Blogger Mẹ Nấm (Ảnh: Internet)
Nhiều người mình từ trong nước lẫn ngoài nước khi gặp tôi đều hỏi, tại sao khi mọi thứ trong đời xem chừng yên ổn mà bà mẹ hai con lại lên tiếng về mấy vấn đề xã hội chi cho phiền thân. Đi đâu cũng nghe hỏi động cơ nào, động lực nào, nguồn cơn nào dẫn tới… nghe hỏi miết bắt quen luôn.
Gần đây, khi có mặt ở Oslo Freedom Forum, tôi gặp nhiều nhà hoạt động nhân quyền đến từ nhiều Quốc Gia trên Thế Giới. Có những nước thậm chí còn phải nhìn chữ viết đặng đọc cho đúng tên chứ nghe qua thấy mơ hồ.
Ở đó tôi gặp một em sinh viên năm nhứt, mười chín tuổi đời, dân New York xịn. Vì em không là khách mời nên phải xếp hàng mua vé hay đăng ký vào dự. Tôi hỏi em tại sao em lại quan tâm về Human Righs? Em cười, gãi đầu cảm thán “quào, một câu hỏi thú vị” rồi mất một lúc em bảo “em muốn tới để biết chuyện gì đang xảy ra trên Thế Giới. Ba mẹ em đều là luật sư và chị biết đó, New York là nơi dân nhập cư từ khắp nơi đổ về. Em được ba mẹ chia sẻ khá nhiều về công việc họ làm trong những bữa tối. Và em biết, ngay tại Mỹ, đất nước tiến bộ và vấn đề Nhân Quyền được đặt lên hàng đầu thì những bất công trong xã hội vẫn cứ xảy ra. Chắc hẳn các quốc gia khác còn tệ hơn. Em muốn biết”. Tôi hỏi tiếp “tuổi trẻ như em, em có đủ điều kiện để vui chơi và tận hưởng mọi thứ. Em có nhiều mối quan tâm hơn sao lại chọn Human Rights và các vấn đề của các quốc gia khác?” Em bảo “thí dụ như hôm nay em gặp chị, chị tới từ Việt Nam. Em chưa bao giờ biết gì về đất nước chị nhưng rõ ràng nói chuyện với chị em rất vui. Biết đâu chúng ta sẽ là bạn và nếu như em có thể chia sẻ với chị câu chuyện đất nước của chị thì tuyệt hơn đúng không? Biết đâu chúng ta có thể làm gì đó để giúp người khác. Ba mẹ em luôn giúp người khác và em cũng muốn như họ”. Tôi chào em vì thời gian không nhiều , tôi trao đổi với em số điện thoại, nhìn cậu trai mà tôi như chợt thấy Saphia của mình tám chín năm nữa vậy. Nhân Quyền đôi khi cũng chỉ là quyền được yêu thương, giúp đỡ người khác thôi mà. Cần gì phải lý do.
Tôi gặp nhiều những người khác và trong cuộc trò chuyện, dù biết là ngớ ngẩn tôi vẫn cứ thử hỏi họ cùng câu hỏi trên. Và rồi, không ai trong số họ có câu trả lời nào “ra hồn”. Họ toàn có vẻ bị khựng lại chút rồi “hông biết nữa”.
Không phải ai trong số những người được mời tham dự conference đều có câu chuyện đầy thương đau và đầy cảm hứng liên quan đến vấn đề Nhân Quyền. Họ, những con người đến từ những đất nước có nền Tự Do Nhân Quyền mà tôi và bạn bè ao ước mãi vẫn cứ đặt chân mình vào lãnh địa này, chẳng một lý do. Bởi vì sao? Vì nếu như có ai đó hỏi chúng ta, tại sao chúng ta lại ăn và uống mỗi ngày? Nghe há chẳng phải kỳ lạ lắm sao. Nó hiển nhiên và căn bản đến thế kia mà.
Nhưng đi, nói, hỏi, nghe, ngẫm mới thấy xót xa cho quê hương mình. Nhân Quyền là cái gì đó rất là Phản Động. Nhân Quyền là thứ gì đó rất sa sỉ và ngoại bang. Nhân Quyền là thứ mơ mộng rất hão…Bởi thế, nên ta vẫn cứ đặt cho nhau hàng vạn lần câu hỏi “động cơ là gì? Nguyên do từ đâu?”…
Tôi nghe câu chuyện của Leyla Hussein và campaign FGM (Female Genital Multilation) ở UK khi cô là nạn nhân của hủ tục cắt bỏ âm vật những trẻ em lên bẩy lên tám, để đảm bảo sự trinh tiết của đứa bé gái cho tới khi em lấy chồng cũng như giảm đi những ham muốn sinh lý phụ nữ bình thường hòng giữ sự thuỷ chung về sau. Liên đới, sau những vết cắt đầy hủ tục và man rợ đó, sẽ không thể nào phân biệt nỗi đứa bé gái nào bị tổn thương do tục lệ, đứa bé nào bị xâm hại tình dục…Leyla đã trải qua những điều đó từ khi cô bẩy tuổi, ám ảnh cô tới tận bây giờ và để bảo vệ con gái mình, cô đã đứng lên đấu tranh và trở thành nhà hoạt động danh tiếng bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Nhân Quyền là quyền được bảo vệ mình và con cái đó chứ đâu. Phản động chăng?
Tôi được nghe câu chuyện của Marina Nemat, người phụ nữ đã thoát chết từ Iran và đang sống tại Canada với hai quyển sách nổi tiếng viết về đời mình, chặng đường tới nay chưa dừng để đấu tranh đòi quyền được hát ca, được khiêu vũ, được tự do biểu đạt, biểu diễn khi còn là trẻ vị thành niên. Rồi trải qua những tháng ngày bị tra tấn khủng khiếp trong nhà tù. Những cơn đau tra tấn đến độ chị quên cả lời cầu nguyện, chỉ bật cười. Những người bạn cùng đứng lên đấu tranh với chị người thì bị hiếp, người thì bị giết…Chị bị một gã quản tù dùng quyền hành của mình để cưỡng ép. đe doạ gia đình chị để kết hôn với chị, đối với chị đó không khác gì bị hãm hiếp và để ép chị, một người Công Giáo phải theo đạo Hồi…Câu chuyêjn của chị là máu và nước mắt.Hành trình của chị không phải để riêng mình được đặt chân tới đất nước tự do. Chị vẫn đấu tranh để mong ngày được quay về trên quê hương…Nhân Quyền là quyền được nói, được hát, được tự do tín ngưỡng, thế thôi. Phản động chăng?
Tôi được nghe câu chuyện của Maria Toorpakai , vận động viên squash hàng đầu Thế Giới người Canada gốc Taliban. Taliban là nơi mà cô sanh ra và lớn lên, phụ nữ không được quyền chơi thể thao. Cô may mắn được cha mẹ ủng hộ sự khác biệt nên đã mặc nhiên ăn bận, sống và chơi thể thao như một đứa con trai để lách luật. Cô đã đứng lên để đòi Quyền Phụ Nữ và thể thao là con đường để cô đấu tranh hoà bình. Nhân Quyền là quyền được sống đúng con người mình, là quyền được thực hiện điều mình đam mê bất kể giới tính, thế thôi. Phản động chăng?
Tôi được nghe câu chuyện của Wuilly Arteaga cùng cây đàn violon của mình đến từ nhà tù Venezuela. Em mặc đúng bộ quần áo mang sắc cờ dân tộc mà em từng mặc. Cả Thế Giới đã thấy em ôm cây violon chơi bản Quốc Ca không ngừng, chân vẫn bước xuyên qua làn hơi cay, vũ lực từ phía quân đội. Một mình em đứng kéo đàn giữa tứ bề quân đội bao vây. Em và đồng đội bị bắt, nhiều bạn em đã hy sinh. Em không được đi học, khi biết tới internet, em học vĩ cầm qua youtube, em biết tới những khái niệm dân chủ, văn minh và quyền con người cũng qua internet. Đứng trước khán phòng hàng ngàn người. Em hát bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, em kéo vĩ cầm, loại nhạc cụ nhỏ nhứt nhưng âm thanh cao nhứt trong các loại vĩ cầm. Như em vậy, xác người nhỏ bé nhưng trái tim quả cảm. Lời cuối, em chơi nhạc cho bạn mình đã khuất, cho quê hương mình và kêu gọi sự giúp đỡ để quê hương được tự do đúng nghĩa.
Trong nhiều câu chuyện của nhiều con người tuyệt vời, tôi nhớ câu chuyện của Vladimir Kara-Murza. Một nhà báo, nhà làm phim và hơn hết là một chính khách đối đầu với điện Kremlin, là nhà hoạt động đấu tranh dân chủ của Nga. Một phần nhỏ trong nhiều câu chuyện trên hành trình đấu tranh dân chủ anh kể, tôi mỉm cười trước bức ảnh hoa hồng trên nòng súng xe tăng. Anh và hàng ngàn người biểu tình ôn hoà đã dùng hoa hồng đặt lên nòng súng và những chiếc tăng cuối cùng đã dừng rồi quay đầu. Nói vậy, không có nghĩa là con đường đấu tranh của anh dễ dàng, ngược lại đầy chông gai và suýt mất mạng đôi lần. Nhưng cuối cùng, tôi cũng lại nhớ mãi điều anh nói “ cuộc chiến này là của chúng tôi, chúng tôi sẽ tự lo liệu” và rồi anh kêu gọi những người đang nghe anh, hãy giúp phong trào dân chủ của nước Nga bằng cách duy nhứt là đừng ủng hộ nhà độc tài Putin lẫn chính phủ độc tài dân tộc của ông ta. Còn lại người dân Nga sẽ phải lo việc của người Nga. Chợt nhớ tới câu nói của cựu tổng thống Hoa Kỳ Obama trong chuyến ghé thăm Việt Nam cuối nhiệm kỳ dường như ông cũng nhắn nhủ nhân dân Việt Nam y vậy và dường như cũng khiến người dân VN hờn lắm vì cho rằng ông phủi tay trước sự trông mong vào tiếng nói của ông. Quả thật, chuyện nước mình nếu không là người dân mình nói, làm thì kêu ai cũng bằng bấy.
Sau những ngày ngắn ngủi dự OFF tôi nhìn thấy một khái niệm tổng quát thật dễ hiểu về cái gọi là Nhân Quyền.
Ai cũng là nhà đấu tranh nhân quyền cả.
Quyền được hát, quyền được chơi thể thao, quyền được nói, quyền được bảo vệ bản thân, quyền được đòi hỏi sự thay đổi… Và cả quyền được ủng hộ những người đang đấu tranh vì những quyền căn bản chung.
Nếu ai đó cấm bạn hát một bài hát và bạn bỏ hát bài hát bạn yêu thích ấy tức là bạn chối bỏ quyền con người của bạn.
Nếu ai đó cấm bạn hoạt động thể thao, vui chơi, bạn bè, tụ hội và bạn dừng làm việc đó tức là bạn chối bỏ quyền con người của bạn.
Nếu ai đó cấm bạn bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, chánh kiến và cấm bạn thảo luận với người khác và bạn im tiếng, dừng bày tỏ tức là bạn đang chối bỏ quyền con người của bạn.
Nếu ai đó làm điều gì tổn hại tới thân thể, tương lai và hạnh phúc của chính bạn, con cái bạn, gia đình bạn mà bạn im lặng không dám lên tiếng bảo vệ những điều đó tức là bạn đang chối bỏ quyền con người của bạn.
Nếu bạn thấy một thể chế độc tài và bất công. Nếu bạn tin những thế hệ người mới có thể làm tốt hơn. Hoặc chí ít bạn tin xoá bỏ độc tài, đa nguyên là một hình thức tiến bộ và giảm thiểu bất công trong xã hội và bạn lên tiếng để có được điều đó thì đó cũng là NHÂN QUYỀN.
Nhân Quyền suy cho cùng rất đơn giản. Đâu cần tổ chức, hội đoàn, nhà chánh trị, luật sư mới có thể lên tiếng nhân danh Nhân Quyền. Bất cứ ai nhân danh bất cứ một quyền lợi căn bản đáng có nào và chống bất công để đòi hỏi có nó, lên tiếng ôn hoà dưới mọi hình thức từ dùng lời ca, tiếng nhạc đều là đã đặt chân mình lên vùng văn minh nhân loại mang tên Nhân Quyền.
Thực phẩm, nước uống, không khí, giáo dục, giải trí,…và nhân quyền. Căn bản từ cốt lõi cho đến tiến bộ, văn minh. Không thể tách rời.
Vậy, tụi mình đừng hỏi nhau câu kỳ khôi đó nữa được không. Bình thường thôi mà. Tại sao lại không khi chúng ta đang tạo ra cả thế hệ loài người mới. Lẽ nào yêu chúng đến thế, cho chúng cơm nước lớn lên lại giựt lại Nhân Quyền khiến chúng lùi lại thêm bao lâu nữa so với Thế Giới đang vận động ngoài kia tụi mình mới vừa lòng mà hèn?
Lẽ nào đấu tranh chỉ để nhân danh vì tụi nhỏ? Tụi mình cũng cần mà. Giờ mình hổng nói, mai bắt tụi nhỏ nói cho hay sao?
–Ubee Hoàng–
FOODS, WATERS AND HUMAN RIGHTS
Many people I have met, both in Vietnam and overseas, often asked me crucial questions, asking me, “why would you raise your voice for social issues when you and your childrens were living a prosperous and successful life? Why did you even take the initiation to address these issues?” Wherever I went, these same questions was asked over and over again, “What motivation? What reason?”
Recently, I had the privilege to participate the Oslo Freedom Forum where I met a plethora of social activists from many countries around the world. There are countries whose names I never heard of my entire life, and I had to literally look at every single word written in the countries list in order to pronounce the names of the countries correctly.
I met a young, 19 years old freshman who was an authentic home grown New Yorker, while he was standing in line to register for the conference. I asked him this question, “Why do you concern about Human Rights?” He answered me smiling, “Wow, an interesting question.” It took him a few moments to continue saying, “I want to come here to see what is going on in the world. My parents are lawyers, and as you know, New York is a place that has immigrants from all over the world. My parents shared with me a lot about their work and importance of Human Rights at the dinner tables. I know even in America, this country is considered the most developed and Human Rights are respected very much, yet still there are injustices happening in our society. Perhaps, it is even worst in other countries, and I want to know about that.” I continued to ask him, “a young man like you, having a lot of opportunities to enjoy other things, why do you concern about Human Rights and the issues of other countries?” He said, “I’ve never known much about your country, but to have a special occasion to meet people like you is a wonderful thing, and obviously I feel very good talking to you. We could be friends, who knows, and you can share with me more about your country and probably I can do something to help. My parents always help other people and I believe they also expect me to do so.” Though I had to say goodbye to him (after exchanging our phone numbers) because of time interest, I really felt inspired by this young man. What I see in him I can also imagine in my daughter’s potentials when she turns 18. Human Rights sometimes are just simply the right to love and the right to help others. Do we really need a reason for that? I purposely asked this same question to people I met at the conference, and yet none of them could really give a concrete reason, many of them just paused and simply said “I don’t know.”
There were not many people at the conference who had witnessed or experienced the tragic and provoking stories like we endured. Most of them come from countries whose freedoms and rights are highly respected that my fellow countrymen and I could only dream of. They, nonetheless, have been fighting tirelessly for human rights without inquiring for a specific reason. Why is it? The answer is simple: do we really ask for a reason for our basic needs of foods and water? Definitely not. Why, then, do we ask for a reason to fight for Human Rights? Are they not the as basic and fundamental for every human life?
After seeing these things, I really feel pity for people in my country where human rights are something that often seen as rebellious and alien. For them, these are only abstract ideas that we can never obtain. Thus, they ask the same question repeatedly, “What motivation? What reason?”
I heard the story of Leyla Hussein and her campaign in UK to stop Female Genital Mutilation (FGM). She herself was a victim of the terrible ritual of cutting the genitalia. The reason behind this terrible ritual was to keep the virginity of the girls till their marriage and to reduce the hormones in women so that they could be faithful to their husbands. Consequently, these girls were horrifically traumatized because the double-suffering they had to endure: the insane ritual itself, and the rapes. Leyla went through all these terrible experiences when she turned 7. Hence, she wanted to protect her daughter. She became a well-known activist for women and children. Obviously, to protect ourselves and our children is not a rebellious thing, rather, it is a human right.
I heard the story of Marina Nemat, the woman who survived the Iranian prison. She is currently living in Canada and is the author of two famous books about her memoirs of what she has gone through in her path of an activist. She fought, since her youth, for the right to sing, the right to dance, and the right to perform. She went throught the cruelest persecutions in the Iranian prison, which sometimes reached their climax in her painful smiles. A prison guard named Ali had fallen in love with Nemat and used his father’s connection to the Ayatollah to commute her sentence to life in prison. Threatening to harm her family and friends, he forced Nemat, a Christian, to marry him and convert to Islam. Her goal of journey as an activist is not to arrive at a free country by herself, rather, she keeps fighting in order that one day she may return to her home country. Human rights are simply the right to speak the truth, the right to sing, the right to freedom of religion, etc. Why, then, is it a rebellious thing?
I heard the story of Maria Toorpakai, a worldly-known Pakistani squash player who was born in a tribal Taliban region where she was never allowed to play sports. She was very fortunate to have her parents always supporting her. She dressed in boy’s clothes and played just like a boy. She stood up for Women’s rights and she chose to do that by doing sports. Human Rights are just simply the right to be who we are and the right to pursue our dreams no matter what gender we are. Is that something rebellious?
I also heard the story of Wuilly Arteaga and his violin. Wuilly Arteaga never went to school, and he learned to play his violin via the internet. He came from the Venezuelan prison. At the conference, he dressed in the colors of his national flag. The world has seen the renowned image of him playing the national anthem on his violin despite of tear-gas and bullets. There, surrounded by aggressive forces and violence, he was playing his violin as a non-violent protest message. He played for his own friends who were arrested and killed. On that day, at the conference in the presence of thousands of people, he was still singing in his own native language and playing his violin, a small instrument with its most touching sound. He is a small stature man with the bravest heart. He was playing his countries national anthem song and his music represents fighting for freedoms in his country, and fight for those freedoms for his people.
Among many wonderful stories I heard, I also remember the story of Vladimir Kara-Murza, a journalist and a film director. He was by himself fighting with the Kremlin palace for democracy in Russia. One very profound detail I noticed from his many stories was the roses he placed on the tank of the Russian forces. He and thousands of non-violent protestors have done this till the end, and the last tank finally stopped and completely changed its direction. This is not to say that non-violent protesting is an easy path to take, rather it is very difficult. Vladimir Kara-Murza had chosen this path regardless of the danger that could harm to him, and in fact there were many occasions when he almost lost his life. I was very impressed by what he stated, saying, “this is our war, and we will do it ourselves.” He calls upon everyone at the conference to help him by not supporting Putin and his regime, and that was the only thing he requested for his people. The Russians will have to do all the rest by themselves.
I recalled a message from the Former US President of America, Barrack Obama, to the Vietnamese during his visit to Vietnam. He said the same thing that they had to do these things by themselves. In fact, many people were not very happy about this statement but whether or not we must accept it, we still have to do it ourselves. It is the only way. We have to change our country by our voice and activism.
After these wonderful days participating the Oslo Freedom Forum, I realized that Human Rights are something very concrete and practical.
Everyone can be an activist.
People should be fighting for the right to sing, the right to play sports, the right to speak freely, and even the right to support those who fight for these fundamental rights. If there are people who stop you singing a song you like, they are denying your human right. If they prevent you from playing sports, entertaining, gathering, etc. they are denying your human right. If people do not allow you to express your opinions and you silence your personal of view, you are being denied your own human right. If there are people who do things that violate your happiness, your body, your children, and your family and yet you do not raise your voice, you are denying your own human rights. You are living with an unjust dictatorial regime, and if you believe a new regime could do better, or at least you believe a new type of democracy can reduce injustice and promotes development in your country, then raise your voice. This is Human Rights. Human Rights do not belong only to certain organizations or politicians or lawyers; rather, it belongs to everyone. Whoever raises his or her voice for the most fundamental rights of people, using non-violence means, that person is fighting for Human Rights.
Foods, Water, Clean Environment, Education, Entertainment, and Human Rights: these are so fundamental and inseparable to the development of human dignity. We, therefore, should not be asking each other that strange question anymore. Why do we give our children everything but don’t have basic Human Rights? Why do we only fight in the name of our children’s future, what about our Human Rights? If we do not raise our voice, why do we expect the next generation to do so?
– Ubee Hoang–
Chuyên mục:Bài hay trên net.
Trả lời