Uyên Nguyên – Dòng nhạc Tuấn Khanh: Vàng Ðông hoa lá đợi Xuân về…

 

464191_536345299745485_239222129_oNhạc sĩ Tuấn Khanh (Ảnh: Uyên Nguyên)

Con người ấy không nói đùa, quanh quanh những buổi chuyện vãn, dù làm rộ lên tiếng cười, là một bận khiến mình nghĩ, suy. Tiếng cười nhũng nhượi thời “đói khát niềm tin!”

Ðã một thời, người ta không thể viết, đành phải vẽ!

Một thời, không thể viết và nói, người ta nghêu ngao hát. Hát không phải để ru buồn ơi, ngủ yên, mà để hẹn lòng đi nhé, thả giấc mơ bay lên, mở trái tim reo theo.

Em có nghe không, nước non Việt Nam!

Tôi bắt đầu thích dòng nhạc Tuấn Khanh, những tưởng chỉ là những lời yêu nồng nàn ru ngủ lũ trẻ xì-tin thời 8X, 9X…, nhưng cuối giấc mộng say, lại khiến tuổi trẻ một hôm choàng trở:

Em có yêu không, tuổi xuân thờ ơ?
Vui sống vô tri cứ như cầm thú
Không hay chung quanh nỗi đau con người
Miệt mài ca hát, đói khát niềm tin

Em có hay không trái tim Việt Nam
Qua bao đau thương vẫn nguyên lẽ sống
Có rớt nước mắt vẫn ngẩng cao đầu
Người người chia sớt để qua bể dâu

Nếu có chết ngày mai
Chỉ xin được thấy đất nước tôi tự do
Hãy nắm chặt bàn tay
Để gieo mầm sống ước mơ ngày mai
Việt Nam phải vẹn nguyên
Không thẹn cùng tổ tiên

Em có nghe không, nước non Việt Nam
Rên siết phân ly trong tay kẻ gian
Hãy cất tiếng nói để mãi lưu truyền
Lời thề giữ lấy nước Nam vẹn nguyên
(Trái tim Việt Nam, Tuấn Khanh)

Hơn ai hết, Tuấn Khanh là một nhạc sĩ, nhưng anh không mong tuổi trẻ hôm nay hát nhạc mình, rồi vùi thêm sâu vào cơn “đói khát niềm tin.”

Đêm qua ngủ quên giữa trời
Ta bay vào trong thế giới
Bay trên hàng trăm giấc mộng
Âm vang đời đang bão lên.

Đêm qua ngủ quên giữa trời
Chung quanh cỏ xanh giăng lối
Tim non chợt nghe rất vội
Nơi đây đợi như bao giờ.

Hê hê hê hê hê giấc mơ ở phía trước.
Hê hê hê hê hê trái tim còn thôi thúc.
Hê hê hê hê hê cố lên ở phía trước
Hê hê hê hê hê tiếng ai gọi đêm nay.
(Bay trên những giấc mơ, Tuấn Khanh)

Vóc dáng Tuổi Trẻ Việt Nam trong dòng nhạc Tuấn Khanh, dự báo làm bão bùng lên giữa giấc mộng, đánh thức những mảnh đời hoang phí trót ngủ quên.

Mùa Ðông vàng lá đón Xuân về…
(Như là tình yêu, Tuấn Khanh)

nghe lao xao, lao xao, lao xao…

Tháng Bảy, 2013
UYÊN NGUYÊN



Chuyên mục:Tác giả, tác phẩm, Thân hữu

Thẻ:, , ,

10 replies

  1. Tuấn Khanh nhí là nhạc sĩ trẻ ở VN , có công lao đóng góp vào nền âm nhạc hiện đại nhưng ca khúc không được đại chúng hưởng ứng , đó là điều tự nhiên cho những nhạc sĩ viết những giòng nhạc cao siêu nhu Thẩm Oánh , Xuân Lôi vv
    Chỉ một điều tôi không bằng lòng các ca sĩ nhạc sĩ sau 1975 hay lấy tên những nhạc sĩ ca sĩ nổi tiếng của miền Nam trước 1975 như Tuấn Khanh , Thanh Thuý , Duy Khánh , tôi biết họ chắc chắn biết là trùng tên , nhưng họ vẫn cứ đặc như vậy , chắc thế hệ sau không biết kính trọng các đàn anh tiền bối mà giọng ca. tài viết nhạc cũng là bậc thầy của họ .

    Thích

  2. Chia sẻ với anh/chị về chuyện đặt một cái tên

    Ðộc giả rầy, cũng dễ hiểu thôi. UN biết có rất nhiều trường hợp ca, nhạc sĩ trẻ, hoặc tạm gọi là thế hệ sau 1975, vì một nguyên cớ gì đặc biệt, lại bị trùng tên “húy” của những thần tượng văn nghệ cha, chú, cho một thế hệ cha, chú…

    Song, nếu quyết đoán rằng đó là hành vi “thiếu kính trọng” thì tội quá! Cụ thể là trường hợp nhạc sĩ trẻ Tuấn Khanh, anh ấy quả thật là người “đi không đổi tên, ngồi không đổi họ” – Nguyễn Tuấn Khanh (1968). Và dù, các ca khúc của mình có “đại chúng” hay không, tên tuổi có nổi đình đám và công lao có ngất trời hay không cho nền âm nhạc Việt, thì đó có lẽ cũng chưa phải là lý do, cần thiết, để mình phải có cái tên mới…

    Trong rất nhiều trường hợp UN biết, những ca, nhạc sĩ trẻ sau này khi tên mình vô tình, trùng với ai đó là thế hệ trước, quả là khổ sở. Nhưng câu hỏi đặt ra, tại sao phải thay tên “Cha Mẹ đặt cho con,” mà vì một lý do gì, thấy nó thiêng liêng, nó ấm áp và nó là động lực để bay cao trong vòm trời văn nghệ?

    Không nói xa gần, nói ngay trường hợp của UN. Uyên Nguyên là tên tuổi vốn đã có trong văn đàn. Vậy, chọn cho mình một cái tên đã trùng ai đó nổi tiếng chăng, không có ý nghĩa bằng cái lý tưởng mà mình đã đặt vào cái tên ấy – Uyên Nguyên quả thật là tên của cô con gái mà mình đã xa cháu từ hồi cháu còn rất nhỏ. Và Uyên Nguyên ở một đêm chợt bùng vỡ trong tâm thức mình, khi ngồi lật giỡ trang kinh. Ước vọng một cuộc lên đường có từ đó, nhưng là để trở về uyên nguyên… Mỗi khi cầm bút viết, ý thức mình về sự trở về đó, để nhắc mình đang có một thằng người đời thường hộc tốc, xốc nổi, bum xum, sạn đầu, ma mảnh… đang hiện diện trong mình, và mình muốn hắn biến mất đi vào cái cõi uyên nguyên. Uyên Nguyên, hay một cái tên nào khác chăng, vốn không hàm ý mượn danh ai đó để “lòe,” mà tâm niệm rằng, một người nghệ sĩ đích thực, lý tưởng… tự trao cho mình một sứ mệnh… xóa dần cái tên mình đi. Tên ở đây, xin hiểu là cái tôi… Vậy, có quan trọng không, chuyện đặt một cái tên, lỡ bị trùng với “người nổi tiếng”:-)

    Mỗi thế hệ đều có những thần tượng văn nghệ riêng của mình. Nên chăng, có một sự công bằng!?

    Thích

  3. Ủa, mắc gì tên cha sanh mẹ đẻ người ta đặt cho mà Tim Trần lại thấy khó chịu vậy????

    Thích

  4. Người làm cùng nghề khi bết tên tuổi mình được dùng làm nghệ danh có thể trùng hợp với nghệ danh khác cùng nghề họ thường hay dùng tên khác , không ai bắt buộc phải dung tên cha mẹ đẻ để làm nghệ danh , ví dụ như Như Quỳnh lúc trước là Quỳnh Như được đặc lại vì sợ trùng hợp với người khác .

    Đặc trùng thường hay làm người khác lầm lẩn , ví dụ như tên cha sanh mẹ đẻ tôi là Phạm Duy , tôi cũng học nhạc và sáng tác ra ca khúc , tôi quản cáo , xin bà con đến mua tập nhạc “tình yêu linh mục” thì chắc chắn sẽ rất nhiều người vì yêu nhạc Phạm Duy lái cả 100 miles đến tham dự . Nếu cha mẹ tôi đặc tên là Ngô nhân Dụng hay Huy Phương , tôi cũng theo nghề viết báo , tôi được tờ Mecury mướn hay bài được đăng tại báo CSVN thì các anh sẽ phán đoán ra sao khi tôi dùng tên cúng cơm như vậy ?

    Biết bao nhiêu bạn bè tôi đi mua lầm nhạc của Tuấn Khanh Hoa Soan Bên thềm củ ???

    Đó là lời trần tình thành thật chứ không có ý gì khác .

    Thích

    • Đồng ý với Tim Tran 100%
      Khi chọn Nghệ danh (dù dùng tên thật của mình) nếu đã có ai đó chọn rồi thì nên chọn một tên khác. Tôi nghĩ nghệ danh cũng như “nhãn hiệu cầu chứng” trên thương trường vậy , dù là không register ở đâu cả .
      Làm kiểu này có vẻ mập mờ đánh lận con đen quá !

      Thích

  5. Xá gì một cái tên mà cắn đắng lẫn nhau. Nên chăng hãy gọi là Tuấn Khanh trẻ để phân biệt với Tuan Khanh Hoa soạn bên thềm cũ?

    Thích

  6. Người Việt Nam mình hay nói chung là người châu Á chưa được thoáng trong tư tưởng , ai có ý kiến khác dù là xây dựng, nói trái ý với mình là được chụp mủ Cọng Sản hay nhẹ hơn là khó chịu hay cắn nhau . Đời sống Tây phương họ rất kính trọng ý kiến người khác , no idea is wrong , nhiều ý kiến làm cho vấn đề càng sáng tỏ hơn , một bức tranh có những màu sắc nghịch sẽ làm bức tranh nổi bật. Một blog khi đọc vào mà mọi người mang tư cách “mặc áo thụng vái nhau ” mà bạn thấy trong Nguoi Viet đây thì còn gì có ý nghĩa nữa , Xã hội mang áo thung vái nhau thì đâu có một Steve Job hay Bill Gate , trước khi ý kiến của họ được ứng dụng thành sự thật, họ đã phải tranh đấu để đưa ý kiến mình lên và xã hội Âu Tây không gạt bỏ mà họ có những lắng nghe đáng kể dù đó là ý tưởng trái chiều .

    Thích

    • Khổ tâm nhỉ, thành thực mà nói, là mong được chia sẻ với vị nào đó, đã lái xe hàng 100 miles đến mua một cái đĩa CD của một nhạc sĩ thần tượng nào đó, mà hóa ra không phải, chỉ là trùng tên. Nhưng đó là một tai nạn, do chủ quan. Bạn sẽ không thể lẫn lộn nhân vật A sang B, dù trùng tên, nếu thật sự bạn dành một sự quan tâm đúng mức. Người ta có thể đạo văn, đạo nhạc, nhưng chưa nghe người ta đạo một cái tên. Ðơn giản, tác phẩm làm nên tên tuổi! Một tác phẩm viết dỡ, sẽ làm cho tên tuổi chết theo. Biết đâu, thế hệ trước 1975 có thể nhắc đến nhạc sĩ Tuấn Khanh (1933) với nhạc phẩm bất hủ Hoa Soan Bên Thềm Cũ. Nhưng ở ngoài này, thế hệ sau còn nhắc đến ông, với tên hơi khác: “Tiệm Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ.” Cách gì thì cách, cái tên không làm nên điều người khác quý trọng. Cách nào, đại chúng nhắc đến cái tên ấy, là thể hiện có một sự quan tâm đặc biệt, là sự quý trọng. Có người nói thế này: “Hãy gọi đúng tên tôi,” và cũng có cách nói khác: “khen ta mà không hiểu ta, là phỉ báng ta.” Quả thật, là nghệ sĩ, khi bị người “hâm mộ” nhầm lẫn mình với người khác (trùng tên,) nghĩa là mình chẳng có cái gì đặc sắc để phân biệt chăng!?… Ở đây, khó có thể nói hết ý của mình, và đơn dẫn nhiều trường hợp trùng tên trong văn hóa Việt lẫn Tây Phương, của những người nổi tiếng, mà chẳng hề hấn gì. Ðồng thời, cũng mong là mọi người cùng UN chia sẻ trong tâm cảnh “kiến hòa đồng giải – Ý hòa đồng duyệt” Ðặc biệt, “Khẩu hòa vô tránh”. Cuối cùng, cái sáng, xin dành hết cho tất cả độc giả yêu mến của blog

      Thích

      • Bạn ơi!
        “Sá gì cái tên mà cung cắn đắng nhau” theo tôi nghĩ vấn đề không nằm ở việc trùng tên nhau mà vì “Tôn Trọng” người trong cùng một lãnh vực.
        Nên khi chọn nghệ danh phải tìm hiểu tên người trong cùng lãnh vực với mình. Theo tôi điều này cũng nêu lên được đặc tính (personality) của mình khi chọn nghệ danh. Chứ chọn mà để sau đó phải thêm: già, trẻ hay 1,2,3, A, B, C … Thì phiền phức quá !(Mà chưa chắc là người đi sau chịu để thêm:”Trẻ hoặc 2,3 hoặc B,C” sau cái tên đã chọn trùng với người khác như bạn Tifany nói đâu đó nha!)

        Thích

  7. Hay bị dính mắt, nhưng mà trong trường hợp này không có dính mắt hai bên 🙂

    Có âm nhạc cũng được, mà không có cũng không sao 🙂

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.