Uyên Nguyên: Tuyên bố bỏ Ðảng, cần, nhưng chưa đủ!

1.
Một hôm, Dượng gọi bố mẹ vào phòng riêng, nói nhỏ: “Các em nên tìm đường vượt biên, ở lại với chế độ này chịu không nổi đâu”

2.
Những năm đầu của thập niên 80, bố trốn trại, cả nhà lánh thân vào Sài Gòn. Suốt một thời gian dài không có hộ khẩu, phải nương nhờ chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Nhưng thân gì thì thân, cũng không ai dám chứa chấp gia đình mình ở lâu, vả lại cũng không thể để liên lụy cho ai. Cho đến khi chùa không che chở được nữa, quý Thầy lần lượt bị bắt vào tù, và bạn bè của bố mẹ cũng không thể giúp thêm. Ai cũng có những bi kịch riêng trong hoàn cảnh bi kịch chung của một đất nước sau ngày “giải phóng.”

3.
Dượng ít nói, gương mặt lúc nào cũng toát lên vẻ chịu đựng của một người đàn ông luống tuổi. Thuở đó mình không biết Dượng nghĩ gì, nhưng cho dọn sạch và tươm tất cái chuồng gà trên sân thượng để giấu gia đình mình ở đó suốt mấy năm liền. Mới đầu, bố mẹ không ở đây thường xuyên mà chỉ đi đi về về thăm hai con. Sau, Dượng còn tìm cách đổi khai sinh để cho mình được đến trường, đi học…, và chờ dịp vượt biên. Nhưng vượt biên nhiều bận không trót lọt, lại quay trở về. Dượng vẫn mang tấm lòng của một người đàn ông chịu đựng, vì thương Dì Hai và các em.

4.
Sau ngày đi Mỹ rồi, mình có dịp về thăm. Bấy giờ trông Dượng già yếu lắm, nhưng khuôn mặt không còn lộ vẻ hoang mang chịu đựng như hồi Dượng giấu mình trong nhà. Căn nhà năm xưa tuy được các con của Dượng sửa lại, nhưng chẳng bề thế và đẹp sang như nhiều cao ốc của những cán bộ “tầm” ấy. Dượng xin nghỉ hưu giám đốc bệnh viện trong thành phố, những ngày còn khỏe ở nhà khám bệnh cho bà con quanh vùng, cho đến ngày ngã bệnh, hôn mê trầm một thời gian dài rồi mất.

Trước đó, Dượng còn tỉnh táo, nhân lúc mình về thăm, Dượng bảo ghé nhà ăn cơm với Dượng. Buổi chiều, mâm cơm Dì Hai dọn lên chỉ có hai người. Từ trên ban công nhìn xuống đường, thấy hai chiều xe lên, xe xuống, khi lần đầu tiên mình nghe Dượng kể nhiều về “sự nghiệp cách mạng bất đắc dĩ;” chuyện của “những người kháng chiến cũ;” và chuyện người ta muốn đưa Dượng ra Hà Nội tiến chức lên “Bộ” nhưng Dượng đã từ chối vì muốn ở lại trong Nam. Rồi chuyện phe Ðảng hai miền Bắc-Nam chấp tranh quyền lực thao túng miền Nam sau ngày “giải phóng,” v.v và v.v… Dượng kết thúc buổi cơm, giọng nghe buồn hẳn: “Tụi con về đây, muốn đóng góp cho đất nước này, vẫn chưa được đâu. Có gì thì hỏi ý Dượng…”

Hơn ba mươi năm trước, Dượng khuyên bố mẹ mình ra đi vì “ở lại sẽ không chịu nổi cái chế độ này,” ba mươi năm sau, Dượng buồn hơn khi nói với cháu: “vẫn chưa làm được gì cho đất nước này đâu.” Vì sao?

Vì Ðảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại.

Duy có một điều khi lớn lên, mình tin, chí ít vẫn có một người mà cả đời nhẫn chịu hàm oan, cần mẫn và thanh liêm, vì mong điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho người dân Việt Nam, dù cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa thấy được niềm vui.

Mình ngờ, từ thời khắc Dượng khuyên bố mẹ phải tìm cách “trốn khỏi” đất nước, và ba mươi năm sau cảnh giác cháu đừng nông nổi. Dượng không phải là một Ðảng viên Cộng sản theo kinh điển. Dượng âm thầm bỏ nó, trong tâm thức của một người yêu dân tộc, nó không hề tồn tại. Nhưng, cũng có lẽ vì nhiều nguyên do, nhiều người vẫn tương kế cho qua hết cái “thời của vàng thau lẫn lộn,” được miêu tả nghe rên xiết trong mỗi câu chữ của tác phẩm “Xe Lên Xe Xuống,” của Nguyễn Bình Phương.

Tuyên bố bỏ hay không bỏ là thái độ điều cần thiết đối với xã hội bị bưng bít đã lâu, giúp nhiều người hứng khởi và động tâm. Nhưng điều quan trọng mình nghĩ, nếu coi nó không tồn tại, nghĩa là không nô lệ chủ nghĩa chính nó, thì thái độ “bỏ” không đặt thành một mệnh đề nữa. Cũng như bà con mình có oan ức gì đâu, mà kêu, mà dãi dầu mưa nắng ở những nơi cửa quyền không tiếng vọng. Ðất của mình bị cướp đi, thì mình đứng lên đòi lại cái của mình bị cướp. Chứ có oan chỗ nào!?

Một ngày còn chờ Ðảng ban phép, ngày đó mình còn mang tâm thức nô lệ cho Ðảng, và không ai có thể cứu mình ra được.

Tuyên bố bỏ, là chấp nhận cho cái Ðảng đó còn tồn tại. Nên tuyên bố bỏ là điều cần thiết, nhưng chưa đủ!

Ngày 7 tháng 12, 2013
UYÊN NGUYÊN



Chuyên mục:Xã hội

Thẻ:

2 replies

  1. Bài viết hay.

    Thích

  2. Các đỉnh cao trí tuệ đếm đươc khoảng 3 triệu người trên đất nước khốn khổ này.Họ là những tàn dư, di sản tai hại của HCM hay là những tinh hoa của cả một dân tộc?
    Có lẽ đến lúc nhân dân cần phải bỏ phiếu tín nhiệm lại chăng?

    Từ lâu,tôi cố gắng vận dụng một tríthông minh trung bình để tìm hiểu, nhưng thật sự thì chẳng thế nào hiểu đượcthế nào là tư tưởng hồ chó minh? có chăng tôi có thể tóm gọn : môt mớ tư tưởng rời rạc,nghèo nàn, dốt nát, cóp nhặt ngoại lai, không ăn nhậu gì đến dân tộcVN. Thế mà cho đến ngày hôm nay hơn 80 triệu dân Việt vẫn bị bắt phải tự sướng theo những tư tưởng dị dạng kia, quái lạ và thật không hiểu nổi những vân hànhbên trong bộ óc của Trọng-Sang-Dzũng. Họ là những người lẽ ra phải có đàu óctrong sáng, tiên tiến và thông minh hơn cả để đưa dân tộc ra khỏi vũng lầy tư tưởng tệ hại này, họ đang tiếp tục làm hoàn toàn ngược lại .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: