Uyên Nguyên: Mất văn hóa là mất sạch!

1.
Tôi vốn dễ dãi trong việc ăn bận, nhưng một hôm cô em gái mang ra ít quần áo mới, khoe:

– Ðẹp không?

– Không.

– Ủa, em thấy đẹp mà?

– Anh không thích!

Nói xong, tôi hơi ngại! Chẳng hiểu lý do gì mà bỗng dưng mình trả lời nhanh nhẩu và cộc lốc như vậy. Mà thiệt, không phải vì áo xấu hay đẹp và nhất là thực tế xưa nay không ít phụ nữ Việt Nam chuộng mặc xường xám. Ưu điểm của nó óng ã, sặc sỡ, nổi bật và sexy. Lại dễ mặc đi chơi lẫn đi làm, so với chiếc áo dài Việt Nam truyền thống. Mặc lúc có khi xuất hiện trên sân khấu hát một ca khúc mà nội dung chẳng chút gì Trung Hoa, hay được thấy quý bà, quý cô chưng diện nhiều nhất trong hội chợ Tết Việt những năm gần đây. Có nhiều trường hợp xường xám được biến cách một chút, nhưng nhìn chung thì vẫn giữ nguyên nét “Tàu.” Tài tử Hollywood cũng chuộng chứ có đâu chỉ “đổ tội” Việt Nam.

Không tin, gõ google mà xem.


Tài tử giai nhân màn bạc Hoa Kỳ (Hình: internet)

Vậy thì Phụ nữ Việt đã ưng xường xám thì nay có nên trách một mình cụ Khiêu?

Tra trong tự điển wikipedia, cụ giòng họ Võ (Vũ), là một ông giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Tất nhiên cụ thừa biết rõ cái áo cái mũ cụ bận. Nghĩa là cụ ưng, cụ bận như thế lâu nay chứ có mới mẻ gì?

Không tin, lại gõ google sẽ thấy.

Cho nên đó chỉ là thái độ lựa chọn một sở thích. Cụ Khiêu chọn cái mà cụ thích. Mà giả dụ buổi ấy cụ bận đồ Tây (veston) như nhiều người chúng ta thường bận thì sao?

Giáo sư Vũ Khiêu trong lễ mừng thọ 100 tuổi (hình: internet)

“Tây” hay “Tàu” lẽ ra chẳng sao cả. Nhưng chưa bao giờ Việt Nam đứng trước nhiều chọn lựa như bây giờ. Một trong những chọn lựa cho là sinh tử và được nhắc nhiều gần đây là “theo Mỹ” hay “tiếp tục theo Trung Quốc.”

Việc lựa chọn này tất nhiên không giống việc lựa chọn sở thích trang phục. Nhưng giữa trăm điều cần lựa chọn khác nhau như vậy, có một mẫu số chung: Trên hết lựa chọn là quyền thuộc về chúng ta.

“Chiếc áo không làm nên bậc thầy,” nhưng khi khoác chiếc áo để trở thành bậc thầy trong xã hội tức là bắt đầu xác định một nhân cách và hành động cho nhân cách lý tưởng đó. Việc chọn áo mão “lạ” vốn chẳng lạ nếu cụ Khiêu đã nhận sứ mệnh “anh hùng lao động” vì cả đời tận tụy cho chính sách giáo dục định hướng Marxist-Leninist và Maoxist. Ðó là chọn lựa của cụ.

2.
Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn trên mọi bình diện xã hội để đạt tới một một tương lai tốt đẹp. Chọn lựa nào cũng gây cấn. Nhưng một khi chúng ta để người khác chọn lựa thay cho mình, thì điều đó xác định nhân cách nô lệ hay tự chủ.

Chọn lựa của cụ Khiêu, từ phạm trù to tát như chính sách giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa hay nhỏ nhít chỉ là chuyện thời trang, chưa bao giờ là chọn lựa của dân tộc Việt Nam. Trong một chế độ độc tài như hiện nay, đã đến lúc chúng ta phải tự hỏi tại sao nó độc tài? Tại vì chúng ta đã để mặc cho nó cái quyền cầm nắm sinh mệnh của mình.

3.
Xưa, trước khi lên núi, một lần Thầy tôi dặn: mất đất mất biển vẫn chưa mất hết. Mất văn hóa là mất sạch. Và một lần khác ông khẳng định: “Tuy anh chị xem tôi là thầy, nhưng tôi không thể nắm dây mà dẫn dắt các anh chị đi được.” Người hiểu có nhiều cách, riêng tôi hiểu ông đã trả lại cái quyền tự quyết cho học trò, kể cả cái quyền chọn lựa và bái trọng một bậc Thầy.

17 tháng Chín, 2014
UYÊN NGUYÊN



Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Xã hội

Thẻ:, ,

3 replies

  1. Trong mấy blogs của Người Việt Online, chỉ có chủ blog là được đăng hình, rất tiếc là không cho độc giả đăng kèm theo hình khi viết comment như của báo chí Mỹ.

    Liên quan đến phần độc giả viết comment, Người Việt Online Disqus Board thì chậm chạp, slow and ineffective just like a typical Communist Vietnam’s 5-Year-Plan. The Disqus board’s moderators are out of touch with current events and pop culture references, humorless, controlled and censored to the max.

    Còn cụ Vũ Khiêu đã gần 100 tuổi, có thể ngày hôm đó mấy người cháu kêu cụ nên mặc bồ đồ mới mua hồi sáng sớm của một người gánh hàng bán quần áo đi ngang qua nhà, họ nói với cụ áo mũ như vầy nó hợp tông màu với tấm băng rôn ở phía sau lưng cụ, và quan trọng hơn nữa ngày hôm đó cũng là ngày lễ Halloween ở Việt Nam, cụ phải modernize wardrobe của cụ cho giống mấy đảng viên. Cụ tuân theo (senile, dementia).

    “Mất văn hóa là mất sạch!” Không biết câu này lúc nào cũng đúng theo với thời gian hay không ? 🙂

    Cám ơn chủ nhà.

    Thích

  2. Có một bài hay, có video,
    “Mất văn hóa, dễ mất nước”
    Mời anh xem và thưởng thức tiếng đàn điêu luyện ….
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130815_vinh_bao_musician_working_lives_video.shtml

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: