Trần Ngân Hà: Giọt Mật -Thi ca, Thi Sĩ và Triết nhân

ÐỨC PHẬT TRÊN CÕI PHÙ DU – THÍCH PHƯỚC AN
Biên tập: Hạnh Viên
Trình bày & bìa: Uyên Nguyên
Nhà xuất bản Hồng Ðức in lần đầu, 2012
Hương Tích Phật Việt tái bản, 2014.

Dường như tập sách “Đức Phật trên cõi phù du” * của Sư thầy Thích Phước An, một lần nữa khẳng định các bậc tư tưởng, từ Người đã đạt đến Chánh Đẳng, Chánh Giác cho đến các Triết nhân hiện tại, đều là những Thi Sĩ.

Nhưng nếu Thiền định đưa anh đến với bản lai diện mục của con người thì Thi ca lại là một thế giới hư ảo mà anh cần tới để phân biệt được hư-thực, ngôn ngữ và vô ngôn, tìm kiếm chiết tự trong sâu thẳm để nhận ra rằng cuối cùng chỉ là ảo giác.

Sau khi đọc xong tập sách “Đức Phật trên cõi phù du”, tôi đang như đi trong một thế giới khác thì anh bạn vong niên gọi đi uống Vang.

Thế giới Vang và các loại mùi hương khiến cho thi sĩ đi cùng ngây ngất. Một thi sĩ vẫn còn đang ở trong giấc mộng thi ca, anh toan đọc thơ nhưng có lẽ mùi hương nồng nàn quyến rũ đầy nhục dục đã ngăn anh lại, giữ anh lại để không còn cất thêm lời nào nữa.

Cõi vô ngôn là đây, ngây ngất tỏa hương

Rồi tôi quay trở về với thế giới Thi ca của các bậc triết nhân. Tôi nghe Hoderlin qua tiếng thanh của Heidegger và Bùi Giáng. Tôi rơi vào trong cõi trăng sáng đau đớn lạnh lẽo khiến con người nhận ra mình cần hơi ấm nhân gian biết bao của Hàn Mặc Tử, từ đây tôi nghe một vị tu sĩ kể chuyện sinh tử bằng thi ca, thơ mộng và đớn đau, nhưng không thể không có thử thách ấy. Không thể chỉ liếm giọt mật mà sống, anh phải nhảy xuống cho kẻ khác cắn rứt thịt da mình, và từ sự đớn đau ấy cất cao tiếng hát. Từ đớn đau ấy, anh mới hiểu giá trị của một con người để không chỉ làm một bầy cừu đợi người cho ăn cỏ. Giá trị của một con người, chính là nhờ vượt qua nỗi đau tận cùng của thể xác và tinh thần, mới nhận ra giá trị của sự sống. Nếu không, sẽ vô cùng sai lầm với cái chết, dù là cái chết vẹn toàn, dù là cái chết để đi đến một thế giới khác, nhưng liệu thế giới ấy có thực sự đẹp hơn thế giới này không? Một thế giới không có đau thương ư? Không thể!

Nếu anh không thể đắc đạo để thoát khỏi sinh tử như Triết nhân Cồ Đàm, thì anh cũng không lấy đó làm vô vọng, bởi anh vẫn còn rất nhiều cơ hội để thoát khỏi thân xác phàm tục đày đọa bởi thống khổ nhân gian, dù anh cũng thừa biết, thật là một thế giới giả tạm anh đang bước vào.

Nhưng Thi ca, Thiên đường của Tagore, Kalir Gibran, Hoderlin, Goeth, Rimbaud và Verlain, Boris Partenak, Apolinaire… là nơi an trú của các thần thánh thi sĩ, và Tu sĩ Thích Phước An đã gọi đó là “cõi phù du”, Đức Phật, ngài ở trên nó, là ngài không còn ở đó, nhưng ngài hiểu đấy là nơi mà các thánh thần có thể du hành, tạm nghỉ đến đi đến tiếp cõi Niết Bàn, không còn sanh tử.

Vì thế, ngay cả ở cõi dương gian, khởi sự, sinh ra anh nếm giọt mật mà hun đúc sức mạnh nội tâm sau khi đã trải qua bao đớn đau, để có thể thần thông vượt qua ba cõi, thì anh sẽ rơi vào ngay cõi thi ca, gặp các thi sĩ, các triết nhân…

Và tôi chỉ có thể mô tả một chút về cái nhìn của mình sau khi mấy ngày đêm đắm chìm trong từng lời thật giản gị, trong sáng của một bậc tu sĩ viết về thi ca, để sau đó nhận ra các mùi hương trong các loại vang trắng, vang đỏ… là thế giới mà tôi đang sống cần phải bước qua, không được liếm mật nữa, nhưng cũng cần phải có một chút thi vị khi bắt đầu tiếp tục với nỗi đau trần gian trải không biết bao nhiêu kiếp mới từ bỏ được dục vọng và ham muốn từ bản năng ngang trái của mình

Sài Gòn, tháng tám, 2014
Ngân Hà

* Tháng 10.2016, cuốn sách “Đường về Núi cũ Chùa xưa” của Thầy Thích Phước An sẽ tiếp tục xuất bản. Tôi sẽ có bài viết lần lượt về tập sách này vào các thứ Bảy, bắt đầu vào tuần sau. Mời các bạn đón đọc

 

Pho: Trần Ngâ Hà (Ảnh: Tuấn Khanh)



Chuyên mục:Bài hay trên net.

Thẻ:, ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: