Ngôn ngữ là một thứ quyền lực đầy ma thuật
– Nguyễn Hoàng Văn
Một hôm, chú tiểu cắc cớ hỏi Sư; “Con thấy nơi Tàng Kinh Các có một thanh kiếm, nhưng không bao giờ thấy Sư sử dụng vào việc gì?”
Sư im lặng không nói.
Một hôm khác, chú tiểu lại hỏi. Sư cũng im lặng, ung dung thưởng trà. Những lúc như vậy, chú tiểu biết ý Sư, nên đảnh lễ xong rồi lui ra.
Bẵng đi một thời gian rất lâu, tưởng chú tiểu không để tâm đến thanh kiếm ấy nữa. Nhưng một hôm Sư cho gọi chú tiểu lên, chỉ vào thanh kiếm và yêu cầu chú rút kiếm ra khỏi vỏ. Chú tiểu làm theo, nhanh như chớp, trước mắt chú là một thanh kiếm sáng loáng.
Rồi Sư hỏi tiếp: “Rút kiếm ra rồi, con sẽ làm gì nữa?”
Chú tiểu huơ huơ thanh kiếm vài đường, tần ngần một hồi lâu mà không trả lời được, đành tra kiếm vào vỏ, nâng hai tay, cung kính dâng trả cho Sư.
Sư mỉm cười: “Mới đầu ta cũng như con, rút kiếm ra rất dễ, vung kiếm giữa không cũng chẳng khó. Nhưng khi tra kiếm trở lại vỏ thì hơi lúng túng, khó hơn khi rút nó ra. Nếu dụng công vụng về, rút kiếm ra thì có thể làm người khác bị thương, nhưng khi tra vào, lại có thể khiến chính mình bị thương”.
Thanh kiếm nằm yên trong vỏ gỗ, không hẳn mất công dụng. Bất thình lình Sư trở tay, gỏ lên đầu chú tiểu, đủ khiến chú đau điếng, nhưng nhân đó mà hiểu ý Sư!
Bậc thức giả vận dụng “bề dày” tình thương và trí huệ để khai ngộ chúng sanh chứ không bằng sự “sắt cạnh” của miệng lưỡi (chữ nghĩa), ngay cả lúc mình có đủ phương tiện và thừa khả năng tấn công, quật ngã người khác.
Chủ Nhật, ngày 6 tháng Chín, 2015
UYÊN NGUYÊN
Tác phẩm Ngôn Ngữ và Quyền Lực
tác giả: Nguyễn Hoàng Văn
Chuyên mục:Nhân vật, Sự kiện, Độc thoại
Trả lời