà nước CS là vậy đó. Ngày nay tu sĩ phần đông là quốc doanh, chẳng nên trông mong gì. Bọn cộng sản vô thần báng bổ tôn giáo, chỉ chuyên dùng Phật giáo để kiếm tiền, để mị dân, lừa đảo thiên hạ.

    “Người Phật tử thật tâm tu hành, tâm niệm đại thừa, có lúc cũng cần ra quét rác!” Quá đúng! Cám ơn anh UN.

    Thích

  5. The cho nen hay suy nghi cac cach triet ha cong san va tay chan cua chung no cho mau, duoi bat ky hinh thuc nao…thi moi mong giu duoc nuoc Viet nam.

    Thích

  6. Thứ nhất, từ xưa tới nay Phật Giáo luôn luôn đặt quốc gia lên trên hết. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều Chùa đã trở thành nơi bao che, bảo vệ cho những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy có nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, đó không phải là theo Cộng sản vì lý thuyết Cộng sản mà vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết. Cho nên, nếu Ni Cô có “cởi áo nâu sồng mặc quân phục” như các tu sĩ “cởi áo cà sa khoác chiến bào” cũng đâu có phải là chuyện lạ. Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những cuộc chiến chống ngoại xâm, các Chùa thường là nơi che dấu quân kháng chiến, và nhiều tăng, ni đã: “Nghe theo tiếng gọi của núi sông/Cà sa gửi lại chốn thư phòng…”.

    Thứ nhì, lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật Giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ sống như là các tu sĩ Phật Giáo), nhưng thời đại Lý Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật Giáo “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Đức Trần Hưng Đạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng ngoại Mông, bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà.

    Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật Giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, cho nên có những tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các Ni Cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật Giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc.

    Chúng ta hãy đọc một đoạn trên: http://e207.net.vn/bai-vit/bai-vit-v-e207/phong-s-ky-s/1943-huyn-thoi-v-chua-co-nhng-v-s-qci-ao-ca-sa-khoac-chin-baoq

    Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống “Nghĩa sĩ phật tử” (27/2/1947), một nhóm ni sư từng phát nguyện “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” đã cho lập một bia đá ngay trong khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Đài tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của 5 vị đã được quy tập, an táng trong vườn tháp của chùa. Đây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới những vị sư “Nhập thế ra trận” năm xưa.

    Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là nói lên hai nét văn hóa của dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Trưng, Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật Giáo nên hãnh diện về những đóng góp này thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, và về tinh thần “tùy duyên bất biến” của Phật Giáo.

    Thích

    • Tinh Loc@ Vâng, nếu nhìn tinh thần “nhập thế” của Phật giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hiện tượng “cởi cà sa khoác chiến bào ở thời chiến” như vậy là không sai. Tuy nhiên xét toàn bộ tư tưởng Văn hóa Phật giáo trong mối nhân sinh quan thì hành hoạt của các bậc thiền sư “nhập thế” (hoặc quân vương Phật tử) thì không chỉ được nhìn và diễn giải theo “định hướng” như thế anh/bác ạ. Tùy duyên chưa bao giờ là tùy tiện. Và Phật giáo chưa bao giờ cần dùng tới “quân phục” hoặc bất kỳ một sắc áo nào mới có thể nói lên cái vẽ hào hùng và duyên dáng của phái nữ”:-) Nói như Tinh Loc, có oan cho các bậc thiền sư Phật giáo không!? Thật tình thì vài hôm trước mình có đọc một bài với nội dung tương tự như vậy, của một vị giáo sư, trong khi lý giải cái “vô chấp” thì lại muốn người khác chấp vào một hình tướng khác là quân phục và trang phục dân tộc… mới có thể nói lên được “hai nét văn hóa!? Hiểu như thế nào là “cởi,” và đồng thời, cũng nên biết tại sao “khoác.” Hay nói một cách khác, cần hiểu thế nào là “chính trị” và thế nào là “làm” chính trị, trong tinh thần nhập thế của các tôn tăng PGVN, anh/bác Tinh Lộc ạ

      Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.