Nguyên Không và Uyên Nguyên: “Về núi cũ chùa xưa”, tại sao?

Tỳ kheo Thích Phước An (Ảnh: Vũ)

 

Ngôn ngữ trong tác phẩm chân chính luôn luôn là con đường lớn. Tác phẩm Đường Về Núi Cũ Chùa Xưa chính là con đường lớn hướng về cội nguồn Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam. Trong từng trang viết, ngôn ngữ của bậc chân tu tựa vào căn cội để mở ra và kết nối các giá trị bất tử của lịch sử dân tộc và lịch sử đạo Phật trong suốt dòng nguyên tánh minh bạch của thời gian. Sự tự tại của ngôn ngữ trong từng trang viết cho phép độc giả nghe thấy sâu sắc thông điệp của tác phẩm. Và đó chưa phải là tất cả, bởi ngày nào đó, khi độc giả chia sẻ trong im lặng suy tư với từng trang viết của tác phẩm này, ngày đó, tác phẩm cho phép chúng ta nghe thấy sự đồng hành với tâm nguyện của tác giả, thầy Thích Phước An.Trần Tiến Dũng, Nhà thơ

Nói về chủ đích của Thầy Thích Phước An khi viết và ra mắt tập tiểu luận này sẽ là điều dư thừa. Trong “Lời Thưa Trước Khi Vào Sách”, Thầy đã xác nhận: “Nói tóm lại, yêu quê hương đất nước, yêu cái đẹp và khát khao t do là những chủ đề được nhc đi nhc lại trong tp sách này. Điều rất rõ là Thầy đã chọn hành trạng và thơ văn của các bậc thiền gia, minh vương, danh tướng, thi hào nước Việt để hiển bày “thông điệp của tổ tiên” mà những thông điệp này luôn hòa quyện với mạch nguồn Phật đạo. Nội cái tên của tập tiểu luận cũng hàm ngụ hết tâm ý của Thầy. Nghĩa uẩn súc của “Đường về”, “Chùa xưa” ắc đã rõ. Còn “Núi cũ” thì sao? Sao Thầy không chọn “sông”, “biển”, “đất”, “trời”…? Thầy đã tỏ bày: “Có lẽ, vì núi cao đầy him hóc, nên núi non vn luôn luôn là biu tượng cho những kẻ đi tìm tuyt đối (trang 36), và “Dáng núi cao đó, chính là quê hương vĩnh cu, là bản lai din mục mà Trn Thái Tông đã mun chính mình và mọi sinh linh đau kh trên trn gian này lên đường tr về” (trang 12).

Vậy thì nhận định thêm về tác phẩm e là nhàm. Thôi đành mạo muội quẩn quanh với vài dấu chấm hỏi.

Thầy xuất hiện giữa cõi phù sinh tự bao giờ và cả lúc này như một người ngoài tu học kinh sách còn rong chơi với chữ nghĩa thơ văn. Như thể rong chơi giữa trời cao đất rộng, giữa mây gió phiêu diêu, bên trăng tròn rồi khuyết, dưới vầng nhật khi triêu dương khi xế tà. Như rằng dù lãng du nơi nơi rất nhiều, nhưng Thầy vẫn thường tại với bước chân rất nhẹ, ngày ngày lướt âm thầm trên những phiến đá mòn của ngôi cổ tự Hải Đức, thấp thoáng qua cỏ cây chập chờn gió núi giữa đồi Trại Thủy (Nha Trang) muôn đời tịch tịnh trước mọi dâu bể của nhân sinh.

Thầy, từ thuở tăng sinh cho đến nay đã là hòa thượng hạ lạp cao niên vẫn cứ như nhất an trú trên đồi Trại Thủy . Vì sao? Có phải vì quanh dưới đồi này đã ghi dấu anh linh của bao tiền nhân xả thân cho dân cho nước qua bao chiến tích, nơi lập kho lẫm lương thực, mở đồn trại thủy quân, mở cơ xưởng đóng tàu chiến… Có phải vì địa danh này vẫn vần vũ giác linh của bao tăng nhân cao trọng, khai sơn phá thạch, xây dựng Già lam, xiển dương chánh pháp, hoằng độ chúng sanh, đào tạo tăng tài, như Thiền sư Viên Giác, Hòa thượng Phước Huệ, Đại sư Bích Không, Hòa thượng Giác Nhiên,… Có phải vì địa danh này trong thời cận đại và đương đại đã là nơi an trú, lai vãng của những tăng nhân thạc đức, những văn sĩ, thi nhân danh lừng vừa hi hiến độ đời, làm đẹp cuộc sống nhân quần vừa là thiền giả, như chư Hòa thượng Thuyền Tôn, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Siêu, Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Trừng San, Thích Đổng Minh, Thích Tuệ Sỹ,… như các văn nhân tuyệt bút Quách Tấn, Thạch Trung Giả, Võ Hồng, Phạm Công Thiện,… Nằm trên biên địa giữa thành thị nhộn nhịp doanh thương và vùng nông thôn ruộng đồng êm ả, đồi Trại Thủy từ bao đời vẫn an tịnh giữa sinh hoạt nhân gian bên dưới, đối mặt tứ bề với biển rộng, núi cao. Và từ vùng đồi Trại Thủy này, có phải Thầy đã dần dà quấn quyện, thấm nhập và hòa đồng cùng những nguyên ý và hành trạng của các bậc tiên phuông; rồi từ đó, tâm thức cùng bản nguyện của Thầy là mong mỏi mọi người cùng Thầy đồng hành trên những nẻo “đường về núi cũ chùa xưa” để thu liễm hết những tinh ngôn diệu nghĩa và ý chỉ của tiền nhân làm kim chỉ nam cho đời sống hiện tiền?

ÐƯỜNG VỀ NÚI CŨ CHÙA XƯA – Tiểu luận văn học Phật giáo
Tác giả:
Thích Phước An
Văn Hóa Sài Gòn – Thư quán Hương Tích xuất bản lần thứ nhất,
Hồng Ðức xuất bản, 2016
Lotus Media xuất bản tại Hoa Kỳ, 2017
Giới thiệu: Nguyên Không – Uyên Nguyên. Bạt: Trần Tiến Dũng – Trần Ngân Hà
Bìa và trình bày
: Quảng Pháp Trần Minh Triết
© Tác giả và Lotus Media giữa bản quyền.

Thầy, với áo nâu sòng bạc màu niên tuế, pháp tuệ sâu dày, kinh luận thông làu, nhưng Thầy vẫn nhiều phen “sớ giải” thi văn, sử liệu để tăng thượng ý nghĩa của cuộc sống nhân gian, cuộc sống đạo lẫn đời. Đa phần trong tác phẩm, Thầy chọn thi thơ để luận bàn. Phải chăng vì thơ là tiếng nói trung thực của tâm thức (citta). “Thơ giúp bày tỏ v nhng gic mơ mà ta không nói được nên li, thơ là tm gương phản ánh nhng nim vui, nhng khát khao, nhng phin mun sâu lng trong ta. Thơ có th xoay ngược ta để đổi đời, để ta tự đổi mi bản thân và cách nhìn, mà mới đây ta chng th có t ngôn nào để diễn tả.[1]. Thầy đã chọn những câu thơ của các thiền sư lỗi lạc, của những thi sĩ trứ danh nước Việt, lời thơ dù bình dị hay văn hoa, nhưng tứ thơ nào cũng tuyệt diệu, thâm trầm. “Mọi bài thơ tuyệt vi đều mi gọi ta dn bước vượt tri nhng gì mình biết, nhng gì mình nghĩ là có th mơ tưởng và đối đầu. Thơ tuyt hay là cht xúc tác cho cuộc đổi thay: đổi thay tâm thc, đổi thay con tim, đổi thay cuc sng; và, đúng thế, c liên tục, c tái diễn đổi thay mỗi khi ta đọc lại, và mỗi khi ta đang trên chặn hành trình mi mẻ.[2]

15 bài viết khảo luận trong tập sách này như những tâm tình của một Con Người nhìn thời cuộc qua vạn biến lịch sử được khắc dấu trong những tên tuổi ghi lại với non sông gấm vóc, như giây phút đĩnh Ngộ của một Thiền sư đã tìm đến Bến bờ Tâm Linh của Nước Việt. Điều mà tác giả Thích Phước An đã dày công biết bao năm tháng để viết tập sách này, vì muốn giữ lại giá trị Việt từ những Danh nhân trong tập sách, đề cao trước nhất chính là TẤM LÒNG của những người Chân tu có Trí huệ luôn thương thân phận dân Việt đã, đang và sẽ tiếp tục vượt lên trước bao oan nghiệt của thời cuộc đi qua, với hằng hà sa số kiếp nạn, mà chỉ mong một ngày nước Việt được bình an.Trần Thị Ngân Hà, Báo Thế Giới Tiếp Thị

Cũng trong “Lời Thưa” đầu sách, Thầy tâm sự rằng khi khởi sự viết những bài tiểu luận này “trong những năm tháng dài lê thê y (của cui thp niên 80 và đầu thp niên 90), tôi chỉ còn biết an ủi duy nhất là lng nghe tiếng nói thì thm của t tiên mình vọng lại t bao nhiêu nghìn năm. Nỗi an ủi đó có phải cũng giống như gần đây Thầy có thể đã tự an ủi khi lắng nghe giọng ngâm diễn cảm của nhà giáo Nguyễn Văn Nho ngâm bài thơ “Những Năm Anh Đi” của Hòa thượng Tuệ Sỹ? Lúc đó, Thầy ngồi trầm mặc, mặt Thầy đăm chiêu, có lúc tay Thầy chống cằm, mắt cơ hồ nhìn lên như dõi về một “phương trời cao rộng”, như thể ngậm ngùi…

Mười năm na anh vn lm lì ph thị
Yêu rừng sâu nên khóe mt rưng rưng.[3]

 Có lúc Thầy khoanh tay lại, hạ thấp cằm nhìn xuống, như thể mơ màng…

Anh cúi xuống nghe núi rng hp tu
Bản tình ca vô tận của Đông phơng.[4]

Có phải lúc đó Thầy đang miên mang theo hồn thơ vời vợi, như đưa bước chân Thầy thong dong trên trăm vạn con nẽo đường, thắm thiết thăm hết mọi núi non thắng tích, mọi chùa tự danh lam, nghe hồn thiêng sông núi chan hòa cùng ánh Đạo Từ Bi ngập tràn trên quê cha đất tổ.

“Đường V Núi Cũ Chùa Xưa mang danh Tiểu Luận, nhưng tác phẩm này của Thầy Thích Phước An quả là Tâm Bút. Đường Về để nhận ra Lẽ Thật, học lại Đạo Lý mà khai phóng và giải thoát cho chính mình và cho mọi sinh loài đang thường xuyên vây hãm bởi Vô Minh, Bất Thiện. Nhờ Đường Về mà tìm được Nẽo Ra. Nguyện ý và bản hoài của Thầy lớn lắm, nhưng sao “Lời Thưa” của Thầy thật chơn chất, dung dị quá chừng!

Nguyên KhôngUyên Nguyên
chấp bút

————————————–
[1] Trích dẫn từ “Ten Poems To Change Your Life Again & Again” của tác giả Roger Housden, 2007, Harmony Books, New York, USA.
“It gives voice to our unspoken dreams; it is a mirror to our own deepest joys, desires, and sorrows. It can tip us over into a new life, into a new way of seeing and being, that a moment ago we might not even have had words for.”

[2] Trích dẫn từ “Ten Poems To Change Your Life Again & Again” của tác giả Roger Housden, 2007,  Harmony Books, New York, USA.
“Every great poem invites us to step beyond what we know, what we think we can dream or dare. Great poetry is a catalyst for change: a change of mind, a ange of heart, a change of life – and yes, over and over, again and again, with each new reading, and each new phase of our journey.”

[3] [4] Trích “Những Năm Anh Đi”, thơ Tuệ Sỹ

 



Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm

Thẻ:, ,

2 replies

Trackbacks

  1. Nguyên Không và Uyên Nguyên: “Về núi cũ chùa xưa”, tại sao? | SEN TRẮNG Hoa Kỳ
  2. Nguyên Không và Uyên Nguyên: “Về núi cũ chùa xưa”, tại sao? | Nhủ Nhau Tinh Tấn

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: