Uyên Nguyên – Từ “Ðức Phật Giữa Chúng Ta,” đến “Chúng Sanh là Phật sẽ thành”

BOOK COVERTác phẩm ÐỨC PHẬT GIỮA CHÚNG TA của GS Trần Ngọc Ninh,
Viện Việt Họa tái bản tại Hoa Kỳ, 2013 (Bìa: Uyên Nguyên)

 

Tiểu sử Giáo sư Trần Ngọc Ninh

  • Thạc-sĩ Y-khoa Ðại-học Pháp·
  • Nguyên Bác-sĩ Giải-phẫu / Giáo-sư Trưởng Khu Phẫu-khoa Trực-nhi và Phẫu-khoa Tiểu-nhi thuộc Ðại-học Y-khoa Sài-gòn.
  • Nguyên Giáo-sư Văn-minh Ðại-cương và Văn-hoá Việt-Nam, Ðại-học Vạn-Hạnh.
  • Nguyên Tổng-trưởng Văn-hoá Xã-hội, Ðặc-trách Giáo-dục, Chính-phủ VNCH.
  • Hội-viên Hội-đồng Văn-hoá Giáo-dục.
  • Hội-viên Hội-đồng Soạn-thảo Danh-từ Chuyên-môn.
  • Nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008).

1969230_777713242275355_849148166270715314_nHôm 26 tháng Tám, 2013, Thầy đến thăm anh em tại tòa soạn nhật báo Người Việt. Ở tuổi 93, Thầy vẫn tự mình lái xe. Một ngày trước đó, các môn sinh tổ chức buổi ra mắt sách của Thầy ở Viện Việt Học, tác phẩm được tái bản lần này thật đẹp và trang trọng: Ðức Phật Giữa Chúng Ta.

“Cuốn sách nhỏ rất khiêm tốn này hướng về số đông và những trường-hợp nhỏ nhoi của những cháu nhỏ đang ăn cái nắm cơm hay cái bắp ngô mà ngưng lại rồi đưa cho một người đói ăn đang nhìn nó với cặp mắt ước ao, và những cháu thấy một bà già đứng ở đầu đường thì hỏi rồi dắt bà cụ qua đường, một tay giơ lên để ngăn cản xe máy với một sự vô úy và một lòng thương tự tâm không kiêu-mãn. Ðó là những bộc-phát của Phật-tâm chưa bị hoàn-toàn chôn lấp bởi một nền giáo-dục trau dồi tài-lộc và quyền-thế để chiếm ưu-thế trong xã-hội Á-đông từ hơn hai ngàn năm nay và sẽ thành độc-tôn độc-đoán trong nền văn minh duy vật.”

Tính-cách cực-đoan tàn-khốc của các xã-hội duy-vật, dầu là tự-do hay toàn-tài, lại cũng thấy sự dối-trá, hủ-lậu của những cộng-đồng duy-tâm. – GS Trần Ngọc Ninh

Hẳn, đây là tâm huyết của tác giả, để làm thành một tác phẩm: “Ðức Phật Giữa Chúng Ta.”

Vì, “chủ trương rằng Ðạo, bất cứ Ðạo nào, không được làm chính trị, nhưng cá-nhân có những quyền mà không quyền-hành nào có được phép ngăn cản nếu không phạm những Giới-Luật, tức là Hiến-pháp của con người. Sự sống ở đời, phải có những Giới, đó là Luật, là Pháp. Ngoài ra là Tự-do, là quyền làm người…”

Tục-đế và Chân-đế là một, và Cõi nhân-sinh này với Cõi Cực-lạc của chư Phật không khác gì nhau nếu hiểu được Chân Không là thực tính của vạn vật, vạn pháp trong vũ trụ. – GS Trần Ngọc Ninh

Ðọc Ðạo Phật Giữa Chúng Ta, để hiểu có một cách nhìn khác nữa, Chúng Sanh Là Phật Sẽ Thành. Xin thắp hương cầu nguyện Phật-Tâm luôn tròn sáng trong tâm hồn của những người dân Việt và của tất cả chúng sanh, giữa thời mạt vận và cõi đời ô trọc này.

27 tháng 8, 2013
UYÊN NGUYÊN

 

  • Giáo sư Trần Ngọc Ninh (ảnh: Uyên Nguyên)

 



Chuyên mục:Tác giả, tác phẩm, Độc thoại

Thẻ:, ,

4 replies

  1. 🙂 Làm sao giải thích về điều này, “attakavacara”?

    Thích

  2. Dạ, không thể giải thích bằng chữ nghĩa viết hoặc lời nói, một việc gì đó nó đã như vậy thì chỉ biết như vậy thôi, không thể giải thích được. I could be wrong 🙂

    Xin góp ý với anh Uyên Nguyên là N. thấy trong website có 6 bloggers, mà ở trang nhất (default.aspx) landing page, phía bên trái cái ô dành cho “Người Việt Blog” chỉ có “chứa” được 4 blogging entries, N. mong rằng người làm trang web tăng lên chiều cao của cái ô này để 6 tiêu đề viết của 6 bloggers lúc nào cũng hiện lên ở trang trước for equal readership opportunity, mặc dầu có bài viết đã củ rích 🙂 ; ở phía dưới có ô dành cho quảng cáo chỉ cần giảm chiều cao một chút là được, hy vọng người điều hành trang web sẽ implement ý kiến này.

    Cám ơn chủ nhà.

    Thích

    • Xin cám ơn Nothingness rất nhiều về những điều chia sẻ và đề nghị. Sẽ chuyển đạt đến anh chị em trong ban điều hành. Thân tình và chúc Nothingness một ngày làm việc an lạc:-)

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: