Lưu Hiểu Ba: Chờ đợi cho tới khi hoàn thành Niết Bàn

 

─ Viết cho lễ an táng cho Bao Tôn Tín tiên sinh

Bao Bao, vào ngày này 1 năm trước, lúc 6 giờ chiều, sinh mệnh của anh đi tới tận cùng.

Tôi vẫn còn nhớ rõ, khi anh đi, một trận gió lớn đã làm nhiệt độ hạ xuống, tiếp đó là trời mưa, mưa gió lạnh lùng từng giọt quất lên Bắc Kinh, cắt mặt, đâm vào xương cốt.

Anh đi rồi, trời cũng khóc.

Tôi vẫn còn nhớ, khi anh còn bệnh tật hấp hối, tôi vươn tay, run rẩy khẽ chạm vào chân và tay anh; Tôi cúi xuống, lấy mặt chạm mặt, đem đôi tai áp sát vào ngực anh, lắng nghe nhịp tim của anh đập trong những thời khắc cuối cùng. Nhưng cơ thể của anh đã không còn một chút nhiệt độ ấm áp nào, tay chân lạnh ngắt, gò má lạnh ngắt, trước ngực cũng đã lạnh, ngón chân ngón tay đã cứng lại.

Cái chết là cực hạn. Đối với những người đang sống mà nói, cái chết là một giấc mơ đầy khủng bố, tăm tối, mông lung, xa xôi; Dự đoán cái chết, bị biến hình, bị méo mó siêu hình. Nhưng khi tử vong trở nên rõ ràng, trở nên gần trong tầm tay với, thì tử vong chỉ là một sự thực.

Tôi không níu giữ được anh. Tôi cũng là một phàm thai, cũng không thể chống cự lại được sự xâm lấn của bệnh tật, cũng không thể hóa giải được sự ăn mòn của linh hồn bởi trầm cảm tinh thần. Mặc dù tình bạn giữa chúng ta là hỏa lò, là ánh nắng trong mùa đông, cũng không thể nào làm tan đi được khối năng ở sâu nội tâm của anh, để anh ra đi trong sự lạnh lẽo của linh hồn.
Bên tai tôi vang lên câu thơ của một nhà thơ nào đó: Đây là sự kết thúc, đến từ sự cứu rỗi nơi hoang dã.

Bao Bao, hôm nay là ngày giỗ 1 năm ngày mất của anh, chúng tôi tới đây làm lễ hạ táng cho anh.

Nền trời xanh của mùa thu, có vẻ như kéo dài từ trên đỉnh đầu xuống dưới chân, đem mây trắng tống tiễn vào trong mộ anh. Ánh nắng tươi đẹp, xuyên qua cơ thể tôi và bùn đất, đem theo mùi vị của cỏ dại, đặt ở trên khuôn mặt vẫn còn tươi cười của anh. Tôi nhìn thấy vong linh của anh, tan hòa vào trong thiên địa.

Mộ phần này, là sư mẫu lựa chọn, nằm ở lưng núi, tầm nhìn khoáng đạt, có thể phóng tầm mắt ra xa nhất. Tôi tin rằng, anh có thể nhìn thấy Đàm Chá Tự mà anh thích nhất lúc còn sống.
Vào những năm thập niên 80, anh là người đi tiên phong khai sáng tư tưởng; Trong phong trào dân chủ 1989, anh là nhân vật dẫn đầu giới trí thức; Sau 1989, anh là người tù của thành phố Bắc Kinh.

Sau hơn nửa năm nữa, chính là trơn 20 năm sự kiện Lục Tứ rồi.

Tiếng súng của Lục Tứ đã vạch ra hai thời đại, cũng chia cuộc đời anh làm hai giai đoạn. Đằng sau sự im lặng trong Khủng bố trắng, sự huyên náo của kim tiền lại đường hoàng hiện thân, sự tùy ý thay thế cho trách nhiệm đám khuyển nho đã thay đổi lương tri, cười chê thay thế cho sự nghiêm túc, phim hoạt hình thay thế cho sự khai sáng, diêm dúa lòe loẹt thay thế cho giản dị, người có tiền thay thế cho người có văn hóa, thành công nhanh chóng với học thuyết mặt dày tim đen đã trở thành thời thượng xã hội, hung hãn vô tình, không từ bất cứ thủ đoạn nào được đưa lên bàn thờ cúng bái với tên gọi Totem sói. Có rất nhiều học giả quen biết với anh, các giáo sư, người nghiên cứu văn hóa, hoặc là chen mình trở thành những think tank cao cấp cho chính quyền, hoặc cố gắng lăn lộn trở thành học giả nối tiếng, một số khác thì trở thành phú hào trong giới kinh doanh, trong khi đó nhân vật phong vân của thập niên 80 như anh lại rơi vào cảnh bần cùng trở thành kẻ không có chức vụ, không lương bổng, không bảo hiểm xã hội.

Anh thiện về diễn thuyết, thường viết văn cảo, thích diễn giải đàm luận ở những nơi đông người, được mời đi các tỉnh, địa phương diễn thuyết, dự hội nghị như cơm bữa. Anh có được năng lực tổ chức học thuật rất mạnh, từ bộ sách “Đi tới tương lai” cho đến tạp chí “Đọc sách”, từ thư viên văn hóa Trung Quốc cho đến “Hoa Hạ tùng thư”, anh đều là người mở đường sáng lập và tham gia chính. Nhưng trong 18 năm kể từ sau Lục Tứ, tên tuổi bị cấm, từ đó anh mất đi cơ hội xuất hiện ở những nơi công cộng và trước mặt công chúng, những tác phẩm bài viết của anh cũng không cách nào xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí ở Trung Quốc Đại Lục, càng không nói tới việc mời anh làm tổng biên tập.

Nhưng tình cảnh “bi thảm” như vậy, đối với bản thân lão Bao mà nói chưa chắc đã có bao nhiêu bất hạnh, bởi vì những cái giá mà anh phải bỏ ra, cũng bất quá là một loại hạnh phúc thế tục làm người khiêm tốn, nhưng thứ mà anh đạt được đó là sự độc lập, tôn nghiêm và lương tri của một người trí thức. Ở trong thời đại hưởng lạc cơ hồ như đã thối rữa đến mức không có một giới hạn đỏ nào để định nghĩa làm người, tôi vì anh cảm thấy may mắn, anh đã trở thành một trong số cực ít những người từ chối đứng vào dòng nước bẩn.

Trong phần tự thuật cuốn hồi ký “Niết bàn chưa hoàn tất”, anh đã chỉ ra hai tầng hàm ý trong từ “chưa hoàn thành”: Đầu tiên, phong trào dân chủ mà đại diện là phong trào dân chủ 1989 chưa đạt tới mục tiêu dự kiến là thúc đẩy dân chủ hóa ở Trung Quốc, thảm sát ở “Lục Tứ” 4 tháng 6 năm 1989 đem lại sự đình trệ trên mọi mặt đối với cải cách chính trị ở Trung Quốc, đánh dấu sự thất bại của phong trào dân chủ 1989. Tiếp đó, sinh viên đại học và các phần tử trí thức là chủ thể của phong trào dân chủ 1989, không những không thể từ trong phong trào hoàn thành đem bản thân bay lên một bước, ngược lại còn ngày càng sa vào hội chứng thờ ơ và khuyển nho hóa. Nhưng miêu tả khách quan và nhận định chính xác của anh đối với phong trào dân chủ 1989, đặc biệt là đến từ những phê phán và cảnh tỉnh, suy xét tự bản thân anh đã trải qua đối với giới trí thức Trung Quốc, loại trải nghiệm có thể nói là khắc cốt ghi tâm đó, có đầy đủ sự sắc bén và sâu sắc.

Nếu như nói, phong trào dân chủ 1989 là lần niết bàn còn xa mới hoàn tất, vậy thì những lời nói và hành động của anh sau khi ra tù vào tháng 11 năm 1992 chính là sự phấn đấu để hoàn thành lần niết bàn này. Sau khi kết thúc cuộc sống sau cửa sắt không bao lâu, rất nhanh anh đã tham gia hoạt động xã hội phản chuyên chế và đấu tranh hoạt động nhân quyền, trở thành một trong những nhân vật trung kiên hoạt động xã hội phản đối chuyên chế. Thập niên 90, anh tham gia khởi xướng, phát động các hoạt động kí tên, nhà của anh cũng trở thành nơi thảo luận, khởi thảo và hoàn tất những bản kiến nghị kí tên. Anh dựa vào mối quan hệ rộng rãi của mình trong giới trí thức, khắp nơi bôn ba, vận động một số lão tiên sinh đức cao vọng trọng tham gia kí tên. Anh còn giữ được mối quan hệ mật thiết đối với một số tổ chức xã hội, tham gia nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu về cải cách chính trị được tổ chức với các tổ chức dân sự xã hội. Từ mang tính chính danh của Lục Tứ cho đến trở thành tiếng kêu gọi của tù nhân chính trị, từ những lời kiến nghị chống tham nhũng cho tới những kêu gọi vì một xã hội khoan dung, từ những tiếng nói cất lên bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội cho đến thư thỉnh nguyện bãi bỏ chế độ thu dưỡng hồi hương…gần như anh đã tham gia hết những hoạt động kí tên quan trọng của các tổ chức xã hội trong thập niên 90.

Từ khi bước sang thế kỷ mới, anh vẫn kiên trì đứng trong các hoạt động xã hội bảo vệ nhân quyền, từ cất tiếng ủng hộ Tứ quân tử thuộc Hội thanh niên học sinh trẻ cho đến giải cứu trang mạng “chuột bằng thép không gỉ”, Đỗ Đạo Bân và một loạt nạn nhân văn tự ngục khác, từ ủng hộ những bà mẹ Thiên An Môn cho đến kháng nghị về cái chết của Tôn Chí Cương, từ kháng nghị nhà cầm quyền chặn mạng cho đến hô hào xóa bỏ “tội kích động lật đổ chính quyền”, anh đã tham gia một loạt các hoạt động kí tên có ảnh hưởng và có hiệu quả thực tế. Năm 2004, lần bệnh nặng đầu tiên của anh, gần như đã kề vai dựa vào thần chết, làm cho sự tham dự của anh đối với những hoạt động xã hội có giảm xuống. Nhưng trong những hoạt động xã hội kí tên quan trọng, anh vẫn tham gia một cách nghĩa bất dung từ, tham gia kháng nghị huyết án Sán Vĩ, kháng nghị đóng cửa trang mạng “Mạng Thế Kỷ Trung Quốc”, kháng nghị hành động bức hại chính trị của chính quyền đối với luật sư bảo vệ nhân quyền mù lòa Trần Quang Thành và luật sư Cao Trí Thịnh, cho đến tận tháng 8 năm 2007, trước khi anh ra đi 2 tháng, anh còn tham gia hoạt động kí tên “Chung một thế giới, chung một giấc mơ, cùng hưởng chung nhân quyền”.

Chính bởi vì kinh nghiệm và học thức của bản thân, trí tuệ và nhân cách, sự kiên cường và bất khuất của mình, anh mới có được sự tôn trọng của xã hội. Một năm tước, trong lễ truy điệu anh, mặc dù có sự bao trùm của khủng bố chính trị, nhưng vẫn có rất nhiều những người bạn bè thân hữu và những người không quen biết đến tiễn biệt anh, sự bi thiết cùng cực của sư mẫu, hô hoán tình thâm của Bao Viện, cái nhìn đầy phẫn nộ của Bao Thịnh đối với cảnh sát, sự tổ chức, bố trí tỉ mỉ của Từ Hiểu, hành động khóc thương ôm lấy quan tài của Hiển Dương tiên sinh, những lời ai điếu như cắt vào da của Hạo Thành tiên sinh, những dòng nước mắt tuôn rơi không ngừng của Quan Tam, gương mặt nghiêm túc của Tổ Hoa, sự bận rộn từ đầu đến cuối của Thiếu Phương, Tiểu Tất một bên vừa lau nước mắt vừa lật lại hơn 400 bức hình ghi lại lễ điếu…họ vì anh mà buồn rầu, vì anh mà vinh quang, mỗi người dùng cách riêng của bản thân để biểu đạt cùng một nỗi đau.

Anh thích rượu, hơn nữa lại thích rượu trắng, nhất là thích uống cùng bạn bè, Ngũ Lương Dịch chính là thứ mà anh thích nhất. Hôm nay, Lưu Hà đem Ngũ Lương Dịch tới cho anh, hãy để hương thơm của rượu thấm vào vong hồn anh. Nếu như ở dưới đó anh cảm thấy cô đơn, anh hãy uống một ngụm.

Hôm nay, Từ Hiểu đứng trước mộ phần của anh và nói: Lão Bao, tuyển tập bài viết của anh cuối cùng cũng đã xuất bản, nhưng tránh không khỏi một số đáng tiếc, hy vọng anh không trách cô ấy. Một năm trước, trù bị cho lễ truy điệu anh, Từ Hiểu là người bận rộn nhất. Sau lễ truy điệu, cô ấy và tôi cùng Tổ Hoa cùng nhau biên tập tuyển tập kỉ niệm anh. Năng lực và sự trượng nghĩa của cô ấy, đã làm cho người bạn đời của anh, con gái và những người bạn bè thân thất đều cảm khái vạn phần.

Anh đi rồi. Tấm lòng không hổ thẹn của tôi không níu giữ được anh. Tôi có thể ra sức, cũng là điều mà anh hy vọng tôi thực hiện, không những là khi trên di thể của anh đặt đầy hoa tươi và linh đường của anh treo những câu đối, cũng không những là đem đổ rượu trước mộ phần của anh và Ngũ Lương Dịch đổ vào trong mộ phần anh, mà là tiếp tục hoàn thành cuộc niết bàn mà anh đang còn phấn đấu dang dở.

Tôi tin rằng, nếu như có một ngày niết bàn này hoàn thành, anh sẽ bước từ trong mộ phần ra ngoài, cùng nâng cốc với bạn bè thân hữu, trong ly đầy sánh Ngũ Lương Dịch①, cười to uống say!

Bao Bao, yêu anh, sống cũng yêu anh, chết cũng yêu anh.

Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Quan sát


① Bao Tôn Tín (1937-2007). Là một học giả, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc. Bao đã soạn ra “Tủ sách đi tới tương lai”, đã trở thành nguồn chủ yếu để lớp trẻ tiếp thu quan  niệm mới, sức ảnh hưởng rất lớn.



Chuyên mục:Trên kệ sách

Thẻ:, ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: