Đã là một phiền toái/such a nuisance – Thơ ng. anhanh

đã là một phiền toái | Such a nuisance
thơ [poems] ng. anhanh
english translation by ng. anhanh
edited by lê đình nhất-lang
Trình bày: Rin Vũ
Thiết kế bìa: Châu Thành Phan
ISBN: 978-604-84-4079-4
copyright © 2019, ng. anhanh
Công ty tnhh domino books
Email: domino.dominobooks@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dominobooksstore/
Website: www.dominobooks.vn

 

ngày mai
tôi muốn thấy mình
đổ quỵ

 

Thơ tự thú (confessional poetry) ra đời giữa thế kỷ 20 ở Tây phương, như là một phản ứng lại với dòng thơ nhân cách hóa, điển hình hóa vốn đang quá phổ biến, thịnh trị. Dù nhiều nước Đông phương tin rằng “văn là người”, nhưng đi vào chi tiết, cũng như Tây phương, đa số giới làm thơ không dám khẳng định bài thơ như là lời tự thú của chính mình. Trong bối cảnh văn chương và tâm lý như vậy, đọc tập thơ Đã là một phiền toái sẽ thấy khá khác biệt, vì đây chỉ là những lời tự thú của chính ng. anhanh.

Thơ tự thú thường cày xới vào cái tôi tác giả, tập trung vào các thái cực tâm lý, sự cấm kỵ, bệnh tâm thần, phức cảm tình dục, thậm chí ý định tự tử… Dù không bao hàm hết các khía cạnh này, nhưng tập Đã là một phiền toái của ng. anhanh cũng đủ khiến người đọc cảm thấy lo lắng, thấy ớn lạnh…, vì vậy mà thấy kích thích, thấy thú vị vì sự mới mẻ, táo bạo. ~ Nhà thơ Lý Đợi

Đừng đọc vị thơ tôi/ Những ý phơi bày/ Lõa thể có thể được coi là Tuyên ngôn thơ của ng. anhanh chăng?

Các cụm từ “cô đơn”, “cô độc” dày đặc trong tập thơ (Tôi chỉ chắc mình sở hữu cô đơn… Nỗi cô đơn của tôi, là tôi… Cô đơn là vết thương không cần chữa lành…), có thể được coi là những từ chìa khóa của thơ ng. anhanh chăng?

Không che chắn, không gìn giữ, ng. anh anh “phơi bày” nỗi đau, sự dằn vặt, nỗi cay đắng, thậm chí, ước muốn “thấy mình đổ quỵ”, thậm chí, coi sự tồn tại của mình là “một phiền toái” qua từng đoạn thơ, từng câu thơ, từng chữ. Chúng không chỉ cứa vào lòng cô: “chúng ta cứa vào lòng nhau nỗi đau” mà còn cứa vào lòng những ai đọc cô.

Tuyệt vọng là một trạng thái tinh thần, một biểu hiện của nhận thức. Không biết tuyệt vọng, sẽ không có hy vọng, không biết đau khổ sẽ không nhận ra Hạnh phúc. ng. anhanh chẳng đang gọi đó sao: Xin hãy cho tôi một cuộc sống an lành… Đừng đẩy tôi đi… Tôi mong ai đó gọi tên mình…

Phải chăng trong tình cảnh này, cửa thoát hiểm duy nhất của ng. anhanh là Thơ. ~ Nhà thơ Ý Nhi

“Con tim tôi sẽ run lên/ lần tai biến cuối”. Những câu thơ làm ta sững sờ. Hình như lần đầu tôi được đọc thứ thơ Tự phân tâm (self-psychoanalizing) trong thơ Việt Nam. Tuy rằng thơ trữ tình nói chung vốn có bản chất là tự giãi bày (hoặc kể lể tâm tình hoặc vọt trào cảm xúc…), và giãi bày cũng thường là cái mạnh của phái yếu (ở Mỹ từng có cả một trào lưu “confessionalism – tự thú” những năm 1950 với Sylvia Plath, Anne Sexton…), nhưng tôi chưa gặp ở đâu như trong tập thơ đầu tay của ng. anhanh, mỗi bài thơ dường như là một bản tự phân tích những chấn thương, nghịch lý trong cõi sâu của mình, rồi tự phản biện, tự tranh cãi, rồi van xin… Hình như Thơ đã giúp tác giả thoát ra được khỏi “cái lồng” mà lâu này một con người khác của cô đã “nhốt” cô vào, để cô nói ra được “câu chuyện của tôi”. Một câu chuyện ta chỉ có thể gặp trong những cơn ác mộng như thế này: “Tôi cắm nén nhang/ Người giục tôi bỏ chạy/ Tôi còn chưa kịp nhận ra/ Đó có đúng mộ phần của tôi?” ~ Nhà thơ Hoàng Hưng



Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách

Thẻ:,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: