Lưu Hiểu Ba: Ánh sáng đến từ nhân dân trong cơn địa chấn

Năm 2008 đối với Trung Quốc, được gọi là “năm Olympic”, nhưng động đất lại đột nhiên tới rồi, cho đến tận hôm nay đã có hơn 14000 sinh mệnh chết đi, trong đó có rất nhiều học sinh bị đè chết từ những đống đổ nát ở trường học. Bất luận chính quyền có nguyện ý hay không, vào lúc quốc nạn lâm đầu như thế, động đất và cứu hộ thiên tai quan trọng hơn tất cả, trên thực tế nó đã thay thế Olympic trở thành sự kiện lớn có sức ảnh hưởng nhất đối với Trung Quốc trong năm 2008. Cũng bất kể chính quyền có nguyện ý hay không, dư luận Trung Quốc đã đưa ra lựa chọn: “năm Olympic 2008” đổi thành “năm động đất Tứ Xuyên 2008”.

Năm 2008 vừa mới trải qua được 5 tháng, Trung Quốc đã xảy ra một loạt thiên tai, chính quyền Hồ Cẩm Đào Ôn Gia Bảo cũng nhận được nhiều lời phê bình nhất từ trước tới nay. Sự tiến bộ trong cứu trợ thiên tai lần này, hiển nhiên có liên quan tới những lời phê bình chính quyền rộng rãi cả trong, ngoài nước khi Trung Quốc gặp phải đợt giá lạnh đầu năm, cũng có liên quan tới thái độ bị chỉ trích khi cứu trợ lũ lụt của chính quyền quân sự Miến Điện. Ôn Gia Bảo nên cảm kích những lời phê bình kịch liệt trong đợt giá lạnh đầu năm, nếu không thì vị thủ tướng thích khóc lóc này sẽ không nhận được nhiều lời khen như vậy.

Thiên tai cố nhiên có thể ngưng tụ quốc dân, nhưng đối với chính phủ và người dân Trung Quốc mà nói, thiên tai cần phải đưa tới những thức tỉnh sâu sắc cho bản thân, mang tới một đòn hiểm cho chế độ đầy bệnh tật, nếu không thì sức mạnh ngưng tụ chỉ là trong nhất thời mà không phải là lâu dài. Thiên tai cũng được, lời đồn đãi cũng không sao, lời nói sai lầm cũng không đáng sợ, thậm chí là quan điểm hoang đường cũng cần được quyền phát biểu. Điều đáng sợ là một chế độ và nền văn hóa không tôn trọng sinh mệnh, là chính phủ sợ hãi một xã hội tự trị với tự do báo chí, là âm thanh cứu trợ của chính quyền Hồ Ôn biến thành giai điệu chủ yếu áp đảo tất cả, là Ôn Gia Bảo bá đạo chiếm dụng phần lớn thời lượng truyền hình trực tiếp, là sau khi thiên tai qua đi thì chính phủ tổ chức những bữa yến tiệc và tự biểu dương chính bản thân mình.

Năm 2008, Đảng Cộng sản Trung Quốc đem Olympic trở thành chủ đề chính trị nổi bật nhất, tiến hành động viên xã hội có thể nói là trước nay chưa từng có, nạn tuyết rơi, tai nạn xe khách, bệnh chân tay miệng, mâu thuẫn xã hội ở Tây Tạng đều phải nhất loạt nhường đường cho Olympic. Bây giờ, sau trận động đất lớn ở Tứ Xuyên, có bao nhiêu khu nhà trở thành phế tích, bao nhiêu gia đình bỗng chốc tan vỡ, bao nhiêu trẻ em chôn thây trong đống gạch vụn, lại có bao nhiêu trẻ em không còn nhà để quay về. Nếu như tai nạn lớn làm cho cả nước cùng buồn, cả thế giới chú ý, lẽ nào không thể làm cho Olympic đang huyên náo im lặng xuống, đem hành trình rước đuốc tốn kém tiền của, hao tốn sức dân không thể ngừng được sao?

Trung Quốc tự cổ chí kim, chỉ có “long thể” của kẻ thống trị mới là tôn quý, lúc sinh tiền đều không tiếc hao tổn sức dân, tốn kém quốc khố, lúc đăng cơ lên ngôi cao ngày đầu tiên hận không thể hưng sư động chúng xây dựng mộ phần mặc dù cách ngày về với Diêm Vương còn xa tít tắp. Sau khi chết, long thể cứng đơ được đưa vào địa cung xa hoa dưới lòng đất, không những chế tác thiên quân vạn mã bằng đất sét để bồi táng, thậm chí còn tàn nhẫn mai táng cả người sống.

Từ năm 1949 tới nay, quy tắc tử vong của thời đại phong kiến đế chế đã bị phế bỏ, nhưng từ trong xương cốt thì vẫn xem bách tính trăm họ là rơm cỏ. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tự vỗ ngực đem khẩu hiệu “Vì nhân dân phục vụ” làm tôn chỉ tối cao, cũng chỉ là để hạ quốc kỳ Trung Quốc mỗi khi kẻ có quyền thế nhất chết đi, bất luận là thiên tai nhân họa đã thôn phệ bao nhiêu sinh mệnh của quốc dân, từ trước tới nay đều không bao giờ hạ quốc kì xuống còn một nửa vì những người vô tội đó. Những năm gần đây, người dân Trung Quốc đã bắt đầu dần dần thức tỉnh ý thức kính trọng mỗi sinh mạng mà ngược lại phải đối giai cấp đặc quyền thống trị, bởi vậy, mỗi khi xảy ra những sự việc làm chết nhiều nhân mạng thì người dân đều kêu gọi chính quyền hạ cờ rủ còn một nửa để mặc niệm, cũng nhằm biểu thị sự bình đẳng và tôn trọng đối với mỗi sinh mệnh. Những người thiệt mạng trong trận động đất lớn ở Tứ Xuyên lần này đều không phải là những nhân vật tai to mặt lớn, nhưng bọn họ là người, cũng có một sinh mệnh giống như những vị tai to mặt lớn, lẽ nào quốc kì không thể vì những vong linh này mà hạ xuống được sao?

Điều đáng mừng là, trong lần động đất lớn này, hành động tự phát tổ chức cứu trợ của người dân đều có quy mô to hơn hẳn những lần thiên tai trước đây, hơn nữa dư luận Trung Quốc không vì những tiến bộ trong hoạt động cứu trợ của chính quyền Hồ Ôn mà im lặng không cất tiếng. Người dân trong khi đồng thời khẳng định tiến bộ của chính quyền trong hoạt động cứu trợ, cũng đưa ra nhiều vấn đề nghi vấn và phê bình. Không cần nói dư luận trên mạng nữa, ngay cả báo giấy cũng có những âm thanh vang dội gây chú ý. “Nam Phương đô thị báo” và một loạt những tờ báo ưu tú khác, đã đăng những tiếng của phần tử trí thức kêu gọi cởi trói cho báo chí và các tổ chức dân sự xã hội, kêu gọi công khai minh bạch các quyết sách và khoản quyên góp từ

Khi tác gia người Tứ Xuyên là Nhiễm Vân Phi phát đi bức thư “Thư mời Các tổ chức dân sự Trung Quốc tham gia cứu trợ cứu nạn động đất Vấn Xuyên”, khi một loạt các tổ chức NGO ở Bắc Kinh phát đi “Thông báo của Các tổ chức công ích cộng đồng ở Bắc Kinh liên hợp tổ chức hành động”, khi một thành viên tổ chức những người mắc bệnh AIDS là Vạn Diên Hải phát đi tuyên bố trên danh nghĩa “Viện nghiên cứu AIDS” và nhận được 500 nghìn CNY tiền quyền góp, khi những thành viên của trang mạng “Ngưu Bác” phát động chiến dịch quyên góp và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt liệt từ tổ chức bảo vệ môi trường nổi tiếng “Tự nhiên chi hữu”, khi những tác gia trẻ như Hàn Hàn cũng trở thành một trong những người phát động phong trào quyền góp trên mạng Ngư Bác, hơn nữa còn tự mình lái xe việt dã cùng người sáng lập mạng Ngưu Bác là La Vĩnh Hạo đi tới khu vực bị thiên tai, khi có vô số cư dân mạng đồng ý thông qua những tổ chức dân sự tiến hành quyên góp, khi “Quỹ công ích Nam Đô” phát đi “Trách nhiệm không thể từ chối của các tổ chức dân sự tham gia cứu trợ thiên tai!” và bắt đầu hành động, khi những cư dân mạng ở Quảng Châu tự phát tổ chức thương thảo và đưa ra phương án cứu trợ thiên tai cụ thể…

Tôi càng kiên định niềm tin: “Tương lai về một Trung Quốc tự do nằm trong tay người dân”.

Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Quan sát

 


Phẫn thanh: Tức thanh niên cực đoan dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, thường đươc xem là có nhiêu bât mãn với hiên thực xã hội. Có thể gọi là bò đỏ thiện, kêu gọi ngừng tổ chức các cuộc rước đuốc Olympic và hạ quốc kỳ tưởng niệm nạn nhân động đất, kêu gọi cho phép các tổ chức cứu trợ quốc tế có kinh nghiệm lâu năm và năng lực cứu trợ tiến vào khu vực bị ảnh hưởng trực tiệp bởi động đất.



Chuyên mục:Bài hay trên net., Trên kệ sách

Thẻ:, ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: