Cái còn vĩnh viễn là Người Việt Nam
Hoàng Cầm
1.
Nhiều lúc nghĩ lại, có hai người “cộng sản” trong gia đình tôi. Người thứ nhất tôi gọi bằng Ông Dượng, chồng của Bà Dì, tức vai chị của Ngoại. Người kia tôi gọi bằng Bác, hay Dượng rể. Cả hai không phải là người miền Bắc, nhưng vào bưng biền từ hồi kháng chiến chống Pháp.
Sau năm 1975, Bố tôi trốn chui trốn nhủi ở Sài Gòn, phần vì là sĩ quan của chế độ cũ, phần mới trốn tù vượt biên. Vậy mà thình lình một hôm Ông Dượng theo Ngoại, ra tận chỗ bố con tôi trốn, thăm. Từ chân cầu thang, giọng ông sang sảng, chan chứa: “tau đi thăm cháu tau, xem ra làm sao?”
Buổi trưa ông ngồi xếp bằng dưới nền đất, trên người còn nguyên bộ đồ kháng chiến màu xanh rừng. Tóc ông bạc trắng, trông hiền lành, đôi mắt lúc nào cũng long lanh. Buổi ấy ông nói gì tôi khôngđể tâm, chỉ loáng thoáng biết chuyện “những người kháng chiến cũ,” và sau lần gặp gỡ này, tôi không bao giờ gặp lại Ông Dượng nữa, cho đến khi nghe tin ông bệnh rồi mất ở ngoài quê. Có điều từ lần ông ghé thăm đột ngột đó, chuyện người trong một gia đình điềm chỉ, đấu tố nhau thì may mắn không xảy ra với Bố và gia đình tôi. Cho dù sự hồi hộp, lòng bán tín bán nghi là điều đã ám ảnh Bố một thời gian rất dài. Chỉ cần một tiếng động vừa đủ nghe, tiếng chó sủa vang, hay tiếng chân người đi trong khuya, cũng làm Bố bật người ngồi dậy và thức trắng đêm…
Cũng thời gian đó, Bố trốn ở trong nhà của Dượng rể. Tôi nhớ Dượng kể lại, nguyên cớ lúc Dượng nằm ở bệnh viện ngoài Huế, Việt cộng tấn công, khi rút đi gánh theo Dượng ra bưng. Sau 1975 Dượng trở về, dù được vời ra Bắc cho giữ chức trọng, nhưng nại cớ khả năng không cho phép để ở lại trong Nam, hành nghề y và sống đời thanh đạm cho đến ngày qua đời. Một lần Dượng kể, “ở ngoải thanh trừng nội bộ dữ lắm!” Nhưng dữ gì thì dữ, Dượng vẫn giấu gia đình tôi ròng rã sáu bảy năm trời trong nhà, chờ tìm đường trốn thoát. Hồi đó Dì Dượng lúc nào cũng thắc thỏm âu lo, cũng hồi hộp, nhưng tấm lòng vẫn đong đầy sự đỡ đần, đùm bọc.
Tôi tin, có một chủ nghĩa cộng sản hà khắc, nhưng không phải người cộng sản nào cũng giống người cộng sản nào. Vì đã có rất nhiều trường hợp người cộng sản quay lưng hoặc từ bỏ chủ nghĩa mình từng theo đuổi, ngay cả việc chống lại nó một cách kịch liệt sau đó. Mà chủ nghĩa nào cũng có những tình huống như vậy.
Khuya hôm qua, một người bạn ở Việt Nam gởi cho xem một bài báo trên tờ Pháp Luật, chua thêm một câu nhận xét cay nghiệt. Do bài báo ấy trích lại những phát biểu của một số nhân vật xuất thân là quân nhân quân lực VNCH, có tiếng tăm trong cộng đồng Người Việt lưu vong, ca ngợi chính sách “hòa giải dân tộc” của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Trường Sa và Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Qua đó ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn huyên thuyên: “Chúng tôi trân trọng và để lại tất cả những gì còn trước năm 1975. Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không? 40 năm nay tấm bia này vẫn nguyên vẹn nằm đây, có ai phá phách không?”
Tôi sực nhớ bài viết của người bạn trẻ Nguyễn Lân Thắng – “Những nấm mộ đi tù” – Thắng sinh trưởng ở miền Bắc cũng trạc tuổi tôi, chiến tranh chỉ có thể biết tới nhiều hơn là những gì anh thấy được sau này, qua sự đối đãi của chế độ đối với người đang sống và cả với người đã chết. Trong câu nói lấp lửng của thứ trưởng Sơn, tôi thấy một điều rất rõ, chỉ có người dân mới thương lính VNCH, mới thương dân, nên gìn giữ mồ mả người chết mà không phân biệt quốc-cộng. Còn chế độ cầm quyền hiện thời, một tấm bia tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ mình trên đường vượt biển xa tít nơi các hải đảo, cũng đục khoét đi, xóa dấu vết đi.
2.
Mấy ngày này, tôi nghe nhiều bạn trẻ, chắc chỉ đồng trang lứa với mình nhắc đến hai chữ “hòa giải.” Có bạn cao hứng chỉ bày lòng nhân ái cho người Việt ở trong nước và cả những người Việt lưu vong nhân dịp 30 tháng Tư. Vui thì có vui thật đấy, tâm tình Việt Nam của những thế hệ sau chiến tranh, ở đâu và lúc nào cũng thiết tha một ngày đoàn viên. Nhưng lo thì cũng có lo. Hình như không ít bạn trẻ vô tình hoặc cố tình diễn đạt ý nghĩa việc “hòa giải dân tộc” như là cách thỏa hiệp với thể chế chính trị hiện nay của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. 39 năm, người Việt lưu vong có thể xoá bỏ hận thù dễ dàng, nếu quên đi quá khứ buồn phiền do chiến tranh, nhưng để “dứt” hẳn ra khỏi cội nguồn Việt Nam, để không cần nhọc lòng tranh đấu cho mọi lẽ bất công còn đầy rẫy nơi quê nhà, như cái oan cái ức, cái nghèo khó và bao cái chết tức tưởi, vô cớ xảy ra hằng ngày v.v…, thì đó là điều mà không ai có thể làm.
39 năm rồi, không ít người Việt Nam là nạn nhân của sự chia rẻ vì “cái loa phường,” ở trong và ngoài nước đã xích lại gần hơn, đã hòa giải rất nhiều. Bởi trong hoàn cảnh nghiệt ngã, họ cần đứng về một phía, đấu tranh với cường quyền để mong tìm lại một nền Văn Minh Nhân Văn Việt Nam, đánh dấu từ thời điểm suy tàn, trong một ngày định mệnh 30 tháng Tư, 1975.
Bấy giờ 39 năm sau, trong tình tự dân tộc, người dân Việt Nam ở mọi nơi tự hòa giải theo cách của mình mà không cần ai vận động như một chiêu bài của nhà cầm quyền hầu toan tính củng cố ngai vị. Vì tất cả thấy rõ một nhu cầu chung: Cần hóa giải ách nạn Cộng sản trên quê hương.
Ngày 28 tháng Tư, 2014
UYÊN NGUYÊN
Tham khảo: Thợ bịp kiêm lưỡi gỗ Nguyễn Thanh Sơn
Chuyên mục:Xã hội
Vết thương chưa lành được đâu anh ơi. Nhiều người phẫn nộ vì vụ Irvine muốn kết nghĩa với Nha Trang đó.
ThíchThích
@TA, TA suy nghĩ xem Irvine kết nghĩa với Nha Trang thì người dân được lợi ích gì? Hay việc này chỉ là tô son trát phấn cho chính quyền tham nhũng đang ngồi trên đầu trên cổ người dân, cướp đất của dân để làm giàu. Phẫn nộ là phải. TA cũng nên đọc kỹ lại bài của anh Uyen Nguyen để hiểu rõ ràng nội dung bài và lý do “tại sao không”.
ThíchThích
Đọc lại thấy comment của T.A. tối nghĩa thật 🙂
“Bấy giờ 39 năm sau, trong tình tự dân tộc, người dân Việt Nam ở mọi nơi tự hòa giải theo cách của mình mà không cần ai vận động như một chiêu bài của nhà cầm quyền hầu toan tính củng cố ngai vị.”
Anh Uyên Nguyên viết đúng, người ta đang dần “hòa giải” theo cách của mình để làm lành vết thương, sự chia cắt giữa người và người mà hoàn cảnh lich sử tạo ra. Thế nhưng, vết thương ấy chưa lành được.
Vụ Irvine, hoàn toàn có thể hiểu được những lý do chứng minh vì sao việc kết nghĩa nên bị phản đối. Thế nhưng, việc phẫn nộ với người đưa ra đề nghị thay vì thông cảm cho ông còn chưa hiểu biết về cộng đồng người tị nạn, theo T.An, thì do vết thương lòng còn sâu quá, một chút nước, chút muối, có thể làm đau rát lại.
Thân chào “xixon.” ^_^
ThíchThích
Phẩn nộ thì đau có gì sai,họ phẩn nộ vì Irvine muốn cấu kết với bọn csvn bán nước.Irvine sẻ kết nghĩa với những thành phố ở VN khi mà không còn bọn csvn bán ước còn ngồi trên đầu trên cổ người dân.Còn tiếp tục cướp của giết người…thì tại sao Irvine lại giao du với kẻ xấu xa nhất địa cầu nầy.??!Sự kết nghĩa nầy nếu trường hợp có xẩy ra,thì không khác nào bọn “giặc từ thiện” họ đang nuôi dưởng csvn có phương tiện cũng như sức mạnh để tiếp tục đàn áp,tước đoạt đát đai tài sản,quyền con người…cá nhân tôi lên án bọn “giặc từ thiện”đang hoành hành trên quê hương VN.
ThíchThích
T.An không hề nói việc phẫn nộ là sai.
Mình biết việc kết nghĩa này chỉ làm lợi về chính trị cho nhà cầm quyền Việt Nam. Việc chống đối là điều nên làm.
T.A. hiểu tâm trạng của những người ngoài việc cùng cộng đồng chống đối, thì còn tức tối, phẫn nộ, buông nhiều lời cay nghiệt cho phía bên kia. Người đưa ra đề nghị này không hiểu cộng đồng Việt Nam tị nạn, những ai bình tĩnh hơn sẽ bớt tức giận ông. Những ai không bình tĩnh được, T.An tự cho rằng do vết thương lòng của họ chưa khép lại, rát lên khi bị chạm vào.
Và khi vết thương còn nguyên vẹn như vậy, thì chắc chưa sớm lành được để đứng lên, tự hòa hợp. Dù tự hòa giải không liên quan đến chiêu bài của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng con người ta cũng phải có đủ tinh thần mới làm được… T.An nghĩ vậy… Suy nghĩ có lẽ còn non nớt…
Dù sao thì T.A cũng bị thuyết phục hoàn toàn bởi những phân tích của Toi Ke. Việc nhắc đến vụ Irvine hay vết thương lòng của người tị nạn đã không phù hợp với nội dung chính của bài này.
Mất thời gian của mọi người quá… Cáo lỗi vậy. 🙂
ThíchThích
Một vài nhận xét về việc kết nghĩa.
Khi một vần đề mà có nhiều ý kiến khác ngược nhau, thì chắc chắn là ý kiến nào củng đúng cả, đó là một điều mà tât cả mọi người cần phải chấp nhận thì mới có cơ hội để thành công trong việc đưa kết quả cuối cùng cho phù hợp với lập trường của nhóm lợi ích riêng của mình được. Ngưới Mỹ có thể cho kết nghỉa là đúng, người Mễ có thể ủng hộ kết nghỉa, người Mỹ gốc Trung quốc có thể ủng hộ kết nghĩa, và nhiều sắc dân khác nửa … Quan điểm của họ củng quan trọng và đúng theo cái chổ đứng, lập trường chính trị và cái quyền lợi của họ. Tất cả là cư dân Irvine ……
Việc thành phố kết nghỉa thì có thể cái lợi, cái hại thật sự cho người dân cự ngụ tại hai thành phố NT và Irvine chắc là khó có thể chứng minh rỏ ràng bằng một thí dụ điển hình của một con số hay một sự việc có thể đo lường được. Có hay không có điều chắc chắn là không đáng kể gì hết. Bản chất sự việc chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài cho có chuyện ký kết, ăn uống, du quan, chứ không có làm ra được nhiều cái sản phẩm hay dịch vụ gì giúp ích nhiều cho đời sống thực tế của dân chúng trong cả hai thành phố.
Nhưng tại sao nó lại quan trọng tới mức biểu tình, rồi họp báo rồi lại cự nự đem ra, đem vô cải cọ ?
Cái nguyên nhân phía sau của việc kết nghĩa phải được hiểu là một cuộc tranh giành quyền hành, thế lực chính trị giửa các nhóm dân cư ngụ trong vùng. Chuyện xảy ra thường xuyên ở mọi nơi, nhưng mà tất cả người dân sống ở đó cần phải quan tâm, nếu không thì khối người khác sẻ quyết định sự việc cho mình và cái kết quả là mình chịu thiệt thòi …..
Từ phía người Việt ở Irvine – Vì chính quyền cộng sản muốn chứng tỏ là họ có quyện hành và lợi thế đi nói chuyện thẵng với đại diện chính quyền thành phố Irvine, ký kết thẳng với chính quyền địa phương, không coi ý kiến hay sức mạnh chính trị hay kinh tế của người Việt ở đây ra gì, gián tiếp thách thức người Việt ở đây kiểu ” coi mày làm gì được tao, kẻ mạnh là tao chớ không phải mày” .
Nếu kết nghỉa xảy ra được thành công, thì những diều sau đây sẽ là đúng và chính quyền VN sẽ khai thác và tuyên truyền như sau:
1) Được đại đa số người Việt Irvine ủng hộ họ về tất cả nhửng gì chính quyền VN chủ trương, nói và làm. Nếu không thì sao không thấy ai chống đối hay số người chống đối chỉ là thiểu số.
2) Người Việt Litle Saigon nó chỉ biết la, chống cộng bằng mồm nhưng không có khả năng chính trị, kinh tế, tổ chức gì hết. Thấy không, chính quyền VN muốn làm kết nghĩa với chính quyền Irvine là được. Tất cả nhân quyền, tham nhũng, bán nước … mà họ tố cáo cũng chẵng có ảnh hưỡng tiêu cực gì tới chuyện nhà nước VN muốn làm.
3) Chính quyền VN muốn vô sân nhà Việt kiều bên Mỹ đái, ỉa, ói mửa muốn làm gì thì làm, người Việt bên ấy chỉ biết đứng khóc rôì dọn dẹp cho sạch thôi chứ làm gì được đâu.
Đó là lý do thật sự mà cộng đồng phải chống lại việc kết nghỉa. Nhân quyền, cộng sản hay tất cả nhửng lý do chỉ là để xử dụng biện minh cho việc chống lại. Mặc dầu những lý do này với bản chất tự nhiên là hợp lý và đầy đũ để thành lập một cuộc tranh luận chống lại việc kết nghĩa rồi.
Sự việc này ngoài việc đối phó với chính quyền VN, người Việt Little saigon còn cần gởi một tính hiệu rỏ ràng chắc nịt tới những dân cử địa phương khác là chúng tôi là một cộng đồng trưởng thành, tiếng nói và nguyện vọng của chúng tôi quan trọng, đừng nghĩ là có thể đẩy chúng tôi ra lề của các sự việc liên quan đến quyền lợi và nguyện vọng đặc thù của chúng tôi. Kết quả chống lại việc kết nghĩa này cho thấy người Việt ở đây, khi bị thách thức sẻ không phải dể để đối phó.
Việc làm chìm tàu luôn kết nghĩa của thành phố ở Trung Quốc, mặc dầu chỉ là một sự tình cờ, nhưng ít nhiều cho chính quyền Trung Quốc thấy họ cần phải quan tâm tới thế lực của khối người Việt hải ngoại khi muốn thôn tính đất đai, lảnh thổ của xứ sở VN. Vì vậy, đã thấy người Mỹ gốc Trung quốc đang lên tiếng cự nự sự thất bại này.
Vì vậy sự việc chống việc kết nghĩa với NT cần phải được hiểu theo một khía cạnh chính trị như vậy. Phải rỏ ràng biết tại sao phải và cần chống, không lem nhem với những chuyện khác như hòa giải, cực đoan hay bất cứ chuyện gì khác.
Một sự việc quan trọng có nhiều hệ quả cần được nói rỏ ràng để được sự ủng hộ của đồng bào. Vì vậy cần phải cẩn thận chứ la cháy nhà hoài tới khi cháy thiệt thì đồng bào chết ngộp không chạy đi đâu cả
A power play, we ( cộng đồng NV hải ngoại) have no other choice but to face it and win.
ThíchThích
Cám ơn OK đã giải thích rõ ràng, rành mạch lý do tại sao người VN tại Irvine cần (và phải làm đúng cách, tới nơi tới chốn) phản đối việc kết nghĩa. Cái chuyện hòa giải mà anh UN viết chẳng có dính gì tới việc kết nghĩa và như xixon đã nói với TA là TA cần đọc lại bài để hiểu rõ hơn (vì cổ hơi…trớt quớt :-)) Nhưng xixon vẫn rất thích đọc và đồng ý với những gì OK đã viết. Cám ơn đã bỏ thời gian chia xẻ (xixon lúc nào cũng học được điều gì đó từ những lời còm của OK :-))
ThíchThích
No “sụt sịt” chị xixon. Rất vui khi được cơ hội chia sẽ suy nghỉ của mình tới và học hỏi từ những người khác.
ThíchThích
Công nhận có trớt quớt thiệt, khi lấy vụ Irvine ra làm ví dụ. 🙂
ThíchThích
Cám ơn Toi Ke đã phân tích rõ ràng.
ThíchThích