Khi Hiến Pháp là lưỡi dao trong tay kẻ bá đạo

Ghi chép báo chí:
Bài tiếp theo Một Hiến Pháp vi phạm Nhân Quyền

 

Trở lại với câu chuyện “Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Ngay từ buổi ấy, 23 tháng Tư, 1977, một nhóm Luật sư gồm 10 người đã tập trung tại nhà thờ Ðức Bà, phát loa tuyên bố “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng,” liền sau đó họ bị công an ập đến bắt đi, giam ở trại Phan Ðăng Lưu. Trong nhóm 10 vị đó, có Ls Trần Danh San.

Buổi ấy, nhà cầm quyền cộng sản có thể “ngụy biện” tuyên truyền đó là hành động của những người thuộc “thành phần bất mãn của chế độ cũ,” có thể tạm hiểu được, nhưng với hành vi bắt bớ, đàn áp tương tự đối với anh Ðiếu Cày, và nhiều anh chị em đứng trước nhà hát lớn Sàigòn; hay đồng bào hai miền Nam Bắc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thì họ thuộc thành phần của “chế độ” nào? Bằng hiến pháp, luật pháp đã thành một thứ “luật rừng,” Đảng cầm quyền cộng sản quy tội “lòng yêu nước” của nhân dân Việt Nam thành ra “tội chống phá nhà nước,” và người yêu thương tổ quốc giống nòi biến thành những “thế lực thù địch.”

Thật hết sức trớ trêu!

Như vậy, rõ ràng Hiến Pháp vì tự nó đã mang tính hai mặt, như giáo sư Nguyễn Hưng Quốc phân tích và nhận định trong bài bình luận mới đây. Song cũng vì vậy, những biểu hiện trấn áp người dân trong cuộc vận động dân chủ cho nước nhà, dựa vào hiến pháp, lề luật, nghị định v.v… của đảng cộng sản hiện nay, ta thấy rõ hơn bản chất của một chế độ: bá đạo!

Nguyễn_Hưng_QuốcViệt Nam cũng giống hầu hết các quốc gia độc tài khác, thường sử dụng hiến pháp như một cách để biện chính cho quyền lực của mình và để tạo thế chính đáng cho chế độ của mình. Khi họ biết dân chúng đánh mất niềm tin ở họ, khi trong nước càng ngày càng có nhiều người phản đối họ, họ bèn bày vẽ ra chuyện viết lại hoặc sửa đổi hiến pháp, sau đó, thông qua hiến pháp để có thể lu loa với mọi người, trong cũng như ngoài nước, là họ đã được nhân dân ủy thác cả thẩm quyền và quyền lực. Tệ hơn nữa, sau đó, họ có thể sử dụng hiến pháp ấy như một công cụ để trấn áp dân chúng và duy trì sự độc tài của mình. Gs Nguyễn Hưng – Quốc, Hiến pháp: Con dao hai lưỡi

Ðau là, ‘con dao’ mà Gs Nguyễn Hưng Quốc nói, quyền xảo, Ðảng xoay sở cho nhân dân cầm cả hai đầu lưỡi. Ðầu nào cũng khốn khổ!

tran_danh_sanÐiều 2 Hiến Pháp đã long trọng tuyên bố, “Nhà Nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính vô sản.” Như vậy không còn hồ nghi gì nữa về bản chất độc tài của chế độ: chuyên chính vô sản (proletarian dictatorship). Vì là một nền độc tài, nên nhà nước chuyên chính vô sản không cần sự ủy nhiệm của nhân dân (mandat du peuple). Nhà nước chuyên chính vô sản “có sứ mạng lịch sử” cũng như quân chủ chuyên chế (monarchie absolue) có đế quyền (de droitdivin) hay quân chủ đông phương trị dân với tư cách là Thiên Tử. Cả ba loại thể chế này đều không đặt nền tảng trên sự ưng thuận của nhân dân (popular consensus). Tính độc đoán lại được tăng cường đến mức độ tuyệt đối với vai trò độc quyền lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, và quan trọng hơn hết là bản chất độc đoán được thể chế hóa một cách minh thị trong hiến pháp. Thực vậy, điều 4 Hiến Pháp đã qui định như sau: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin là Lực Lượng Duy Nhất Lãnh Ðạo Xã Hội.” Như vậy không có sinh hoạt ngoài xã hội của nhân dân mà lại không đặt dưới sự chỉ huy của lãnh đạo của Ðảng. – Ls Trần Danh San, Nhân Quyền và Hiến Pháp CHXGCNVN.

Chuyện sửa đổi Hiến Pháp nói chung, hay hủy bỏ điều 4 nói riêng, là điều mà ngay tự bản chất vấn đề, lòng dân bây giờ muốn nêu lên nguyện vọng dân chủ hóa đất nước. Có điều mọi hành vi áp chế một bản hiến pháp theo kiểu tuyên truyền, ép ký, bịt miệng v.v… của nhà nước xuyên qua các hạ tầng cơ sở chính quyền hành xử với dân trong những ngày qua, một lần nữa chỉ nêu bật tâm địa bá đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.

Lịch sử văn minh nhân loại đã chứng minh, những đế chế bắn vào nhân dân, sớm muộn sẽ bị nhân dân khai tử!

Có điều, chọn cái chết để bị nguyền rủa ngàn đời sau, thì quả là thiếu thức thời.

16 tháng Ba, 2013
NGUYÊN VIỆT

Ðọc nguyên bản bài báo trên Tạp chí Thế Kỷ 21, số 8, tháng Mười Hai, 1989.



Chuyên mục:Tổng Quát, Xã hội, Xã hội

Thẻ:, , , , ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: