Viết và, lách…

1.
Dùng “chữ đệm,” hay nói cho luôn là, “chửi thề.”

2.
“Dạo này anh hay nói chữ đệm…”

Gần đây, Xuân hay “rầy” tôi chuyện này. Và mỗi lúc “rầy” nhiều hơn. Thoạt đầu tôi chẳng để ý, nhưng đến một lúc, tự mình phát giác ra. Chết thật!

Một trong những người đầu tiên khuyên tôi viết là anh Ngô Mạnh Thu, anh bảo:
“Cậu cứ viết, viết cái gì anh cũng đăng. Miễn là đừng chửi thề trong đó.”

Ngặt nổi lúc anh còn bên cạnh, tôi rất lười viết.

Nhưng những năm gần đây, cũng chính một người anh khác là bạn thâm thiết của anh Ngô Mạnh Thu. Hai anh cùng chủ trương và phụ trách tờ Quán Văn, đó là anh Phạm Quốc Bảo, thường xuyên khuyết khích, bằng cách đăng bài viết đầu tiên của tôi trên tờ báo của anh. Từ đó, tôi dạn dĩ hơn, thích thú viết lách hơn.

Thật ra thì trước nữa thầy tôi ở quê nhà cũng có lần nhắn qua một người chị:

– “Bảo Triết nó phải viết. Có viết, thầy mới biết tư duy của nó, từ đó mới góp ý, hướng dẫn thêm được…”

3.
Cho nên, tôi đã viết, và viết với tất cả sự cẩn trọng có thể của mình, như lời anh Thu dặn:

“Khi đặt bút viết là mình có phần đắn đo, suy nghĩ chín chắn hơn là ‘phụt nói.'” Ðồng thời, viết, là thể hiện chính mình – Văn là Người.

4.
Tới đây, chuyện có vẻ chẳng ăn nhập gì đến “chữ đệm” hay “chửi thề.” Vâng, từ khi chơi facebook, đọc một mẫu tin thời sự trong nước, một sự kiện “đắng lòng” hay câu phát biểu ngớ ngẩn của một nhân vật lãnh đạo nhà nước v.v…, trăm chuyện thiên hạ sự, bất giác, tôi vô tư “đệm” một phát.

Chết thật! Chung quy cũng không ngoài nóiviết.

Tôi khoái cách diễn đạt liên quan đến phạm trù này của tác giả “Ngôn Ngữ và Quyền Lực” – Anh Nguyễn Hoàng Văn.

Nó là một thứ quyền lực đầy ma thuật. Cuối cùng, vấn đề còn lại là
Con Người.

Ngày 13 tháng Tám, 2014
UYÊN NGUYÊN

(Hình feature:internet)

 

Khi cái sự “giản dị như lối nói của quần chúng” được xem là “văn phong” thì tính độc sáng, yếu tố làm nên thần sắc của ngôn ngữ và văn chương, phải chào thua trước tính phổ cập và bình dân. Và khi kẻ không biết học văn có thể dạy dỗ văn chương thì văn chương đã bị đặt dưới chính trị và tính thẩm mỹ đã bị đặt dưới tính công năng. Ngôn ngữ , trong tình trạng này, sẽ trở thành một thứ ngôn ngữ một chiều, một thứ ngôn ngữ máy, ngôn ngữ sen đầm, một ngôn ngữ chết. Tạo nên một “hiện thực” là chọn lọc hiện thực, là định hướng giá trị hay ý chí hoá hiện thực. Tốt hay xấu, tiến bộ hay phản động, bản chất hay hiện tượng v.v.. hiện thực sẽ được tái hiện hay tạo nên theo một định hướng, một khuôn mẫu có sẵn. Khi xã hội và con người đã bị đoàn ngũ hoá triệt để thì, cơ hồ, ngôn ngữ cũng bị đoàn ngũ hoá. Khi hiện thực, là cái được biểu đạt, đã bị xem thường như thế thì ngôn ngữ, như một phương tiện để biểu đạt, cũng bị xem thường. Mà ngôn ngữ còn là một công cụ của tư duy, và khi tư duy bằng thứ ngôn ngữ bị xem thường thì vai trò của trí tuệ sẽ càng bị hạ thấp. – trích Nguyễn Hoàng Văn, Ngôn Ngữ và Quyền Lục

nnvql-final

Tác phẩm của Nguyễn Hoàng Văn, Ngôn Ngữ và Quyền Lực – Bìa của Hoàng Ngọc Diêu – Người Việt Books xuất bản 2014

Sách có thể mua tại Amazon



Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Tác giả, tác phẩm, Văn Chương, Độc thoại

Thẻ:

2 replies

  1. Anh Uyên, tôi rất thích đọc các bài anh viết về thuở nghèo khổ, khốn khó sống với bọn CS. Tôi tuy là phụ nữ, không biết chửi thề, nhưng khi đọc các bài báo trong nước, biết các sự việc “đắng lòng” như anh nói, tôi thật tình rất rất và rất muốn chửi thề anh ạ. Ngày nay, dân VN trong nước, già, trẻ, trai, gái nhiều người hay chửi thề, có lẽ vì sống trong 1 xã hội quá nhiều tệ nạn, bất công, có miệng mà không được nói…nên người ta phải xả ra bằng cách chửi thề, riết thành thói quen, thành tật và mọi người xem chuyện đó là bình thường. Ngày xưa, người dân VN sống trong miền Nam có mấy ai chửi thề đâu, có chăng chỉ là bọn côn đồ, du đãng và mấy thanh niên mới lớn, học đòi ta đây thôi.

    Thích

  2. Cám ơn chị Huệ Mai ghé thăm blog và chia sẻ.:-)

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.