Uyên Nguyên: Im lặng thở dài

1.
Cuối cùng, có phải chúng ta mất luôn “quyền được im lặng,” sau khi đã mất rất nhiều thứ quyền khác!?

2.
“Người về một giờ một đông thêm, người đi càng giây càng không còn…,”
đó chỉ là ước vọng gởi vào lời Kinh Khổ mà đời này không còn linh nghiệm hóa giải “một thời điêu linh, một thời hoạn nạn” Việt Nam!?

3.
Cách gì tôi nghe, đi qua những “im lặng mặt người”, tiếng thở dài não nuột. Nhưng vẫn có một thể loại âm điệu của nhạc, nghe như một bài Kinh

Im lặng đời tôi, tôi đang lắng nghe
Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay
(…)
Im lặng đời tôi…
tôi đang lắng nghe,
tôi đang lắng nghe
tôi đang lắng nghe

im lặng đời mình

(Trịnh Công Sơn, Im lặng thở dài)

4.
Bấy giờ mình” trong ca từ họ Trịnh, không còn là của riêng ông hay ca sĩ Khánh Ly, mà của một đoàn người đã ra đi từ đó, lâm râm xin một trời im kinh động.

Cách gì tôi nghe, trong mỗi bước chân nhỏ bé, dù chân đất hay guốc nhọn, tiếng hát vẫn đèo mong… hai tâm linh giam kín lại.

Ngày 2 tháng Năm, 2014
UYÊN NGUYÊN

 



Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Độc thoại

Thẻ:

12 replies

  1. Về luật quyền được im lặng (Miranda Right) được đọc cho nghi can khi bị cảnh sát câu lưu (arrest). Chỉ khi nào bị cảnh sát câu lưu, bạn mới có quyền im lặng, ngoài ra, nên trả lời những câu hỏi thông thường.

    Cần phân biệt quyền (right) với thói quen, phong tục tập quán xã hội.

    Ngoài vụ rắc rối với pháp luật, không ai bắt bạn phải nói nếu không thích, tuy nhiên, tùy trường hợp, có những thành ngữ dành cho sự im lặng như sau:

    – Im lặng là vàng.
    – Im lặng là khinh bỉ.
    – Im lặng là đồng lõa.
    v.v……………….

    Thích

    • Anh MicMichael Đặng còn hơi “thiên vị,” trong tôn giáo, im lặng vượt lên những điều anh phân tích, và trong giới hạn của “con người,” im lặng có khi người ta không còn đủ sức để chống chỏi:-)

      Thích

  2. “Cuối cùng, có phải chúng ta mất luôn “quyền được im lặng,” sau khi đã mất rất nhiều thứ quyền khác!?” Câu cảm khái này của Uyên Nguyên dẫn đến bài của tui e rằng không thích hợp.
    Quyền được im lặng và cách hành xử không tử tế hoàn toàn khác nhau trong trường hợp này.

    Thích

    • Làm sao để phân biệt khi nào là thuộc “luật quyền” và khi nào là phạm trù “cách hành xử.” Có một điều cơ bản mà mình thấy, KL không trả lời phone NL (nhất là khi NL là một nhà báo) không có nghĩa là không trả lời tất cả mọi người:-) và càng không có nghĩa không trả lời, nghĩa là không nói gì hết. Ở đây có một ví dụ rất sinh động nhưng đau lòng: Diana Spencer:-)

      Tất nhiên cả hai góc nhìn của NL và của UN đều không có gì khác lắm đâu. Chúng ta không thể yêu cầu KL nói điều mà chúng ta cho là cần phải đối diện với “những đầu óc hủ lậu gì đó”:-). Nhà Khổng có câu đại khái “Khi ta muốn làm hài lòng tất cả mọi người, nghĩa là không làm ai hài lòng cả.”

      Thích

      • Tôi không biết cái ông Khổng nào nói câu này, nhưng người Mỹ thường nói “you can’t please everyone”.
        Bàn thử về quyền im lặng. Im lặng là chuyện tự nhiên, không ai lại đi than phiền nếu bạn im lặng để mơ tưởng, để suy nghĩ, để lắng nghe hay để tùy nghi …Vấn đề ở chỗ khi được (bị) hỏi mà vẫn im lặng. Ví dụ, khi tôi hỏi mà vợ mặt lạnh tanh, nhất quyết không trả lời có nghĩa nàng giận, còn giận chuyện gì phải ráng đoán.
        Thường những người giữ im lặng muốn giấu, hoặc không thể khai sự thật bất lợi cho bản thân họ. Thí dụ điển hình là những người khi khai trước bồi thẩm đoàn, hay trước quốc hội núp dưới bóng The Fifth để không trả lời.

        Có một số ít im lặng với ý tốt như Quan Âm Thị Kính.

        Thích

  3. Cám ơn MD nêu ra ý tưởng thiệt hay! Ngay từ căn để, khi bàn về “quyền im lặng” chúng ta cũng nên bàn thêm về “quyền tra vấn” trong phạm vi nào. Như thế thì chúng ta đang bàn đến “law, mores và folkways”… Mà kỳ thật trong khi diễn đạt về nó, chúng ta rất mù mờ nó đến từ đâu… Có một Gs dạy Luật nói thế này: ” một con bướm vỗ cánh ở bên kia nửa địa cầu, một nụ non bị ngắt sự sống ở đây sẽ làm nhựa cây xao xuyến khắp cả khu rừng bên đó. Nói như thế này e rằng một luật gia sẽ cười. Nhưng thi nhân và triết gia thì không. Mà thi nhân và triết gia là những người tư duy về luật trước các luật gia.” UN không cho đây là một chân lý, nhưng đáng để chúng ta suy nghĩ.

    Thích

  4. Tôi đồng ý với MD hơn, im lặng cũng có nghĩa là đồng lõa v.v Một buổi tối thằng ăn trộm gần nhà cạy xe hơi tôi , sáng ra nó nó vẫn im lặng sống bình thường khi mà mọi người chưa biết nó là thủ phạm.
    Im lặng là tốt nhưng sống thành thật với chính mình là hạnh phúc tốt hơn cả.

    Thích

    • Cám ơn Quang Thắng chia sẻ. Ngay như những điều của MÐ chia sẻ và cả QT vừa rồi, UN hoàn toàn đồng ý. Mặc dù từ cơ bản ý niệm “quyền im lặng” trong bài không hàm nghĩa luật quyền. Vấn đề là chúng ta đưa ra một “tội phạm” nào đó không tưởng, rồi diễn đạt khái miệm về im lặng mà “Im lặng,” trong ý nghĩa và từng trường hợp nào cũng chưa bao giờ UN quả quyết đó là giải pháp tối ưu. Ðiều đáng suy nghĩ ở đây, một thằng ăn trộm nào đó, giả thuyết có thể là trong xóm của anh, cũng không phải là lý do cho chúng ta dòm ngó vào từng nhà cả xóm, để nghi đâu cũng có trộm.

      Thích

  5. Ủa đặt vấn đề ngược lại, nếu anh im lặng tui không được nói đâm ra tui mất quyền được nói à?
    Tui thấy đâu có ai bị mất gì đâu. Ai im thì cứ im, mà ai nói thì cứ nói.
    Trong chuyện này Cô Khánh Ly là người của quần chúng, vả lại Cô cũng đang có những họat động với quần chúng (show ở Hà Nội). Thì mọi người có quyền lên tiếng về cách hành sử của Cô đối với quần chúng.

    Thích

    • Cám ơn Tan Nguyen. Vâng, chúng ta hoàn toàn có mọi quyền hạn như đã nói. Ðến đây thì có vẻ như là có một kết luận rằng, không chỉ riêng “người nổi tiếng” mà thôi, tất cả chúng ta chính là người hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi hậu quả do sự chọn lựa đời mình. Và đứng trước mọi sự phê phán của cộng đồng xã hội nếu “im lặng” được quy kết là “tội,”tôi e ý nghĩa tự do đã bị soán đoạt.

      Thích

      • Hứa mà không làm là không đàng hoàng, gạt lòng tin của người khác là không tử tế.
        KL đã từng nói với NL “Khi nào cô về cô sẽ cho NL biết.” thì rõ ràng đã đánh đổi quyền được im lặng của mình để đổi lấy một niềm thương mến, một lòng ngưỡng mộ, một lòng tin. Nay người lớn tuổi (hơn nhiều) đó đã nuốt lời thì người kia có quyền lên tiếng, có quyền phàn nàn, có quyền nói ra những suy nghĩ, cảm giác (bị phản bội, bị nuốt lời) của mình. Cho nên chuyện anh UN bảo rằng “mất quyền được im lặng” là hoàn toàn không khách quan (và gián tiếp anh UN đang không cho NL có quyền được nói). Hoàn toàn thất vọng với “im lặng thở dài”! Thôi thì đành… thở dài rõ lớn một phát vậy!

        Thích

      • Cám ơn Xixon. Vâng! chủ ý của bài, đã phản ánh ngay ở cái tựa rồi anh/chị ạ. “Im lặng, thở dài!” Hình như UN cũng chưa bao giờ phê phán rằng, “ca sĩ KL đã không tử tế” hoặc tử tế với bất kỳ ai do trước đó có một lời hứa, là hành xử sai hay đúng. Ðó rất có thể, hoặc ngờ rằng là chuyện rất riêng tư. Ở đời, ai dám chắc mình không một lần phụ lòng kẻ khác:-), do khách quan hoặc chủ quan. Dầu sao tôi tin, chân lý chưa hẳn thuộc về đám đông. Chúng ta có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình, cho một nhân vật tạm gọi là “của quần chúng.” Nhưng tôi tin có rất nhiều cách để chúng ta phê phán. Không loại trừ “một tiếng thở dài!”

        Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.