Bài mới trên Blog phóng viên Thiên An – “Ði chùa mất dép” – có nhiều độc giả chia sẻ. Tất nhiên chuyện mất của này không to tát lắm, nhưng cũng có thể khiến nhiều người khốn đốn. Ví như trường hợp của một bác trong phần góp ý kể lại, bác mất cả “nạng.”
Tôi có nhiều người quen, trong đó có người già và bạn trẻ. Thi thoảng gặp nhau than thở, điển hình và ấn tượng nhất tôi nghe: “dạo này chú nói dứt khoát với cô, có đi chùa thì chú đưa đi và chỉ ‘drop’ cô trước cổng, chứ chú thì nhất định không bước vào.” Không phải vì chú mất giày hay dép. Chú mất niềm tin!
Chú vốn sinh trưởng ở Huế, là cái nôi Phật giáo. Có nhiều hoạt động nhiệt tình với đạo nên quen biết hầu hết chư tăng ni ở đây. Và tôi chưa bao giờ thấy chú có thái độ bất xứng với hai chúng xuất gia, ngoại trừ một vài lần viết bài phân tích, phê bình một sự kiện gì đó, liên quan sinh hoạt cộng đồng Phật giáo. Vậy tại sao chú mất niềm tin.
Người mất dép, nhận biết có đối tượng lấy trộm. Người mất niềm tin nơi cửa chùa, quả là điều không dễ nhận biết đâu là gốc rễ.
Tôi không có câu trả lời nào cho mỗi trường hợp mất niềm tin. Nhưng tự bản thân, mỗi câu chuyện nghe kể lại, tôi thấy có một điểm đồng nhất nơi các hàng đệ tử Phật, là tin vào chính mình. Ðiều đó rút cuộc lại không xa rời với chánh pháp của Phật.
Hôm qua ngồi với một người bạn trạc tuổi mình, anh say sưa kể những kinh nghiệm sống động về đức tin vững chãi. Tôi đem so sánh với lời than thở của ông chú kể trên, cũng không thấy có sự khác biệt. Một đàng tin và một đàng mất niềm tin, nhưng tại sao lại không có chỗ khác biệt?
Khi hoàn tất quyển “Thắng Man Giảng Luận” và “Duy Ma Cật Sở Thuyết,” hai nhân cách tiêu biểu cho chúng đệ tử thiện nam tín nữ trong kinh điển đại thừa Phật Giáo, Thầy Tuệ Sỹ có nói với tôi là thầy lo khi bản dịch được phổ biến rộng rãi, người đem về đọc nhưng chẳng hiểu ý sẽ biện giải và thực hành sai thành ra bị đọa. Trách chùa trách tăng thì tôi nghe đã nhiều, nhưng tôi ít được nghe chúng tại gia tự trách mình. Chuyện Giáo Hội hay hoặc dở, nghe lỗi của tăng lữ, còn cư sĩ lâu nay có nhiệm vụ gì?
Cuối cùng, điểm không sai biệt giữa hai người bạn – một người trẻ và một người già; một đàng có vẻ giữ được đức tin vững chãi, một đàng đánh mất niềm tin nơi cửa chùa – là cả hai chỉ trông đợi niềm tin như thể là điều luôn có sẵn, được ban cho.
Rút lại mình cầu đạo nhiều hơn hành đạo. Cầu mà may mắn được, nên tin. Hành vì sai, nên mất niềm tin.
Ở đây tôi biết có rất nhiều phật tử tại gia chọn chùa và chọn thầy để cúng dường lễ Phật. Nhưng chùa và thầy thì không thể chọn lựa phật tử thuần thành hoặc chưa thuần thành để cho hoặc không cho vào.
Ðức Phật vẫn ngồi yên, đôi mắt bao dung lúc nào cũng nhìn xuống. Phật tử đi chùa chỉ mong thấy Phật hoan hỷ mỉm cười. Nhưng nếu có thể khóc được, nước mắt hẳn cũng chảy xuôi mà thôi.
Bấy giờ tôi nghe, “biết sao bây giờ!” Câu nói đã thành thói quen sinh hoạt trong chúng Phật tử.
Biết sao bây giờ!?
10 tháng Tư, 2014
UYÊN NGUYÊN
* “Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết “
Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Xã hội
The Budhha .He Who Loves The Purity Of Considers
Not the Gift Of The Givers
But The LOVE of Purity Of The Givers
The MONKS Now Need Money Badly !
So They Are SELLING Lottery Ticket To Win TOYOTA CAMERY
GOLD , Big SCREEN TV
The BUDHHA in The Past He Did Not CARE About These Things !
He Only Care About People S Ignorance Such As Greediness
ThíchThích
Tu sĩ Phật giáo ở Tây Tạng khi chết, xác họ đem lên núi cao chặt ra từng khúc để cho các chú diều hâu kên kên thưởng thức. Chúng ta đến từ cát bụi thì hảy trở về cát bụi cho đúng thân phận con người. Con người khi lâm chung chỉ có 49 ngày là đi đầu thai , việc giữ hài cốt thân nhân trong chùa là trái với lời Phật và từ đó biết bao nhiêu chuyện xảy ra đến nổi có nhiều Thầy tu người mình tuyên bố ngon lành : đi tu mà không có tiền thì tu làm gì. Tui nói hơi nhiều, bạn mất niềm tin rồi phải không !!!.
ThíchThích
Anh UYEN NGUYEN Toi Thay Anh FEAR ( So ) Qua
Thoi Thi Anh Dung Noi Ve PHAT nua
Co Nhung Nguoi Ho Lam Sai Duong Loi Giao Phap
Cua Phat
Thay Ma Khong noi Su That La DONG LOA ,
VAy thi ngien Cuu Phat Phap De lam Gi ?
VI Day la Y Kien Cua READER
Noi TU DO Ma con KIEM DUYET !
ThíchThích
Phat Day Rang
Khong So MA
Khong so Quy
Khong Nguoi
Chi So TAM minh QUAY ,Long mint TA
VO UY THI
Anh Con Nho DE tu PHU LAU NA Tra Loi Voi Duc The Ton ?
Nhu The nao Khong ?
ThíchThích
Kính Mat Phap, ở đây không phải là “sợ” hoặc không. Trên hết, khi có ai đó góp ý trên diễn đàn UN, và nêu “đích thị” hoặc gần như vậy, đối với một nhân vật khác, nhất là các vị lãnh đạo tôn giáo, thì bổn phận của UN cũng cần kiểm soát “ngôn ý” có phù hợp không. Tôn trọng tự do, trong đó bao gồm việc mỗi chúng ta tự kiểm soát hành vi “phóng dật” (ngôn từ,) qua đó nhắc nhỡ rằng chúng đệ tử Phật luôn tâm niệm “kiến hòa đồng giải, ý hòa đồng duyệt.” Mạt Pháp ạ:-) cũng như anh/chị nói, chúng ta thấy sai thì góp ý, tất nhiên, nhưng thái độ góp ý mà chúng ta hẳn đã biết, là “Khẩu hòa vô tránh.” Hay còn có một cách nói khác nữa là “ái ngữ.” Mong Mat Phap hoan hỷ hoan hỷ thời hoan hỷ.
ThíchThích
Ai mat niem tin thi cu mat niem tin. Ai con niem tin thi cu con niem tin.
Con mat cung la mat con. Anh mat niem tin thi co loi cho ai chang haoc co hai cho ai chang? Anh con niem tin thi co hai hay co loi cho ai? Theo toi thi anh chi lay co mat niem tin de bay to su bat man voi ai do ma thoi vi khong thoa man y cua anh v,v…
ThíchThích
Kinh Anh UN, Khi Duc The Ton Con Tai The Ngai Noi Rang Se Co Thoi Ky MAT PHAP Xay Ra , Do La Thoi Ky Chung Ta DAy , MAT PHAP La Do Di Sai Duong Cua Nhung Nguoi Theo Dao Ma Khong Hanh Dung Dao Duc THE TON Voi Tri TUE Cua Bac DAI GIAC Nen NGAI Biet Truoc Su Viec Noi Cho Chung Ta Canh Giac
La Nguoi Phat Tu Muon PHAT PHAP Duong Truong Ton Thi Ta Phai Biet Bao Ve No, Duc The Ton Day Rang CHANH PHAP , 8 CHANH DAO ,Vi NGAI biet Rang Se Co TA (evil ) MA VUONG Gia Tu Y Nhu PHAT
MA Lam Cho Ba Tanh ME LAM Neu Noi Loi AI NGU, KIEN HOA DONG GIAI CO Lam Ho Quay Ve CHANH PHAP khong ? Theo Y Rieng Toi La Khong Vi Nhu Vay Chang Khac Nao NINH BO Ho, Chi Lam CAI Ban Nga Ho Cang Tang Cao
Vi NHu TAM Minh Lam Quay Ma Minh O Biet Tri Minh Thi No Se Tiep Tuc Y Nhu Cu Neu Tu Hanh Dung Nhu Loi PHAT Day Chinh La Tu TAM Khong Hinh Thuc Ben Ngoai Biet Giup Do BA TANH NGO Duoc TAM PHAT Thi Lam Gi Co Thoi Ky MAT PHAP?
NGUOi De Tu Phat Phai Co BI TRi DUNG ,Co TAM BO TAT
Co GAN ANH HUNG THat Ra Tu Hanh Hay Phat Tu Can Co Cai TAM TU BI THi SE BIET Minh Phai Lam Gi? Minh NHAN NHIN THi Chi Duoc Phan Minh Con Nhung Nguoi PHat Tu Khac Theo Dao Thi Sao ?
Ho Di Sai Vi Ong Thay Nao Do Dan Di Sai , Thi Toi Nghiep
Anh Thu Hoi THAY TUE SI Xem NGAI Co Y Kien Ra Sao ?
TRuoc Cai Van Nan Nhu The Nay ? Toi Thay US NEWS Ho Phanh Phui Ra Nhung Su Viec Ma Ho Cho Rang Lam Sai Nhung VN NEWs Thi Khong Dam Noi , BO TAY ! CHa Biet TIn Ai Bay Gio ?
Ky Truoc UN Co Viet Nhu The Nay
(Khong Co Thien Ma Ngoai Dao Nao Co The Pha Duoc Dao Cua Ta
Chi Co Nhung Ke Mac Ao Dao Cua Ta Moi Pha Duoc Dao Cua Ta Ma Thoi ) UN Chac Khong Quen Chu ? Vay Thi Tai Sao Anh Khong Dam Dem Vi Du Ra Chung Minh? Thoi MAT PHAT Se Bien Thanh TIEU DiET PHAP
Cam On Anh UN
ThíchThích
Kính Pete, trước hết xin lỗi vì đã hồi âm trễ. Thư Pete và hầu hết tất cả độc giả nêu ý kiến, dù biểu hiện cách gì, cũng là tấm lòng mến đạo. Tuy nhiên thay vì chúng ta nhắm vào một đối tượng nào đó, xin tập trung khảo sát khái niệm “đức tin” là gì? Từ đó, giúp có thể nhìn thấy mọi hiện tượng đang diễn bày một cách “như nó là” và hướng tiến thủ của chúng tại gia. Tất nhiên đi sâu vào mỗi phạm trù, còn phải bàn sâu những phương tiện tạm gọi khế lý, khế cơ nhằm đạt đến cứu cánh mà chúng ta mong cầu. Một lần nữa, cám ơn sự chia sẻ chân tình của Pete
ThíchThích