Ngôn ngữ và Quyền lực
Trình bày bìa: Hoàng Ngọc Diêu
Published by Người Việt
Cover design by Hoàng Ngọc Diêu
ISBN: 978-1-62988-240-6
© Nguyễn Hoàng Văn & Người Việt 2014
All rights reserved.
Chiến tranh kết thúc rồi thì, nhìn từ văn chương, bên này hay bên kia, cũng có cái gì đó “kết thúc” theo. Trong cuộc chiến chúng ta nhìn khác. Bước ra ngoài lại nhìn thấy khác. Cứ như là xoay đi nửa vòng lượng giác một trăm tám mươi độ, đó đây, lại thấp thoáng bóng dáng của những kẻ chiến bại anh hùng và những người chiến thắng ngại ngùng. Kẻ bại, cơ hồ, nhiệt tình và khí thế hơn xưa trong khi kẻ thắng thì, cứ là, rụt rè và ngượng nghịu hơn xưa.
Rụt rè, ngượng nghịu như một Chế Lan Viên. Nhà thơ của thời bình không còn là nhà thơ thời chiến, cái thời ngất ngây hào khí chiến đấu, quyết giành chiến thắng nữa. Từ những vần thơ như được ướp men say, ướt đẫm ước mơ và tràn trề dự phóng, tưởng chừng đã đạt đến cực điểm vinh quang, đạt đến “đỉnh cao của lịch sử”:
đến những ám ảnh, những trăn trở ngậm ngùi:
thì cái cuộc chiến vĩ đại, hoành tráng và chất ngất lý tưởng kia, trong hồi ức, chỉ còn là cái gì đó phi lý và vô nghĩa. Và buồn.
Cuộc chiến của bên kia thì thế. Cuộc chiến của bên này lại, thoạt đầu, chỉ là một thứ “tai trời ách nước”, một trò đánh nhau không mục đích:
Chiến tranh, như thế, chỉ là một phần số, một chọn lựa chẳng đặng đừng. Nó đến rồi nó đi, bình thường, tự nhiên và… bất đắc dĩ như bao điều khác:
Dù dữ dội và khốc liệt cách mấy đi nữa, chiến tranh cũng chỉ rề rà tồn tại như cái gì đó bên lề. Thờ ơ và, hầu như, vô cảm xúc. Có gay gắt, có trừng trừng đối diện bằng thái độ nhập cuộc thì cũng dễ dàng đi đến một sự sụp đổ trong linh hồn như Phan Nhật Nam sau những dấu chân nám lửa, trải dài cả tiền tuyến lẫn hậu phương:
Cứ thế, từ kẻ thờ phào rời xa ánh sáng đô thành để tìm về rừng sâu núi cả đánh nhau cho đến kẻ lăn lộn mật khu nôn nao ngày về thành phá phách:
cuộc chiến hiếm khi hiện lên ra như thực là nó. Dữ dội ác liệt thì xem nhẹ, hư vô hoá, như thể chuyện đùa; trái ngang và phản trắc thì quên hậu phương tìm về tiền tuyến, quên trong những trận đánh say sưa, rúng động cả rừng sâu núi cả. Phải đợi đến khi cắt ngang cái rụp thì những ý nghĩ xem cuộc chiến một “trò chơi”, với số đông, mới là cái gì đó trái đạo. Bây giờ cuộc chiến mới được thực sự khoác vào những sắc áo lý tưởng và trở thành trận sống mái giữa tự do và ngục tù, giữa quê hương và lưu đày, giữa sống và chết, giữa nhân phẩm và nô lệ v.v… Nó không còn là những cuộc hành quân vô vị tiếp nối với những cuộc vui vội vàng, có men cay, có gái điếm, và có những màn rong chơi, phá phách. Cái tư thế “hiền khô”, “lính cậu” ngày nào đã lùi bước khi một Mai Thảo – “vua vũ trường”, tác giả của những câu chuyện ái tình ngòn ngọt thời tao loạn — cũng hăm hở xắn tay áo lấy bút mực làm vũ khí:
“Vua vũ trường” mà còn hăm hở là thế thì nói gì đến người khác? Cứ như là những thế hệ từng, trong những ngày hiệp định Geneve chưa ráo mực, hùng hục đem những “pho thơ” và “biển nhạc” ra để hành hạ và đòi “lấp” cho kỳ đầy con sông Bến Hải[2]; bây giờ văn chương bên này cũng rôm rả ý thức và hì hục trách nhiệm như thế. Một thứ văn chương “xâm mình”. Cái ồn ào của kiểu văn chương “phục quốc”, văn chương hùng hục đòi lấp cạn biển Đông này, nhìn từ một góc độ rất xa, cũng chẳng khác gì cái ồn ào của Tố Hữu khi nhà thơ “cho đảng phần nhiều” này lăng xăng bày ra những sứ mạng gần, xa:
hay xoành xoạch lôi kéo tổ tiên ra trận:
Chúng ta, như thế, có giáp mặt với cuộc chiến, cũng chỉ giáp mặt một cách… xâm mình. Chúng ta rềnh rang khí thế cho cuộc chiến lằng nhằng những ràng buộc ý thức hệ và lý tưởng khó mà có thực hay xốc nổi rùm beng cho cuộc chiến không bao giờ lập lại y nguyên, từ cuộc chiến hồ đồ thu gom cả “bốn mươi thế kỷ” cho đến cái cuộc chiến rùm beng “trường kỳ vào đại thể của quê hương”. Nhược tiểu hầu như về mọi mặt, chúng ta cũng thiếu sẵn sàng cũng ở mọi mặt, và như thế, khi đến với chiến tranh, chúng ta cũng đến một cách dễ dàng nhưng lại từ giã cuộc chiến ấy trong những cung cách không thể nói là dễ dàng, những cuộc chiến quá tải về ý thứ hệ và lý tưởng. Chính vì thế mà, nếu không lăng xăng thể hiện những vai chiến bại anh hùng chúng ta cũng lấn ca lấn cấn và khổ sở trong vai trò của những kẻ chiến thắng ngượng ngùng.
Và cũng chính vì thế mà, dường như, chiến tranh lại tạo nên một thứ mẫu số chung văn chương, cái mẫu số chung cho những anh lính “hiền khô”, cho những chàng “lính cậu”, những người lính với khẩu súng bất đắc dĩ hay khẩu súng thật thà trên tay và những “ý nghĩ trong veo” trong đầu. Trong những tác phẩm xuất sắc nhất của mảng văn học chiến tranh, bao giờ cũng có mặt những tác phẩm nhìn về cuộc chiến bằng con mắt hồn nhiên, khinh khoát và đại lượng như thế; từ cái hồn nhiên của người nông dân trẻ áo lính “Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa”:
đến nét lãng mạn của người lính, phảng phất một dáng dấp thư sinh:
hay vẻ bất cần và bạt mạng của người lính mang phong cách tay chơi thị thành:
hoặc cái cười khinh mạn mà chua xót, bỉ thử mà trong veo, đầy độ lượng của một Cao Tần:
Không “xâm mình”,cuộc chiến còn là một tiếng vọng xa xa nữa, cái tiếng vọng băng qua những khoảng cách nào đó, không gian hay thời gian. Từ chốn rừng sâu núi cả chiến tranh dội về thành phố qua những tiếng đại bác ì oàng đêm đêm. Rồi từ một quá khứ xa xăm nhưng tưởng như rất gần, chiến tranh lại vọng về hiện tại như một ám ảnh quay quắt khôn nguôi. Ngày nào, nếu những nhân vật của Nhã Ca cảm nhận cuộc chiến qua từng Đêm nghe tiếng đại bác như những mối lo âu thì nay, khi những tràng pháo đã ngưng, những nhân vật của Bảo Ninh lại nghe thấy tiếng dội ấy như một ám ảnh quá khứ, như một nỗi buồn. Nỗi buồn chiến tranh.
Thì, những tràng đạn pháo đã ngưng mà tiếng dội của nó, đâu đây, tưởng chừng vẫn ì oàng vọng về , tưởng chừng vẫn còn mối lo âu, vẫn còng những nhức nhối. Xoa dịu những vết thương xưa, nghĩ cho cùng, cũng là tìm kiếm những mẫu số chung như thế. Mẫu số chung của những “ý nghĩ trong veo”. Mẫu số chung của những cái nhìn khinh khoát, đại lượng: Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước. Và, hẳn nhiên, cái mẫu số chung ở đó quá khứ xung đột chỉ là một thứ tiếng vọng của thời gian: nó đã qua rồi và sẽ không bao giờ lập lại…
_________________________
[1]Lời ngỏ trong số ra mắt của tạp chí Văn, số 1, tháng 7 năm 1994.
[2]Lời của Duyên Anh, dẫn theo Võ Phiến (1987). Tổng Quan Văn Học Miền Nam. Văn Nghệ, California. tr. 105
Chuyên mục:Trên kệ sách
Trả lời