10.1 “Chiến tranh mạng”: Đại chiến quốc tế và nội chiến đàn áp nhân dân
(2013.03.30)
“Báo cáo Mandiant: Tiết lộ về một cơ quan gián điệp trên mạng internet của Trung Quốc” được công bố ngày 18 tháng 2 năm 2013 đã trở thành một sự kiện quan trọng trong chiến tranh trên mạng internet giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều đáng tiếc là, mức độ theo dõi của dư luận và truyền thông hai quốc gia Trung Quốc Hoa Kỳ về cơ bản là ở bề mặt và cái nhìn ngắn hạn, không cách nào nhìn thấy được mánh khoé về một cục diện đã sớm được hình thành vài năm trước, hơn nữa quyết định lấy vận mệnh của nhân loại và cục diện thế giới trong thế kỷ 21.
Tự do Internet
Ngày 21 tháng 1 năm 2009, tại Viện bảo tàng Truyền thông Newseum ở Washington D.C, Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Clinton đã tổ chức một bài phát biểu về vấn đề tự do internet. Bài phát biểu này không có tiêu đề. Nhưng nhìn từ nội dung toàn văn bài nói chuyện, tôi nghĩ là có thể lấy cho nó một tên gọi như là “Tự do mạng internet là một trong bốn hạch tâm tự do ở thế kỷ 21”. Giống như những gì Quốc vụ khanh Clinton đã nói: “Những nguyên tắc mà tôi đã nêu ra hôm nay sẽ trở thành phương châm hưỡng dẫn chúng ta trong vấn đề đối đãi với tự do internet cũng như kĩ thuật sử dụng”. Lịch sử sẽ chứng minh, những điều mà Clinton đã cảnh cáo như “có một số quốc gia dựng lên rào cản điện tử”, “một bức màn thông tin mới đang được hạ xuống ở nhiều nơi trên thế giới”, tầm quan trọng của những cảnh báo này được xếp ngang hàng với “Diễn văn về Bức màn sắt” của thủ tướng Anh Winston Churchill. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã diễn ra từ lâu, nội hàm của cuộc chiến này bao gồm “Cuộc chiến tư tưởng” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (cuộc cạnh tranh về ý thức hệ, biểu hiện của nó là sự thách thức của “Đồng thuận Bắc Kinh” đối với “Đồng thuận Washington”), “Chiến tranh truyền thông” (lấy The New York Times dẫn đầu đã dẫn đầu dư luận toàn cầu tuyên chiến với chế độ độc tài đầu sỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc), chiến tranh mạng, “chiến tranh tiền tệ” (quan hệ chủ nợ con nợ giữa Trung Quốc Hoa Kỳ và việc thả nổi giá trị tiền tệ ngày càng tăng mạnh) cùng chiến tranh gián điệp. Hơn nữa, khi chiến trường không tiếng súng không ngừng được nâng cấp bởi sự mất tin tưởng lẫn nhau cũng như và lòng thù hận không ngừng được tạo ra, Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản (cùng với các quốc gia đồng minh của họ) cũng đang đi gần đến một trận hải chiến ở Tây Thái Bình Dương.
Tấn công mạng internet dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc
Về vấn đền an ninh mạng, tôi không phải là một chuyên gia. Nhưng tôi có thể nói, chính phủ Trung Quốc, thậm chí là các tổ chức quân sự nước này phát động tấn công mạng một cách toàn phương vị đối với các tổ chức xã hội Hoa Kỳ là một sự thật không cần tranh cãi. Đầu tiên, chúng ta có thể đọc kĩ “Báo cáo Mandiant” dài 76 trang, qua đó ko khó để nhìn ra thật giả. Báo cáo này dùng những sự kiện có thật để chứng minh, đơn vị quân đội Trung Quốc đóng tại Cao Kiều, quận Phố Đông thành phố Thuượng Hải là đại bản doanh đã phát động tấn công mạng vào Hoa Kỳ và 14 quốc gia khác. Thứ hai, với tư cách là một học giả đã công tác và nghiên cứu học tập tại khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Phục Đán, tôi biết rất rõ mối quan hệ giữa Cục II thuộc Tổng cục kĩ thuật Quân đội Trung Quốc với chiến tranh gián điệp quốc tế. Tôi giảng dạy lớp Chính trị Quốc tế khoá 1986 có 3 người sau khi tốt nghiệp được phân bổ về cơ quan này. Mà trong những tên tuổi thành viên thuộc đội quân 61398 được tiết lộ có 1 người là học sinh của tôi. Cuối cùng, trong 5 năm gần đây nhất, bản thân tôi đã gặp phải vô số tấn công mạng (ví dụ, ăn cắp thông tin từ máy tính của tôi, xâm nhập vào hòm thư điện tử cá nhan, gửi thư điện tử chứa virus, thậm chí xây dựng một trang mạng cá nhân của tôi ở Trung Quốc, ý đồ đem những người có liên lạc với tôi dẫn dắt tới một trang chủ bí ẩn…). Bạn bè của tôi, chủ biên tờ “Ngắm nhìn Trung Quốc” Trần Khuê Đức cũng bị tấn công bằng mã độc, kết quả là máy tính bị phá huỷ, tài liệu lưu trữ bị tổn thất.
Những khác bất đồng lớn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Nguy cơ dẫn tới xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không chỉ ở hành vi tấn công các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học kĩ thuật, ngành công nghệ thông tin, năng lượng và hàng không vũ trụ cũng như các cơ sở hạ tầng cơ bản của Hoa Kỳ trên diện rộng và trong thời gian dài của chính phủ và quân đội Trung Quốc, mà điều càng nguy hiểm hơn đó là, đối với những cảnh cáo từ phái Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc không xem đó và vấn đề nghiêm túc. Những bất đồng và hiểu lầm về một loạt vấn đề quan trọng giữa hai quốc gia Trung Quốc Hoa Kỳ đã tập trung vào cách nhận thức và giải thích khác nhau đối với “Báo cáo Madiant”.
Thứ nhất, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có cách hiểu khác nhau đối với khái niệm và nội hàm về chủ quyền.
Bản thân là một kẻ đi sau trong quá trình hình thành quốc gia dân tộc, đối với khái niệm “chủ quyền tối thượng” thì Trung Quốc vẫn là không cách nào hoàn thành được thời kỳ cai sữa (điều thú vị là, nhà lí luận think tank cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hỗ Ninh đã dùng nghiên cứu về “ lý thuyết chủ quyền” để lấy học vị Thạc sỹ khoa Chính trị Quốc tế trường Đại học Phục Đán, hơn nữa hướng dẫn người vợ thứ hai của ông ta cũng cùng một chủ đề để hoàn thành luận văn học vị Tiến sĩ). Càng quan trọng hơn là, Khái niệm chủ quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức nhấn mạnh sự kiểm soát của quốc gia đối với “không gian vật lý” và “thân thể người dân”, khi nó theo đuổi loại kiểm soát như vậy, hơn nữa những nỗ lực này đã làm tổn hại tới các quốc gia khác, thậm chí là hệ thống thần kinh của cả thế giới, tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thường không nhận biết được điều này. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc mà nói, quản lí chính trị chính là duy trì địa vị quyền lực, hệ thống bộ máy duy trì ổn định chính là nền tảng cơ sở hạ tầng của nó.
Nhưng ở Hoa Kỳ, “Bốn quyền tự do” (tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do thoát khỏi nghèo khó và tự do khỏi nỗi khiếp sợ) là bản chất, phương tiện và mục tiêu quản trị xã hội. Clinton đã nói không thể rõ ràng hơn: “Mở rộng mạng lưới thông tin đang giúp cho chúng ta tạo nên một hệ thống thần kinh mới trên toàn cầu”. Trong thế kỷ 21, mạng internet chính là “cơ sở vật chất hạ tầng” mang tính đại diện cho thế giới chúng ta. Nói khoa trương một chút, thời đại hậu chủ quyền quốc gia dưới ảnh hưởng của toàn cầu hoá với tuyệt đại đa số người dân Hoa Kỳ mà nói, ảnh hưởng của việc mất đi toàn bộ lãnh thổ bang Alaska cũng sẽ không lớn hơn việc mất đi an toàn an ninh mạng. Nhưng chính phủ Trung Quốc và đám “quân sư” phò đảng của bọn họ lại không thể nhận thức được điểm này. Khi người phát ngôn chính phủ đem đảo Điếu Ngư Senkaku Island) cái nơi không đáng một sợi lông này nâng cấp lên thành an ninh quốc gia hơn nữa ra sức kích động cảm xúc chủ nghĩa dân tộc, bọn họ (bao gồm Lý Khắc Cường năm 2013 mới lên nhậm chức Thủ tướng) với thái độ chối bỏ trách nhiệm đã phủ nhận những cáo buộc tấn công mạng đối với phía Hoa Kỳ, hoàn toàn không quan tâm tới cảm xúc thương tổn của nhân dân Hoa Kỳ.
Thứ hai, Trung Quốc Hoa Kỳ đã có những nhận thức bất đồng về logic quan hệ giữa chính trị và kinh, quốc gia và xí nghiệp.
Sở dĩ chính phủ Trung Quốc lẫn người phát ngôn chính phủ xem nhẹ những phản ứng mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ, hơn nữa dùng phương thức chây ì nguyên thuỷ nhằm che giấu những phạm tội trên không gian mạng thậm chí là hành vi xâm nhập, là bởi vì bọn họ tự cho rằng, “Báo cáo Madiant” chỉ bất quá được đưa ra bởi một công ty tư nhân, nhiều nhất cũng sẽ chỉ là “con sóng trong ấm trà” mà thôi, rất nhanh bị tin tức bao phủ. Bọn họ không cách nào hiểu được rằng, trong hệ thống quyền lực xã hội ở Hoa Kỳ, nạn nhân của những cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc như The New York Times, The Wall Street Journal, The Washington Post là “nhánh quyền lực thứ tư” trực tiếp gây ảnh hưởng lên dư luận xã hội và truyền thông công cộng nước này. Những doanh nghiệp khác bị cuốn trực tiếp vào cuộc chiến tranh trên mạng như Google và 141 cơ quan, doanh nghiệp khác, đều là những cơ cấu quan trọng của nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ, phản ứng của họ trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu Wall Street, những nhà đầu tư và quỹ vốn (bao gồm rất nhiều công tư có nguồn vốn Trung Quốc lên sàn giao dịch ở đây) cũng sẽ gặp phải ảnh hưởng trự tiếp.
Quốc vụ khanh Clinton tuyên bố: “Những người phá hoại thông tin lưu thông tự do ở đất nước chúng ta hay các quốc gia khác đều cấu thành uy hiếp đối với nền kinh tế của chúng ta, chính phủ cũng như xã hội dân sự của chúng ta. Các quốc gia và cá nhân tham gia tấn cộng mạng sẽ phải gánh chịu hậu quả hơn nữa sẽ bị dư luận quốc tế chỉ trích lên án. Trong một thế giới dựa vào kết nối mạng internet, tấn công mạng vào một quốc gia chính là tấn công đối với tất cả mọi người”.
Dưới góc nhìn của người Mỹ, nếu là tư nhân, dân chúng tiến hành tấn công mạng đối với chính phủ và quân đội Hoa Kỳ, thường sẽ được thông cảm giảm nhẹ mức độ (ví dụ, ở Hoa Kỳ, người ta có thái độ bất đồng rất lớn đối với sự kiện “Wiki Leaks”), thậm chí là nếu như vì tự do thông tin, quyền được biết mà làm ra những hành động cao thượng. Nhưng nếu như chính phủ và quân đội tiến hành phát động tấn công mạng đối với cá nhân, tổ chức dân sự, hoặc chỉ là giám sát, đều sẽ trở thành khủng hoảng chính trị hoặc sự kiến lớn vi phạm Hiến pháp. Trong logic suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc, chính phủ và quân đội có đặc quyền tuỳ ý giám sát khống chế đối với người dân, ngược lại bất kỳ hành động tấn công xâm nhập mạng hay giám sát theo dõi của người dân đối với chính phủ và quân đội đều trở thành hành vi nguy hại tới an ninh quốc gia, là tội trạng to lớn nhằm lật đổ chính quyền. Có sự khác biết tới 180 độ về sự coi trọng của chính quyền hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với “quyền lực công” và “quyền lực tư”. Xoay quanh chiến tranh mạng, góc nhìn của Trung Quốc và Hoa Kỳ giống như hai đầu của ống nhòm đối mặt nhau, khác biệt nhận thức có thể nói là trời đất cách biệt nhau. Clinton quan ngại chỉ ra, “nhìn từ lịch sử, năng lực thu thập thông tin phi đối xứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra xung đột giữa các quốc gia với nhau”. Xoay quanh góc nhìn về cuộc khẩu chiến đối với “Báo cáo Mandiant” mà nói, leo thang xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tương lai là điều hầu như không thể tránh khỏi.
Thứ ba, Trung Quốc và Hoa Kỳ hai quốc gia có thái độ bất đồng đối với mối quan hệ giữa tự do internet và quản trị chính trị.
Dưới góc nhìn cũ rích của “chủ quyền tuyệt đối” (ngược với “chủ quyền hữu hạn”), chính phủ Trung Quốc đem hành động phát động chiến tranh mạng quốc tế và chính phủ Trung Quốc phát động chiến tranh mạng với người dân là một bộ phận đương nhiên của chủ quyền. Nhưng dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, xâm nhập thường xuyên vào các cơ sở hạ tầng phi quân sự của quốc gia khác và duy trì “nhà nước cảnh sát trên mạng” ở trong nước đều là hành động tổn thuương đến cộng đồng chung nhân loại.
Cinton nói rất rõ ràng: “Có một số quốc gia đã dựng lên bức màn điện tử, ngăn cản người dân nước mình chia sẻ một bộ phận mạng internet của thế giới. Bọn họ đã xoá bỏ những câu chữ, danh xưng và đoạn văn ngắn ra khỏi kết quả từ các bộ máy tìm kiến. Bọn họ xâm phạm quyền riêng tư của những người bày tỏ ngôn luận chính trị phi bạo lực. Những hành động này đã vi phạm “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”, bởi vì “Tuyên ngôn” nói cho chúng ta, mọi người đều có quyền thông qua “truyền thông không chịu giới hạn về biên giới lãnh thỏ để tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng”.
Đặc biệt nhằm vào Trung Quốc, Clinton còn cảnh cáo: “Hạn chế quyền tự do tiếp nhận thông tin hoặc xâm phạm quyền lợi cơ bản của người dùng internet …vấn đề này không chỉ liên quan đến tự do thông tin, mà cuối cùng nó còn liên quan tới việc chúng ta hy vọng như thế nào về thế giới cũng như chúng ta sẽ sống ở một thế giới như thế nào. Nó liên quan đến việc địa cầu mà chúng ta sinh sống có một mạng internet, một xã hội toàn cầu cũng như một cộng đồng hệ thống trí thức có thể đem lại hạnh phúc hơn nữa liên kết toàn nhân loại, hay là một thế giới bị phân chia thành những mảnh vụn, việc thu nhận thông tin và cơ hội được quyết định bởi địa điểm sinh sống và hệ thống kiểm duyệt tuỳ hứng”. Giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đem tự do internet đặt ở vị trí chiến lược liên quan tới vận mệnh chung của nhân loại và tính chất căn bản của cộng đồng chung nhân loại. Mà khi so sánh với nó, Đảng Cộng sản Trung Quóc chỉ đem nó trở thành một thủ đoạn nhằm bảo vệ cho địa vị quyền lực lũng đoạn độc tài độc đảng mà thôi.
Đánh dẹp bên ngoài thì trước tiên cần vỗ về bên trong
Những thảo luận của dư luận bên trong Trung Quốc không có, cũng không dám nhắc tới một vấn đề: Tất cả những phương thức hành vi của chính phủ và quân đội Trung Quốc ở Hoa Kỳ đều được sử dụng một cách vô đạo đức và tuỳ ý hơn ở xã hội Trung Quốc. Ngay từ năm 2010, nhà hoạt động đa phương tiện nổi tiếng Bắc Phong ( tên là Ôn Vân Siêu) đã cho biết, hơn 400 nhà hoạt động nhân quyền đã gặp phải tấn công mạng bằng thư điện tử có dính mã độc dạng “Trojan”. Nói cách khác, quân đội, cảnh sát, an ninh quốc gia và lực lượng bảo vệ chính trị từ lâu đã kiểm soát mạng internet trên quy mô lớn, với “Công trình chiếc khiên vàng” và “Vạn Lý tường lửa”, không có bất kỳ người dùng nào được hưởng dụng quyền riêng tư và an toàn trên mạng internet nữa. Tất cả mọi phần tử hoạt động dân chủ tích cực, những người bất đồng chính kiến, những nhân vật nhạy cảm ở các bộ ngành nhạy cảm cũng như quan chức chính quyền (ví dụ, Hiệu trưởng trường Đại học truyền thông Trung Quốc Phương Tân Hưng đã giúp Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân xây dựng hệ thống kiêm soát mạng internet) có lẽ đều không thể tránh khỏi việc những tài liệu của bản thân bị đóng gói rồi được đánh cắp một cách ác ý, cuối cùng gửi đến tay những cơ quan tình báo an ninh. Bất cứ màn hình một máy tính nào đó đều có khả năng bị “cảnh sát mạng” kiểm soát. Đối với tất cả mọi người Trung Quốc, những vụ xâm nhập và thủ đoạn ăn cắp thông tin được tiết lộ trong “Báo cáo Mandiant” chỉ mới là cho thấy được một góc nhỏ của băng sơn hệ thống kiểm soát khổng lồ của “Nhà nước cảnh sát mạng quốc gia Trung Quốc”.
Do đó, người dân thường Trung Quốc không chỉ là khán giả của cuộc chiến tranh mạng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Kết quả cuộc chiến tranh mạng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không chỉ quyết định người Mỹ có được tiếp tục hay không hưởng thụ “bốn quyền tự do”, mà cũng sẽ quyết định mức độ tự do của cả cộng đồng nhân loại trong tương lai, càng sẽ trực tiếp quyết định xem người Trung Quốc có hay không có thể sống trong tự do.
Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách
Trả lời