Lưu Hiểu Ba: Từ những cuốn sách cấm nhìn về bệnh nhiễm trùng huyết đối với tính cầm quyền chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(Trích “Cái chết chìm của siêu cường – Lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc”
Lotus Media xuất bản, 2107)

Với một Trung Quốc hiện tại không có tự do xuất bản, tự do ngôn luận, có hẳn cơ quan chuyên môn phụ trách quản chế ngôn luận, ý thức hệ, về phía Đảng có Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, về phía chính phủ thì có Tổng cục báo chí và xuất bản, Tổng cục phát thanh, truyền hình và điện ảnh nhà nước. Những biện pháp nhằm quản lí nghành xuất bản, chính là mỗi cuối năm cũ đầu năm mới sẽ tổ chức một hội nghị nội bộ của nghành xuất bản. Bên tổ chức hội nghị là Ban tuyên truyền Trung ương và Tổng cục báo chí và buất bản, người tham gia là Ban tuyên truyền khắp các nơi trên toàn Trung Quốc, các viên chức của Tổng cục báo chí và xuất bản, người phụ trách các nhà xuất bản trên toàn quốc cũng như nhân vật hàng đầu của các báo, tạp chí. Hội nghị sẽ dựa theo “chính trị xác tín” của Đảng Cộng sản Trung Quốc để tổng kết thành tích trong 1 năm đã qua của công tác xuất bản, mà công tác tổng kết mỗi năm sẽ không thể thiếu được công việc định ra một “ danh sách sách cấm”, danh sách này sẽ do Phó giám đốc lĩnh vực xuất bản, phát hành trực thuộc Tổng cục báo chí xuất bản đưa ra. Những cuốn sách có tên trong danh sách sẽ không tiếp tục được xuất bản phát hành; Những nhà xuất bản bị điểm danh, nếu nhẹ thì sẽ bị kiểm tra và bị phạt, nếu nặng thì bị miễn chức, sau đó là đóng cửa nhà xuất bản.

Những năm gần đây, một số cuốn sách bị cấm nổi tiếng trong ngoài nước gồm có: Lý Bội Phủ với “Cửa của con dê”, Vương Dược Văn với “ Quốc Họa”, Nhạc Kiến Nhất biên soạn loạt sách “Bản ghi nhớ dành cho thanh niên tri thức Trung Quốc”, Vệ Tuệ với cuốn “ Thượng Hải bảo bối”, Ngô Tư với “ Quy tắc ngầm”, Xuân Đào Phu Phụ với “Điều tra về nông dân Trung Quốc”, Trương Di Hòa với “ Chuyện xưa tựa mây khói”, Diêm Liên Khoa có “ Vì nhân dân phục vụ”, Dư Thế Tồn với “ Phi thường đạo”, Bắc Đảo có “Cuốn sách thất bại”, Từ Hiểu với “ Bán sinh vi nhân”…Ngoài ra còn có một số hồi ký hồi ức của các cựu quan chức cấp cao bên trong chính quyền, căn bản là không thể xuất bản từ bên trong Trung Quốc, chỉ có thể đem tới Hong Kong xuất bản. Ví dụ “ Hồi ức Ngô Pháp Hiến”, lão thành phái tả Đặng Lập Quần với cuốn “Mười hai mùa xuân bên trong Trung Nam Hải”…Chi nhánh hiệu sách Tam Liên tại Hàng Châu vào năm 2006 bởi vì tiêu thụ bản in trộm cuốn “ Mười hai mùa xuân bên trong Trung Nam Hải” nên bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Có thể nói, sách cấm là điều hiển nhiên đối với thể chế xã hội ở Trung Quốc, đại bộ phận người dân đã không còn kì quái lạ lẫm nữa; Nhà xuất bản và tác giả tuy có bất mãn, nhưng nhu cầu về sinh tồn đã ép họ phần lớn phải im lặng, tự nhiên sẽ không dẫn tới sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên sách cấm năm nào cũng có, năm nay lại bất đồng, phản kháng của tác gia nổi tiếng bà Chương Di Hòa đã phá vỡ sự im lặng phổ biến bấy lâu nay.

Năm nay trong hội nghị như thường lệ, Cục phó Tổng cục báo chí và xuất bản Ổ Thư Lâm điểm danh nhắc tới 8 cuốn sách, cuốn “Linh nhân vãng sự” của nữ nhà văn Chương Di Hòa do Nhà xuất bản Văn nghệ Hồ Nam ấn hành cũng nằm trong số đó. Phó tổng cục trưởng Ổ còn nhấn mạnh trong khi không gọi thẳng tên như sau: “Người này đã mấy lần liên hệ qua lại, sách của bà ta không thể xuất bản…các anh cũng thật dám đem nó xuất bản…đối với cuốn sách này là “sách bỏ đi dành cho tù nhân”.

Nữ tác gia Chương Di Hòa sau khi biết tin tác phẩm của bà lại lần nữa bị cấm, đã công khai phát biểu “Thông báo về thái độ của tôi”, trong đó bày tỏ bất bình mãnh liệt đối với cụm từ “sách bỏ đi dành cho tù nhân”: “Lần này, Ổ tiên sinh không có bất cứ bình luận đánh giá nào đối với cuốn sách “ Linh nhân vãng sự”, lại tiến hành xâm hại trực tiếp đến quyền lợi cá nhân bản thân tôi. Hiến pháp của chúng ta có quy định rõ ràng bằng văn bản: “Công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tụ họp, lập hội, du lịch, biểu tình”. Ông ta nói “sách bỏ đi dành cho tù nhân” trực tiếp chỉ cuốn sách của tôi, trực tiếp tước đoạt quyền tự do xuất bản của tôi, mà đây là quyền lợi cơ bản của một công dân”.

Đồng thời với đó, tác giả một cuốn sách cấm khác là Hồ Phát Vân cũng đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Ông viết thư cho Tổng cục báo chí và xuất bản, yêu cầu chính quyền đưa ra lí do rõ ràng cho lệnh cấm xuất bản cuốn sách của ông, không được vụng vụng trộm trộm đưa ra lệnh cấm xuất bản giống như bọn trộm cắp múa côn mà không được phát ra tiếng động. Nhân vật nguyên mẫu trong tác phẩm bị cấm “Tôi phản đối – Truyền kỳ tham chính của một vị Ủy viên đại hội Đại biểu Nhân dân” là Diêu Lập Pháp đã đem cuốn sách cấm này gửi cho Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hơn nữa tiến hành kiện ra tòa.

Bản thanh minh của Chương Di Hòa vừa đưa ra, ngay lập tức hấp dẫn sự chú ý và ủng hộ của giới trí thức cũng như cư dân mạng, tác gia ở Thượng Hải là Sa Diệp Tân, tác gia ở Bắc Kinh Thiệu Yến Tường, học giả ở Bắc Kinh Trần Tiểu Nhã, phóng viên Tảm Ái Tông ở Triết Giang, học giả Dư Thế Tồn ở Bắc Kinh, luật sư Phổ Chí Cường ở Bắc Kinh và một loạt những trí thức khác đã liên tiếp đưa ra tiếng nói của mình, ở trên mạng Internet thì sự kiện liên quan tới sách cấm có hơn 100 nghìn lượt truy cập, hàng chục nghìn bình luận, góp ý ủng hộ tác gia có tác phẩm bị cấm tiến hành kháng nghị và khởi kiện Tổng cục báo chí và xuất bản cũng nuhw Ổ Thư Lâm.

Cấm một lúc 8 tác phẩm, cùng một tác giả liên túc có 3 cuốn sách bị cấm, do vậy không thể trách được tác gia nổi tiếng Sa Diệp Tân tiên sinh trong bài “Ủng hộ Chương Di Hòa, tố cáo Ổ Thư Lâm” đã đem những quan chức quản lý về ý thức hệ như Ổ Thư Lâm gọi là “ đao phủ tinh thần”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tôi, những quan chức phụ trách quản lí về ý thức hệ, đều đang ôm trên mình căn bênh nhiễm trùng huyết, bá đạo thì bá đạo đấy, nhưng bởi vì trong tay có luật pháp nhưng lại không có chứng cứ, mâu thuẫn với lý tính, chỉ có thể dùng bá đạo để rồi thứ đạt được là khiếp nhược và nông cạn – lý không ngay, khí không đủ.

Nói họ nông cạn, là bởi quyền lực cuồng vọng tạo nên. Đối diện với lợi ích phân hóa và hiện thực đa nguyên hóa, đối diện với thời đại mà người dân, xã hội và những tiêu chuẩn đánh giá của xã hội từng bước độc lập với nhà nước trên vấn đề đạo đức và công lý, thì bọn họ vẫn đang dừng bước, đóng cửa tự thỏa mãn chính mình, vẫn tự cho rằng chỉ cần quyền lực còn đang ở trong tay mình thì có thể muốn làm gì thì làm. Hành vi xấu xa của họ dẫm đạp lên nhân quyền cơ bản của người dân mà không gặp phải trở ngại nào cả, trong khi đó những người dân không có quyền lực bị đàn áp chỉ có thể nhẫn nhịn nuốt xuống. Hơn nữa họ( những kẻ nắm trong tay quyền lực) còn bị sự ngạo mạn của quyền lực ngạo mạn che đi đôi mắt, không nhìn thấy những thay đổi to lớn của xã hội, còn cho rằng Trung Quốc vẫn đang dừng lại ở thời đại Mao Trạch Đông khi trí thức cam chịu sự bài bố sắp xếp của chính quyền. Cùng lúc với việc họ đã đánh giá quá cao sức chấn nhiếp của quyền lực, cũng đánh giá thấp quyết tâm và dũng khí của giới trí thức để bảo vệ quyền tự do cá nhân; Cùng lúc với sai lầm nghiêm trọng đánh giá quá cao hiệu suất của hành động ngăn chặn phong tỏa tin tức, cũng đánh giá thấp sức mạnh những khó có thể ngăn chặn đối với ý kiến biểu đạt của người dân trong thời đại Internet.

Nói họ khiếp nhược, bắt nguồn từ việc lập danh sách sách cấm hoàn toàn không có một căn cứ lí luận hợp pháp nào. Bởi vậy, cơ quan công quyền của chính phủ không dám đường đường chính chính công khai danh sách sách cấm, chỉ có thể vụng trộm thao tác đằng sau chiếc hộp đen Pandora bí ẩn, lệnh cấm sách cũng không thể đem công khai trên các phương tiện truyền thông, chỉ có thể tiến hành chuyền tay nhau ở trong các hội nghị nội bộ, cuộc gọi điện thoại, hay truyền miệng, còn không được phép ghi ầm, không lưu lại văn bản, nhưng lại cần phải được ghi nhớ vào trong đầu; Đường đường phó chi cục trưởng Ổ Thư Lâm khi mở miệng giáo huấn trách cứ Nhà xuất bản văn nghệ Hồ Nam, lại không dám trực tiếp nêu “Chương Di Hòa” ba chữ, mà chỉ có thể dùng “người này” để thay thế. Cả một hệ thống quan liêu đáng thương hại, một mặt thì tỏ vẻ uy phong, mặt khác thì đi nói xấu, chức quan cho dù lớn hơn nữa, cũng chỉ là đám xã hội đen không dám lộ mặt ra trước ánh sáng. Bởi vậy Đảng cầm quyền giống như đại ca xã hội đen chỉ có thể vụng vụng trộm trộm giống như một đảng bất hợp pháp chuyên đi làm những chuyện bẩn thỉu.

Càng khiếp nhược đó là, khi chính quyền kiểu xã hội đen này gặp phải sự phản kháng công khai từ nhóm những người không có quyền lực, hệ thống quan liêu phần lớn sẽ co đầu rụt cổ vào trong mai rùa, từ đầu đến cuối không dám công khai trả lời những đòi hỏi đến từ lương tri quần thể những người công khai thách thức quan quyền. Trong “ Sự kiện tuần báo tin tức Băng Điểm” vào năm ngoai, những quan chức của Ban tuyên truyền Trung ương và Trung ương Đoàn không dám trả lời hồi đáp những thách thức công khai đến từ chủ biên Lý Đại Đồng và phóng viên nổi tiếng Lô Dược Cương; “Sự kiện sách cấm” năm nay thì Tổng cục báo chí và xuất bản cũng như Ổ Thư Lâm cũng không dám công khai trả lời thách thức của Chương Di Hòa.

Hình thành sự tương phản rõ rệt với sự khiếp nhược của quan quyền, là không run sợ của vnữ sĩ Chương Di Hòa hay những người không quyền lực, nhất định phải đòi được lẽ phải, đem những kẻ như Ổ Thư Lâm phải có một câu trả lời công khai.

Sự đen tối của kẻ nắm quyền lực và đối lập là quang minh của những người không quyền lực, có thể nói là trắng đen rõ ràng. Những viên chức quan liêu sống trong đen tối giống như những âm binh ma quỷ sống nương nhờ bóng đêm, những cá nhân giống như thiên sử dưới ánh sáng ban ngày. Ngày 24 tháng 1, Chương Di Hòa một lần nữa công bố thư công khai “Tôi không còn đường lui – Lời giải thích liên quan đến “bản thông cáo””, yêu cầu Ổ Thư Lâm công khai trả lời:
“Một, ngài có phải hay không đã nhắc tới tôi trên hội nghị?
Hai, ngài có phải đã nói câu “Sách của người này không thể xuất bản?”

Ba, Bất luận là cấm đoán tôi, hay là cấm đoán tác phẩm, ngài có thể dùng trình tự pháp luật thông báo cho tôi, tôi tùy thời phụng bồi.”

Từ sự kiện cấm sách, tôi có thể nhìn thấy hai nỗi sợ hãi và một khí thế dũng cảm. Một là sự trầm mặc trong nhiều năm nay của những tác giả có tác phẩm bị cấm, điều này nói lên nỗi sợ hãi chính trị vẫn còn ngự trị trong tâm lí của họ; Hai là những kẻ cầm quyền không dám công khai trả lời thách thức do những người không quyền lực đưa ra, điều này nói lên sự sợ hãi của quan quyền đối với xu hướng của lòng dân; Ba là sự phản kháng công khai của Chương Di Hòa và sự ủng hộ công khai của đông đảo người dân đối với Chương nữ sĩ, nói rõ hành động thanh trừng của chính quyền không còn tiếp tục có tác dụng chấn nhiếp “ giết một đe trăm” nữa.

Một câu nói, từ sự kiện 4 tháng 6 năm 1989 trở lại, chính phủ Bắc Kinh đã dính phải căn bệnh nhiễm trùng huyết về tính cầm quyền chính danh và hợp pháp, nghèo đến mức chỉ còn lại thứ quyền lực hoang dã, cũng chỉ còn có thể nuôi một bầy quan chức quan liêu chuyên đi làm chuyện bẩn thỉu, sợ nhìn ánh sáng ban ngày, ngoại trừ những lời dối trá thì không còn chút vốn liếng nào để lên tiếng tự biện hộ cho bản thân. Nếu như không mắc phải căn bệnh nhiễm trùng huyết này, một đảng chính trị lão làng lâu đời đang đường đường lãnh đạo một cường quốc đang lên như thế, tại sao phải biểu hiện ra nơi nơi sợ hãi, hư nhược thần hồn nát thần tinh. Thậm chí sợ hãi tới mức phải cấm sách, chặn mạng Internet, đình bản tuần san Băng Điểm, đem luật sư nhân quyền mù lòa Trần Quang Thành tống vào ngục; Hư nhược tới mức miệng đầy lời dối trá, không dám trả lời chính diện lời thách thức từ một ngòi bút.

Trung Quốc hiện tại, bát cơm của người dân đến từ thị trường mà không phải là sự ban phát của chính quyền, uy tín và danh dự của trí thức đến từ người dân chứ không phải do sắc phong của chính quyền. Bởi vậy, quan quyền đang thay đổi, thay đổi tới mức ngày càng thiếu đi đạo nghĩa tự tin, tuy rằng nỗi sợ hãi chính trị vẫn như cũ tồn tại, nhưng tính tàn bạo và sức uy hiếp đang không ngừng giảm xuống; xã hội cũng đang thay đổi, dũng khí đối kháng quan quyền đang không ngừng kéo len, tuy nỗi sợ hãi vẫn còn hiện diện khắp nơi giống như bóng ma, nhưng những người dũng cảm dám xung kích phá tan những bóng ma đó đang ngày càng nhiều, họ nguyện ý trả giá để nhằm bảo vệ tôn nghiêm và quyền lợi của bản thân, dẫn tới thời đại mà quan quyền có thể kê cao gối ngủ sâu ăn no đã một đi không trở lại.

Lưu Hiểu Ba



Chuyên mục:Lotus Media

Thẻ:

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: