Lotus Media: Giới thiệu “Bước Chân Vô Hình”, thơ haiku của nhà văn Hoàng Long

Tập thơ haiku BƯỚC CHÂN VÔ HÌNH của nhà văn Hoàng Long
Lotus Media xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, 2017
Bìa và trình bày: Uyên Nguyên

 

Khởi từ tuyệt chiêu sáng tạo của nhà thơ Matsuo Bashō-cũng là thiền sư, kiếm sĩ samurai- thể thơ hài cú Nhật Bản đã ra đời và nhanh chóng khởi sắc, phát triển rực rỡ. Rồi qua thời gian dài kể từ thế kỷ thứ 17, các thế hệ thi nhân kế thừa đã góp thêm nỗ lực canh tân mà vẫn không làm suy suyển thần thái và tinh cốt truyền thống của thể thơ cực ngắn câu chữ và âm tiết mà lại lồng lộng, bát ngát tứ thơ, khơi vơi sáng tác nhịp đôi, sáng tác giao hòa và cộng hưởng giữa tác giả lẫn người đọc.

Và, thật diệu kỳ, thơ hài cú đơn giản, ngắn gọn này đã phô diễn sức quyến rũ mạnh mẽ, lôi cuốn không những văn thi sĩ Nhật Bản mà đông đảo những tay bút thời danh, bao nhà thơ “chuyên nghiệp” lẫn “nghiệp dư” khắp hoàn vũ học hỏi, đào luyện, thử thách và sáng tác. Lần lượt, không phải chỉ riêng tại Nhật, mà ngay tại nhiều quốc gia Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc, đã nhanh chóng thành lập các hội đoàn thi bút hài cú có tính quốc gia, liên quốc gia, quốc tế nhằm phổ biến, nghiên cứu, phê bình, hợp tuyển, dịch thuật, sáng tác, cũng như tổ chức hội luận và dự thi thơ hài cú viết bằng chính ngôn ngữ bản địa, nơi mà thơ hài cú đã gieo mầm, bén rễ và dần dà trổ lá, đơm bông[1]. Thơ hài cú đã thực sự là một hiện tượng văn hóa, nghệ thuật có tính toàn cầu. Có thể nói, thơ hài cú, một phần gia tài quý báu của văn hóa Nhật Bản, đã trở thành gia sản chung của nhân loại[2]. Từ khi kỹ thuật truyền thông điện toán, không gian ảo phát triển, thơ hài cú càng lan nhanh, lan rộng.

*

Nhà xuất bản Lotus Media đã có dịp giới thiệu tác phẩm tiểu luận, dịch thuật Bông Hng Cho Ngày Tháng Không Tên” (2014) của Hoàng Long. Với học vấn cao về Đông Phương Học và văn hóa, văn chương Nhật Bản, Hoàng Long từng du học và làm việc tại Nhật, hiện là giảng viên dạy văn học và Nhật ngữ tại các đại học Việt Nam. Hoàng Long, ngoài sáng tác, đặc biệt là truyện cực ngắn Việt Nam, còn là nhà biên khảo, luận giải nghiêm cẩn và dịch thuật mượt mà, thiện xảo khi giới thiệu văn hóa, văn học Nhật Bản cho người đọc Việt Nam. Nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu thi tài của Hoàng Long qua tập thơ hài cú “Bước Chân Vô Hình” này. Thơ hài cú, vốn dung chứa tinh ba Thiền tính, khi viết ra, nếu có thể ví như viên sỏi con ném xuống mặt nước, người đọc với cảm thức tinh tế, hòa điệu sẽ nhận ra bao diễn hoạt tiếp theo tùy theo chủ điểm gợi ý của bài thơ, biết đâu viên sỏi tí ti đó sẽ thành hình những vòng sóng cứ lặng lờ lan rộng, lan mãi đến cõi vô tận u huyền, tịch tịnh của nỗi ước mơ xa lánh chợ đời, thủ phận ẩn cư; hay lăn tăn những nhịp sóng xô đẩy, đuổi bắt vui tươi, hớn hở của thời hoa niên bay nhảy, mộng mơ; hay vỡ òa thành những con sóng vỗ miên man, lặng lờ dạt về chốn an nhàn, tịnh lạc như những lần lai vãng chốn thiền môn,… Nếu có thể ví những con chữ hài cú tinh giản kia, khi viết ra, như ánh chớp vụt lóe giữa thinh không, người đọc với trí tưởng liên hội bén nhạy, sâu sắc sẽ,  tùy sức “kích hoạt” diệu kỳ của ý thơ, nhân đó nhận ra: hoặc là ánh sắc lóa mắt kinh hồn, rền vang liên lĩ của một thời đạn bom, loạn lạc; hoặc là luồng điện trời lóng lánh bao tinh tú diệu kỳ, trôi dạt muôn phương, sáng lên bao dự trù, hoài vọng lứa đôi; hoặc là tiếng sấm sét khởi đầu rồi rời rạt và lịm dần vào vô thanh, tĩnh lặng và chợt “ngộ” ra lẽ vô thường của vạn pháp… Hoàng Long mời gọi người đọc thưởng thức những bài thơ hài cú đầy gợi ý, khơi mở trí tưởng phong phú và tâm cảm vi tế của người đọc, đồng điệu cùng tác giả để sống cùng, sống với cái “đương tại” (now-and-here) huyền nhiệm. Với Hoàng Long làm thơ hài cú không chỉ là một kinh nghiệm sống mà còn một nghệ thuật sống mà anh luôn luôn theo đuổi và thực hiện.

Lotus Media

————————————————-

[1] Theo công bố của Akita International Haiku Network, trụ sở đặt tại Đại Học Quốc Tế Akita (Akita là một tỉnh thuộc phía bắc đảo Honshu, Nhật Bản), từng đứng ra tổ chức các cuộc thi hài cú thế giới, riêng năm 2016 có 60 nước gửi sáng tác tham dự, trong đó có Việt Nam (Nguồn https://akitahaiku.com). Tại Nhật,  Ngày 17 Tháng Tư được chọn là Ngày Thơ i Cú Quốc gia (National Haiku Poetry Day), và với các nước khác cũng là Ngày Thơ Hai Cú Quốc Tế (International Haiku Poetry Day, April 17). Tại Hoa Kỳ, vào ngày này các hội đoàn hài cú tổ chức rộng rãi khắp nhiều tiểu bang dưới nhiều hình thức: hội luận/giới thiệu/đọc thơ/dạy làm thơ/sáng tác thơ hài cú; chiếu phim/phổ biến tạp chí chuyên đề/giới thiệu sách thi tuyển hài cú của nhiều tác giả; triển lãm hội họa/điêu khắc/nhiếp ảnh/bonsai hài cú,… (Nguồn https://www.thehaikufoundation.org).

[2] Năm 1989, ba hội đoàn hài cú hàng đầu tại Nhật gồm Association of Haiku Poets (Hội Thi Nhân Hài Cú), Modern Haiku Association (Hội Thơ Hài Cú Hiện Đại) và Association of Japanese Classical Haiku (Hội Thơ Hài Cú Cổ Điển Nhật Bản) đã liên kết thành lập Haiku International Association (HIA, Hội Hài Cú Quốc Tế) để đáp ứng với tình hình phổ biến của hài cú khắp thế giới và thăng tiến tình giao hữu/giao lưu với mọi người khắp nơi ngoài nước Nhật ái mộ thể thơ này. Ngày 22/7/2016, HIA đã đề cử một hội đồng xúc tiến việc đăng ký thơ hài cú vào danh sách của UNESCO World Intangible Cutural Heritage (Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của Thế Giới). Trong cuộc tham luận chung, đại diện các hội đoàn trên đã đồng thuận rằng thơ hai cú có sức hấp dẫn mạnh mẽ và sâu rộng do bốn yếu tố chính:(a) tính hấp dn qun chúng (Mass Appeal), (b) tính phổ  biến (University), (c) tính an lạc (Peace): những chủ đề của hài cú thường phát xuất từ sự quán sát thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày; hài cú có thể chuyển cái nhất thời, ngắn ngủi thành vĩnh cửu, bất diệt. Quán sát thiên nhiên khiến con người trân quí và bảo tồn thiên nhiên, tạo sự hiểu biết tương liên, tương hệ giữa con người và thâm thiết với an lạc hạnh phúc chung , với hoà bình thế giới; (d) giáo dục siêu việt cho thế h kế tiếp (Transcending Education for the Next Generation): sự đơn giản của thể thơ hài cú giúp khả năng tự diễn đạt thêm dễ dàng, nâng cao việc dụng ngôn thêm bén nhạy, tập cho tư duy diễn đạt được cô đọng, ngắn gọn. Như vậy, ngoài đặc tính văn học nghệ thuật, tính chân thiện mỹ (shin, zen, bi) thì thơ hài cú, về mặt ngôn ngữ học, có khả năng giúp trẻ em Nhật và của các nước trên thế giới cải tiến, trau dồi ngôn ngữ nói và viết (tiếng mẹ đẻ) thêm hiệu quả (Nguồn www.haiku-hia.com).

 



Chuyên mục:Lotus Media, Trên kệ sách

Thẻ:,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: