By Xia, Ming/Hồ Như Ý dịch: Cuộc đồ sát chưa hoàn tất ở Bắc Kinh

8.1 Chính quyền nuôi dưỡng  thù hận (2012.10.16, chỉnh sửa năm 2015)

Liêu Diệc Vũ là một cái tên nhạy cảm, tác phẩm của ông ở Trung Quốc là thứ bị cấm đoán. Cũng chính bởi vì bài thơ dài “Đại Đồ Sát” được ông viết ngay sau cuộc đồ thành Lục Tứ 1989 rồi bị tống vào nhà ngục tới 4 năm. Trong hệ thống ngôn ngữ của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà văn nhà thơ Liêu Diệc Vũ là một nhân vật bị cho ra rìa, từ đó ông cũng trở thành một đối tượng mà chính quyền có thể tuỳ ý lăng nhục và bức hại.

Nạn nhân Liêu Diệc Vũ

Tôi nhớ vào mùa thu năm 2011, tôi đã gặp Liêu Diệc Vũ tại ngôi nhà của Tổng thống Franklin Roosevelt tại New York, lắng nghe tiếng thơ của bản thân ông và thưởng thức tiếng thổi tiêu của ông ấy. Tôi vĩnh viễn không thể quên được những lời ông ấy đã nói: Trong nhà tù ông đã bị trừng phạt bởi vì ca hát, cai tù muốn ông hát không ngừng nghỉ, không được nghỉ ngơi. Sau khi hát hưn 30 bài, người nghệ sĩ có thiên phú ca hát này không thể hát tiếp. Trừng phạt bởi vậy được nâng cao: Liêu Diệc Vũ bị hai phạm nhân giữ chặt lấy, cai ngục “đem dùi cui điện chọc vào hậu môn của tôi, tôi giống như con ếch vươn người nhảy về phía trước”. Vào lúc đó, ông lại hát lên một bài hát: “ Gió đông thổi, tiếng trống trận vang lên, trên thế giới ngày nay cuối cùng ai sợ ai?”

Cứ như vậy một hán tử người Tứ Xuyên đã chịu đựng tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng chưa từng khuất phục, ông cũng đã chưa bao giờ tự ngược đãi tự vứt bỏ bản thân mà ngã xuống, không trở thành một vật hy sinh của chính quyền tàn bạo. Ngược lại, ông đã đem những sỉ nhục và bức hại của nhà nước đối với bản thân thăng hoa thành tình yêu chân thành đối với tầng lớp người dân dưới đáy xã hội, dùng ngòi bút giúp bọn họ mở miệng, để cho cả thế giới nghe thấy được lời than vãn và kháng nghị của những người dân nhỏ bé khi mà họ không cách nào nói ra. Chính là xuất phát từ sự tôn trọng ông đã dùng “Những lời thì thầm của dân gian” đối kháng với “tuyên truyền của nhà nước”, xây dựng nên “truyền thống nhỏ của dân gian”, tôi đã mang theo hai cuốn sách mà mình có cất giữ là “Địa Chấn Cuồng Nhân Viện” và “Cản Thi Nhân”, ngoài ra còn mua thêm cuốn sách “Thượng Đế mang màu đỏ” ngay tại chỗ, nhờ anh ta ký tên lên cuốn sách.

Chính phủ Trung Quốc đang miệt thị người Trung Quốc

Trong chớp mắt đã đến mùa thu năm 2012, Liêu Diệc Vũ giành được giải thưởng quan trọng nhất trong giới văn hóa Đức – Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức[1].  Tôi không ngạc nhiên vì điều này, bởi vì vào năm 2011 tôi đã từng nói với anh ta: Giải Nobel Văn học sẽ sớm được trao cho một nhà văn Trung Quốc, và tôi tin tương anh sẽ có cơ hội nhận được vinh dự này. Một nhà văn Trung Quốc đã từng bị chính quyền dẫm đạp dưới gót sắt chuyên chế, chịu đựng cuộc sống của tiện dân một lần nữa đã được thế giới công nhận. Khi tin tức này được công bố, bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được huy động, bắt đầu công cuộc bôi nhọ đối với Liêu Diệc Vũ giống như đã làm đối với những người đoạt giải Nobel như Đạt Lai Lạt Ma tôn giả, Cao Hành Kiện và Lưu Hiểu Ba.

Cuống lưỡi của Đảng Cộng sản Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo đã đăng một bài viết phê phán của nhà bình luận Đơn Nhân Bình mang tiêu đề “Những nhà bất đồng chính kiến ở hải ngoại cần phải thoát ra khỏi tinh thần thù hận”. Bài bình luận này được viết ra nhằm đối phó với bài phát biểu mà Liêu Diệc Vũ đã đọc tại lễ nhận giải thưởng vào ngày 14 tháng 10 năm 2012, đặc biệt là mấy câu thơ ở cuối bài phát biểu:

“Đây Đế quốc màu đỏ máu tuyệt diệt nhân tính này,
Đây đầu nguồn những thảm họa trên địa cầu này,
Đây bãi rác khuếch trương vô hạn này,
Cần phải phân liệt.
Để cho những đứa trẻ không còn phải chết trong vô tội,
Đế quốc này cần phải phân liêt;
Vì những người mẹ không còn mất đi những đứa con vô tội,
Đế quốc này cần phải phân liệt.

Vì để những con người khắp Trung Quốc không còn phải mất đi nhà cửa,
Trở thành gánh nặng khắp thế giới,
Đế quốc này cần phải phân liệt.
Vì để lá rụng có thể quay về cội nguồn,
Vì để tương lai có người giữ gìn mộ vườn của tổ tông,
Đế quốc này cần phải phân liệt.
Vì hòa bình và yên bình cho toàn nhân loại,
Đế quốc này cần phải phân liệt.”

Bài bình luận đặc biệt của Hoàn Cầu Thời Báo đã gọi Liêu Diệc Vũ là “một nhà văn “không có tiếng tăm” “có những sở thích lệch lạc cổ quái”, “có vấn đề về tâm thần”, “sức phán đoán và năng lực tự kiểm soát cảm xúc có vấn đề”. Đương nhiên, một nhà văn có được may mắn trở thành “kẻ thù quốc gia” đối với một chính quyền chuyên chế lớn nhất trên thế giới, bản thân nó đã nói rõ tính trọng yếu về lịch sử của ông ta. Điều thú vị nhất là, bài viết này đã đưa ra đánh giá chung về những phần tử trí thức người Hoa đang lưu vong và trôi dạt ở hải ngoại: “Phương Tây lựa chọn ủng hộ các nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, có một số người thuộc dạng bình thường về đạo đức và trí tuệ, là những người không có năng lực cạnh tranh bình thường trong xã hội Trung Quốc, ngược lại sử dụng chính trị nhằm “mở ra một con đường khác”. Còn có một số người hoàn toàn không có sức mạnh tinh thần để nhảy thoát ra khỏi những kinh nghiệm đã trải qua, bọn họ đem ân oán cá nhân cưỡng ép nhét vào trong ý thức hệ xã hội, ý đồ đem mối thù hận khắc cốt ghi tâm biến thành mối oán hận nghiến răng nghiến lợi đối với xã hội.” “Bọn họ đem thù hận cá nhân phát triển lên càng cực đoan hơn, tư tưởng càng ngày càng nhỏ hẹp, đem việc phối hợp với Phương Tây đối phó tổ quốc trở thành con đường sinh tồn của bản thân, có vẻ như bọn họ đã cắt đứt sự liên hệ với lợi ích của dân tộc Trung Hoa nơi mà “mỗi người đều có trách nhiệm”. “Bọn họ tự buộc mình lên trên mũi tên của Phương Tây chống lại Trung Quốc, vai trò đã bị cố định hóa, đã không còn không gian để tự mình điều chỉnh và phát huy nữa. Trung Quốc sẽ không vì một vài nhân vật bất đồng chính kiến ở hải ngoại mà sẽ cắt đứt quan hệ qua lại với Phương Tây, mà Phương Tây cũng sẽ không trở mặt cùng với một Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh, giống như mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức, hôm nay mưa ba ngày, mai kia nắng hai ngày. Điều này quyết định lấy rằng những nhân vật bất đồng chính kiến nhất định sẽ cảm thấy thế sự nóng lạnh bất thường. Rời khỏi tổ quốc, những văn nhân kia chỉ là những cô hồn dã quỷ tự sinh tự diệt.” Bài viết này cuối cùng cảnh cáo: “Những người bất đồng chính kiến đã rời khỏi Trung Quốc cần có được năng lực hóa giải thù hận, đây là thứ then chốt nhất để bọn họ những người có cuộc sống phiêu linh trôi dạt ở hải ngoại có thể nhiều thêm một chút ánh nắng về tinh thần.”

Một Trung Quốc đang phân liệt

Có thể nói là bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo toàn bộ đều là sự sai lầm tai hại. Ví dụ, sự phân liệt của “đế quốc” Đảng Cộng sản Trung Quốc, thực ra đã không còn là một lời dự đoán hay kỳ vọng nữa, mà đã trở thành một quá trình lịch sử đang được diễn ra. Nếu như chúng ta tự mình nhìn vào những số liệu được nêu trong “Sách bìa xanh về nhân tài quốc tế: Báo cáo về tình hình phát triển du học sinh Trung Quốc” được chính Bắc Kinh công bố, từ năm 1978 đến năm 2011, Trung Quốc đã gửi ra ngoài tổng cộng 2.2451 triệu du học sinh, số lượng quay trở về nước chỉ là 818.4 nghìn người, tỉ lệ quay về là 36.5%. Khi mà có tới hơn 60% (1.42 triệu) tinh anh của dân tộc Trung Hoa lựa chọn ở lại nước ngoài, từ bỏ lấy “đế quốc” được nắm giữ bởi đảng quốc, thì hạch tâm của đế quốc này đã bắt đầu phân liệt. Trong mấy mươi năm qua (tính từ làn sóng chạy trốn sang Hong Kong) thì mỗi năm có tới hàng vạn người vượt biên trái phép trốn khỏi Trung Quốc, trong thời gian hơn hai năm từ năm 2010 đến năm 2012 có tới hơn 60 vụ tự thiêu của người Tạng, lời hô hào thành bang tự trị ở Hong Kong ngày càng lên cao sau 15 năm quay về với Trung Quốc, vương quốc độc lập Trùng Khánh đã sụp đổ cùng với sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn vào bên trong Lãnh sự quán Hoa Kỳ, luật sự nhân quyền khiếm thị Trần Quang Thành đã thành công trốn tới Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng như đã tới Hoa Kỳ định cư, tầng lớp giàu có ở Trung Quốc đang có cuộc di cư và chuyển dời tài sản ra khỏi Trung Quốc trên quy mô lớn, tất cả đều là một phần triệu chứng sụp đổ của đế quốc.

Lại lấy ví dụ, sự xói mòn, co rút và xơ cứng hóa về sức sáng tạo của tầng lớp tinh anh quyền lực Trung Quốc đã trở thành sự thật không thể tranh cãi. Khi cỗ máy tuyên truyền của chính quyền và các văn nhân phò chính quyền đang ngày càng lún sâu không thể tự thoát ra được những ngụy biện về chủ nghĩa thực dụng và những lời dối trá thách thức kiến thức thường thức, thì văn hóa Trung Hoa mới vốn có thể thay thế bọn họ đang không ngừng quật khởi ở phạm vi cộng đồng người Hoa trên thế giới. Giới tinh hoa đối lập không những có được những nhân vật đi đầu trong giới văn học nghệ thuật (ví dụ như Lưu Hiểu Ba, Cao Hành Kiện, Ha Kim, Ngải Vị Vị và Liêu Diệc Vũ vân vân), cũng có những đấu sĩ trong giới học thuật (ví dụ như Dư Anh Thời, Nghiêm Gia Kỳ), càng là có thêm rất nhiều nhân tài trong cách lĩnh vực văn hóa, báo chí, kinh tế tài chính, pháp luật, nghệ thuật vốn là những người bước vào giảng đường đại học ngay sau khi chế độ thi cử đại học được khôi phục hơn nữa trải qua quá trình tẩy lễ của những năm thập niên 1980. Sức sáng tạo và sức ảnh hưởng của họ đang ngày càng tăng cao. Chí ít những người như người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay, lãnh tụ phong trào sinh viên 1989 Vương Đan, người sáng lập tổ chức “Sức mạnh công dân” Dương Kiến Lợi đều là những tiến sĩ luật học, lịch sử và chính trị học của Harvard. Chủ tịch đảng Dân chủ Trung Quốc Vương Quân Đào và Vương Hữu Tài đều lần lượt có nền tảng học thuật với chuyên nghành vật lý hạt nhân, nhận được học vị tiến sĩ chính trị học của Đại học Columbia và học vị tiến sĩ vật lý hạt nhân của Đại học Illinois. “Tầm thường cả về đạo đức và trí tuệ”, thậm chí là tồi tệ (sự kiện Bạc Vương chỉ là một góc nhỏ của núi băng) là muốn nói về bên trong hay bên ngoài bức tường cao màu đỏ bao quanh Trung Nam Hải?  Có lẽ không nói thì chúng ta cũng đã hiểu rõ.

Cuối cùng, Hoàn Cầu Thời báo dùng quan niệm gia quốc thiên hạ để phân chia thế giới, đem Phương Tây cùng với Trung Quốc đặt vào thế đối lập hơn nữa biến nó thành cơ sở để đánh giá đạo đức; đem “tổ quốc” cùng với “đảng quốc” buộc chung với nhau, đem lợi ích của dân tộc Trung Hoa đối lập với các giá trị phổ quát nhân loại; đem bức hại chính trị của đảng quốc mô tả rất nhẹ nhàng trở thành “cạnh tranh bình thường bên trong xã hội Trung Quốc”, đem những thảm họa nhân quyền có hệ thống miêu tả thành “trường hợp cá nhân”, đem xu hướng đi ngược dòng lịch sử lại nói thành “trào lưu thời đại”, tất cả đều không đáng để phản bác.

Sự giả dối của chính quyền

Nhưng điều buồn cười vô sỉ nhất đó là, một chính phủ độc tài khởi đầu lập nghiệp dựa trên bạo lực, tạo ra sợ hãi, gieo rắc dối trá, bồi dưỡng thù hận nhưng lại tự nhận là có tư cách rao giảng “cần có năng lực hóa giải thù hận”; một chính phủ lưu manh luôn sống trong tâm lý hắc ám dày đặc, quen thuộc với thao túng hộp đen lại phét lác ba hoa nói về “nhiều hơn một tia nắng tinh thần”. Lịch sử hơn 60 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc về thực chất là lịch sử nuôi dưỡng hận thù ở mọi phương hướng, đa tầng đa cấp độ. Ngay cả khi không nhắc tới một loạt các phong trào với hệ quả thù hận toàn diện như “Tam phản”, “Ngũ phản”, Phản hữu khuynh, “Tứ thanh”, Đại Cách Mạng Văn Hoa, Lục Tứ, thì có lẽ mỗi người độc giả chúng ta đều từng nhìn thấy cảnh tượng những trẻ em hồn nhiên đang chơi đùa trên pháp trường, toàn thể người dân đem việc hành hình ai đó xem là một ngày lễ ăn mừng. Ngay cả khi không nhắc tới chuyên Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi lên nắm quyền liền bắt đầu phản bội lại các đồng minh của mình (Phản hữu khuynh), để cho chính người dâ của mình chết đói (nạn đói lớn), bức hại những công thần của chế độ (Đại Cách Mạng Văn Hóa), thôn phệ, nuốt chửng những đứa trẻ của bản thân (phong trào thanh niên lên miền núi về miền quê), cuối cùng là đem vợ con lãnh tụ của chính mình nhốt vào trong ngục, để cho bà ta không còn đường để đi, phải treo cổ tự sát, cũng đem “lãnh tụ vĩ đại” của bản thân biếnthanfh “người nhà của bè lũ phản cách mạng”. Ngay như việc gần đây chính phủ đã lọi dụng sự kiện đảo Điếu Ngư[2] nhằm thao túng cảm xúc dân chúng, kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc, kỳ thị đối với người nước ngoài, làm tổn thương người dân của mình, đây đều là thủ đoạn dùng thù hận để quản lý quốc gia.

Cũng giống như Liêu Diệc Vũ đã viết trong cuốn sách”Thượng Đế có màu đỏ”: “Những con đường núi quanh co ở Vân Nam có màu đỏ, bởi vì chúng đã được ngâm trong máu đỏ nhiều năm qua.” Từ cuộc trấn bức hại Pháp Luân Công đến đàn áp “Giáo hội gia đình”, từ trấn áp Tây Tạng đến yêu ma hóa tín đồ Islam ở Tân Cương, chúng ta đều có thể nhìn thấy máu và nước mắt. Lấy sự kiện gần đây mà nói, ngay cả ở Bắc Kinh, Vương Lập Quân cũng cần nghe thấy tiếng súng ở trên bãi thi hành án thì mới cảm thấy khoái cảm, nhưng ông ta không thể ngờ được rằng, rất nhanh ông ta liền trở thành kẻ “thần kinh bất thường”, trở thành nguồn cơn để những người khác cảm giác được khoái cảm. Bộ máy quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ lời răn dạy ban đầu “tự do phát triển của mỗi một con người là điều kiện phát triển tự do cho tất cả mọi người”, biến thành một “cỗ máy xay thịt chính trị” không có bạn bè. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc – đế quốc lớn nhất trên thế giới này nhất định sẽ phân liệt, bởi vì những kẻ thống trị nó cũng như những kẻ đồng lõa đều đã mắc phải bệnh tâm thần phân liệt.

Liêu Diệc vũ mất đi tổ quốc, nhưng ông ta nhận được tự do và sự quan tâm. Lưu Hiểu Ba mất đi tự do cá nhân, nhưng ông đã đứng lên bảo vệ tôn nghiêm của một phần tử trí thức, hơn nữa nhận được sự tự do của linh hồn. Cho đến năm 2015, đã có hơn 130 người Tạng tự thiêu mà chết, nhưng ngọn lửa sinh mạng mà họ đốt lên ở thời khắc cuối cùng của cuộc đời đã cho thế giới thấy được: Mặc dù sự thù hận cố gắng chinh phục chúng ta, nhưng chúng ta vĩnh viễn không bao giờ từ bỏ từ bi! Điều này giải thích tại sao, một chính quyền chuyên môn bồi dưỡng thù hận thì không có cách nào duy trì mãi được.

8.2 Lục Tứ 64! 2013.10.09)

Bởi vì cuộc thảm sát ở Thiên An Môn, do vậy “Lục Tứ” trở thành một từ nhạy cảm bị kiểm duyệt. Trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc Baidu.com sẽ tự động đưa ra kết quả: Căn cứ vào những pháp quy luật pháp và chính sách có liên quan, một phần của kết quả tìm kiếm sẽ không được hiển thị.” Ngày 1 tháng 10 năm 2013 là ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền 64 năm, sự chặn bắt đối với những từ ngữ nhạy cảm trên mạng như “64” có một chút nới lỏng, do vậy trên mạng internet và trên Weibo người ta nhân cơ hội đá bóng ở đường biên, kỷ niệm “64”.

Cạo đầu lập chí vì dân chủ

“Lục Tứ” đã trở thành câu chuyện của một thế hệ người đi trước. Không khó để hiểu rõ được cảm xúc sâu đậm của cả một “thế hệ Lục Tứ”, nhưng liệu thế hệ mới sau này có hay không còn ghi nhớ được những thứ liên quan đến “Phong trào dân chủ 1989”, thì điều này rất khó nói. Có thể hiểu được, một mặt, “Thảm sát Lục Tứ toàn thành” đã làm cho rất nhiều người mất đi công việc, mất đi cơ hội thăng tiến, thậm chí nhiều người đã mất đi sinh mạng; nhưng mặt khác, nó lại làm cho nhiều người, đặc biệt là những người tầm thường nhưng rất biết cách lấy lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuối cùng đã bước lên con đường thăng quan tiến chức được trải bằng máu tươi và thân xác của những liệt sĩ trẻ tuổi. Tôi còn nhớ rằng vào hơn 10 năm trước tôi đã từng tham gia đào tạo bồi dưỡng những cán bộ của Ban tổ chức thị ủy Thượng Hải du học sang Hoa Kỳ. Có một nữ cán bộ cấp phó phòng rất tự hào đối với thành tựu của bản thân, nói về những sinh viên nhiệt huyết năm 1989 đã dùng những từ ngữ “Bọn họ quá ngây thơ, quá vô tri, quá ngu ngốc!” Thực sự là tôi không cách nào khắc chế được sự thôi thúc, nói với chị ta một cách rõ ràng: Chị có thể dùng đủ loại bôi bẩn, nhưng bọn họ đều là những tài năng xuất chúng. Nếu như bọn họ đều mong muốn đạt được chức vụ vị trí cấp phó phòng như chị, thì bọn họ rất nhanh sẽ đạt được.

Lẽ nào chỉ có người thân của “Nạn nhân bị hại Lục Tứ” mới quan tâm đến thảm sát Thiên An Môn? Lẽ nào chỉ có “Những bà mẹ Thiên An Môn” mới hồi tưởng lại phong trào dân chủ 1989 kinh tâm động phách? năm 2013 sau khi tham gia và chứng kiến hoạt động kỷ niệm “24 năm sự kiện Lục Tứ” được tổ chức bởi những thanh niên Post 80s và Post 90s, điều này đã cung cấp cho tôi một câu trả lời rõ ràng. Tháng sáu ở New York, ánh mặt trời rất gay gắt, nhiệt độ không khí cũng rất cao, nhưng một nhóm đảng viên của Đảng Dân Chủ Trung Quốc lại không biết mệt mỏi, đã tổ chức hoạt động kháng nghị chính phủ Trung Quốc, tưởng niệm “Nạn nhân Lục Tứ” suốt một ngày trước cửa của Lãnh sự quán Trung Quốc và quảng trường Liên Hiệp Quốc. Nhìn vào từng khuôn mặt trẻ tuổi, nhìn thấy giọt nước mắt lăn dài trên mặt của một thanh niên trẻ đang cảm động vì bài diễn thuyết của một nữ diễn giả. Điều làm cho người ta bất ngờ là, có một cô gái người Quảng Đông tên là Trần Hiểu Mẫn bước lên sân khấu để phát biểu, kêu gọi thế giới đừng quên “Lục Tứ”, góp phần vào quá trình dân chủ hóa Trung Quốc. Để nhằm thể hiện quyết tâm cống hiến hết mình cho quá trình dân chủ ở Trung Quốc, cô gái còn lấy một chiếc kéo, cắt đi mái tóc đen của mình. Cắt tóc lập chí vì dân chủ Trung Quốc, nếm mật nằm gai, thật sự là một Cân quắc[3] anh hùng thoát tục.

Mang theo lòng hiếu kỳ và sự khâm phục, sau sự kiện tôi đã tìm gặp Trần Hiểu Mẫn, muốn tìm hiểu thêm càng nhiều thông tin về cô. Cô gái nói với tôi, cô đến từ Thâm Quyến, sau khi tốt nghiệp đại học liền làm việc cho IBM ở đó. Vào năm 2010 trong một lần tình cờ đến Hong Kong, cô quen với một người Hong Kong, tham gia vào hoạt động kỉ niệm “Lục Tứ” ở đó. Về sau bởi vì nguyên nhân có sự xáo trộn trong gia đình, gia đình cán bộ của bạn trai cũ lo lắng gây ảnh hưởng bất lợi đến con trai họ nên muốn con trai họ đoạn tuyệt quan hệ với cô. Đứng trước áp lự gia đình, cô chia tay bạn trai, sau đo quyết định một mình tới Hoa Kỳ. Cô gái nói với tôi, rất nhanh cô đã có bước phát triển mới ở Hoa Kỳ: cô thoát khỏi trói buộc, có được tự do. Do vậy ước mơ tự do của cô đã khiến cô dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ cho Trung Quốc.

Động lực mới khởi động dân chủ hóa

Hành động cắt tóc lập chí cho dân chủ của Trần Hiểu Mẫn đã để lại cho tôi ít nhất hai cảm tưởng: Thứ nhất, thanh niên Trung Quốc thuộc thế hệ Post 80s và Post 90s càng có sự nhạy cảm hơn đối với tự do cá nhân. Bọn họ không nguyện ý tiếp thu sự pháp hoại của các nhân tố chính trị đối với sinh mạng và lựa chọn cuộc sống của họ, do vậy bọn họ khát vọng truy cầu dân chủ, càng sẵn lòng đấu tranh vì lợi ích của mình. Thứ hai, mức độ suy thoái về hoàn cảnh chính trị mà bọn họ phải đối mặt, ví dụ như quan chức tham nhũng, chính phủ chuyên quyền độc đoán và sự thống trị dựa trên bạo lực, đều vượt xa so với mức độ trong thời đại của “Phong trào dân chủ 1989”. Ví dụ, năm 1990 khi xử lý vụ án nhận hối lộ của Thứ trưởng Bộ đường sắt La Vân Quang, số tiền mà La nhận hối lộ là 2000 Nhân Dân Tệ, một chiếc nhẫn vàng (trị giá 465 Nhân Dân Tệ), một chiếc tủ lạnh chạy điện (trị giá 2354 Nhân Dân Tệ) cũng như thu lợi phi pháp 950 Nhân Dân Tệ. Một năm sau đó xử lý vụ án Thứ trưởng Bộ đường sắt Trương Tân Thái nhận hối lộ bằng hiện vật trị giá 20200 Nhân Dân Tệ, qua đó giúp cho người đưa hối lộ nhận được vỏ ngoài toa xe của 1 đoàn tàu, Trương bị kết án tù 3 năm (tạm hoãn thi hành án 5 năm). Trong khi đó khi xử lý vụ án tham nhũng của bộ trưởng Bộ đường sắt Lưu Chí Quân, thì cáo trạng số tiền tham nhũng của Cục trưởng Cục giao thông thuộc Bộ đường sắt là Trương Thự Quang lên tới 47.75 triệu Nhân Dân Tệ. Bản thân Lưu Chí Quân nhận hối lộ được viết trong cáo trạng là 64.6 triệu Nhân Dân Tệ. Nếu tính cả những tài sản đầu tư, nhà đất ở trong và ngoài nước, đều lên tới con số hàng trăm triệu. Rất rõ ràng, “Phong trào dân chủ 1989” vào 24 năm trước ở Trung Quốc đưa ra đòi hòi rõ ràng muốn chống tham nhũng, khởi động cải cách chính trị, thì ngày hôm nay, động lực này không những yếu đi, mà càng mạnh mẽ và cấp thiết hơn.

Rất hiển nhiên, nếu các quan chức chính phủ Trung Quốc ngày nay tham nhũng càng thêm trơ tráo, bất chấp tất cả, chính phủ tăng cường quy mô sử dụng bạo lực, ngày càng có nhiều người dân vô tội gặp phải tổn thương, chúng ta sẽ nhìn thấy những cấu trúc tương tự, thậm chí là có nguồn cơn chính trị, xã hội càng mạnh hơn những gì đã tạo ra “Phong trào dân chủ 1989”. Vào năm 1989, chúng ta còn chưa nhìn thấy những quần thể dân oan có quy mô lớn, chưa có sự đàn áp đối với Pháp Luân Công cũng như rất nhiều án oan sai chưa xảy ra, người Tạng còn chưa đi tới mức độ tự thiêu, Tân Cương cũng chưa bị thiết lập cơ chế quân quản, cũng chưa xảy ra tình trạng cưỡng chế di dời trên quy mô lớn dẫn đến các hành động tự sát, tự thiêu. Nếu như chúng ta so sánh sự khác nhau trong những vụ án tham nhũng ở Bộ đường sắt trong 20 năm qua, mức độ xuống cấp về chính trị, xã hội và đạo đức ở Trung Quốc ngày nay, thậm chí là mức độ xuống cấp về tình trạng kinh tế của hàng chục triệu người thuộc thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội, dùng sự định lượng thì có thể nói là gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần. Hành động phản kháng bạo lực của những người buộc phải phản kháng[4] như Dương Giai, Hạ Tuấn Phong chính là hai dẫn chứng chấn động trái tim mỗi người ở Trung Quốc. Điều càng quan trọng hơn là, hơn hai mươi năm trước, nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn có lực lượng phe cải cách, người dân, thậm chí sinh viên vẫn còn ôm một chút hy vọng nhất định đối với năng lực chống tham nhũng và quyết tâm cải cách của chính phủ. Nhưng ngày hôm nay, không những là những người ôm hy vọng như vậy ngày càng ít đi, mà thái độ thù địch đối với chính phủ của người dân ngày càng tăng cao. Chính là dưới bối cảnh và tâm lý xã hội như vậy đã sản sinh ra lời kêu gọi về “Cách mạng Hoa Nhài”, “Bữa tiệc rượu cùng thành phố” và “Bước chân quay lại quảng trường Thiên An Môn”.

Ngày 1 tháng 10 năm 2013 là ngày kỷ niệm 64 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền nô dịch người dân Trung Quốc, cũng là lễ bảy ngày sau khi Hạ Tuấn Phong vì bảo vệ quyền lợi mà giết quan chứ bị chính quyền tàn ác xử tử. Người ta không khỏi nhớ tới “Thảm sát Thiên An Môn Lục Tứ”. Làm việc ác tích lũy sâu nặng như vậy, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là phải diệt vong.

8.3 Khi thảm sát vẫn còn đang tiến hành (2014.06.09)

“Ăn màn thầu thấm đẫm máu người”

25 năm trước, ở Bắc Kinh đã xảy ra một cuộc thảm sát được dư luận người đời gọi là “Đại đồ sát Thiên An Môn”. Thời đại của một lớp người đã đi qua, đã có người cố gắng đem sự kiện lịch sử năm 1989 biến nó trở thành “phi sự kiện”, đem tất cả những ghi chép lịch sử ném vào trong “Hố tiêu hủy ký ức” mà George Orwell đã mô tả, để cho những người chưa bao giờ mở mắt vĩnh viễn không cách nào xây dựng được ký ức lịch sử, hoặc giả để cho những người đã có ký ức một lần nữa định hình lại ký ức, tiếp nhận sự kiểm soát của đảng quốc đối với lịch sử và hiện thực. Loại hình tẩy trắng lịch sử, thực thi kiểm soát bộ não nhằm tạo ra một “thế giới tươi đẹp” này đã nhận được sự đồng thuận của một số người, đến nỗi ở Bắc Kinh có một phóng viên tên là Cao Vũ Tân (Helen Gao) trong bài viết “Lãng quên Thiên An Môn” trên tờ The New York Times đã nói: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rút ra được bài học từ Thiên An Môn, đem chính trị loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta.” Cô tiếp tục viết: “Thanh niên Trung Quốc liều mạng làm việc, liều mạng mua sắm. Chúng ta không quay đầu nhìn lại.”

Không thể phủ nhận, ngay cả khi tự bản thân nhìn thấy hoặc đầu nhập vào bên trong phong trào đó, lại có rất nhiều người lựa chọn lãng quên nó. Ai cũng thấy là 25 năm trước, cuộc thảm sát ở thành Bắc Kinh đã đưa tặng cho gần 100 nghìn sinh viên Trung Quốc du học ở Hoa Kỳ mỗi người một tấm thẻ xanh; ngày hôm nay, có không tới một phần mười số người, thậm chí không tới một phần một trăm số người, vào ngày 4 tháng 6 Lục Tứ này đi tới các địa điểm công cộng, bày tỏ sự đau buồn vào lòng cảm ân của họ. Có người đã xóa bỏ màu xanh đại diện cho sinh mạng và hy vọng, từ trong thực tế của chiếc thẻ màu đỏ nhìn thấy máu tươi của những đấu sĩ trẻ tuổi, bởi vậy gọi thẻ cư trú vĩnh viễn là “thẻ máu”. Nếu như nghĩ tới 100 nghìn người này trong 25 năm gieo hạt nảy mầm, khai hoa hết quả trên đất Hoa Kỳ, chúng ta thậm chí có thể nói, có không tới một phần nghìn những người nhận được lợi ích sẽ công khai cảm ân đối với hạnh phúc mà họ nhận được. Càng có những kẻ, sau khi lắc mình biến thành người Mỹ, ngay lập tức quay về Trung Quốc tìm kiếm danh lợi, gia nhập vào bữa tiệc thịnh soạn ăn uống lấy “Màn thầu nhuộm máu người”.

Lương tâm vẫn tồn tại, kiên trì đấu tranh

Nhưng mà, có càng nhiều người gốc Hoa có lương tâm có chính nghĩa sẽ không bao giờ quên thảm sát 1989. Nguyên nhân của điều này thì có rất nhiều. Hay là giống như tôi, bản thân thuộc thế hệ 1989, tôi tham dự vào trong phong trào dân chủ được xem là hùng vĩ, ngoạn mục nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, được Thị ủy thành phố Thượng Hải xác nhận là “bàn tay đen” đứng sau phong trào sinh viên Thượng Hải, trong khi đó thì sinh viên đem mấy người giảng viên trẻ tuổi chúng tôi xưng là “Phúc Đán thất quân tử”. Mặc dù đã thất bại, tôi rất tự hào vì sự lựa chọn của mình. Đồng thời, sinh viên của tôi đã tham gia tuyệt thực, về sau sinh viên của tôi, Phó hội trưởng Hội liên hiệp sinh viên tự trị các trường Đại học cao đẳng Thượng Hải là Văn Giang Bình đã tự sát, một sinh viên khác trong vai trò Tổng chỉ huy hội sinh viên tuyệt thực ở Thượng Hải Ngoại Than là Trần Nhã Quân mất tích đến nay không có tin tức. Một sinh viên khác, Hội trưởng Hội liên hiệp sinh viên tự trị các trường Đại học cao đẳng Thượng Hải là Diêu Dũng Chiến (tên khác là Trương Tài) cho đến nay vẫn lưu vong ở hải ngoại, không cách nào trở về Trung Quốc, còn cha của anh ta Diêu Văn Điền bởi vì ở Hong Kong xuất bản những cuốn sách có liên quan đến chính trị Trung Quốc (bao gồm cuốn “Venus Chính trị” của tôi), vào tháng 5 năm 2014 bị chính quyền Đại Lục kết án, một người già hơn 70 tuổi vẫn còn phải chịu tai nạn ngục tù. Chúng tôi vẫn còn sự nghiệp chưa hoàn thành, do vậy chúng tôi vẫn cần phải tiếp tục chiến đấu.

Hoặc giả như những bà mẹ Thiên An Môn, họ mất đi những người con trai con gái thuơng yêu, hơn nữa cả những người đã chết lẫn những người chưa chết đều cõng trên lưng ô danh, làm cho linh hồn của những người đã chết không cách nào được yên nghỉ, làm cho lương tâm của những người còn sống không có được sự bình yên. Do vậy họ vẫn còn kiên trì bền bỉ đấu tranh. Nhưng điều quan trọng hơn là, chúng ta nhìn thấy được một thế hệ sinh ra sau “Lục Tứ” tham gia vào các hoạt động trả lại chân tướng lịch sử, tưởng nhớ các liệt sĩ dân chủ. Bất chấp sự đàn áp nghiêm ngặt trong 25 năm qua, chúng ta không cách nào biết rõ được tình hình kỷ niệm Lục Tứ ở Trung Quốc Đại Lục, nhưng ở buổi lễ đốt nến tưởng niệm tại khuôn viên các ngôi trường đại học ở Hong Kong, Đài Loan và Hoa Kỳ, chúng ta đều nhìn thấy hàng nghìn hàng vạn khuôn mặt trẻ tuổi.

Bình thường hóa sự kiện thảm sát

Tại sao cho đến giờ phút này việc kỷ niệm sự kiện lịch sử 1989 tuyệt đối không phải là một việc nhỏ, nó liên quan tới mỗi một người dân Trung Quốc, thậm chí liên quan tới mỗi một cư dân trong ngôi làng địa cầu này? Bởi vì, thảm sát Thiên An Môn là một virus chính trị có sức độc chết người. Khoan dung, tiếp nhận, lạnh nhạt coi thường nó sẽ chỉ làm cho thứ virus chết người này lan truyền, cuối cùng dẫn tới sự thống lĩnh của chính trị tà ác cực độ, thôn phệ hết tất cả mọi quyền lợi, công bằng và chính nghĩa.

Đầu tiên, cách trình bày thảm sát Thiên An Môn này cần được điều chỉnh. Bởi vì như chúng ta đã thấy, thảm sát năm 1989 đầu tiên đã được bắt đầu vào tháng 3 năm 1989 ở Lhasa, sau đó lệnh giới nghiêm quân sự được vận dụng ở Bắc Kinh vào tháng 5, “đồ thành Lục Tứ” ở Bắc Kinh là cao trào của sự điên cuồng thú tính Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó hành động thảm sát tiếp tục được diễn ra ở Thành Đô, Trường Sa và các địa phương khác. Trong thời gian một số tháng tiếp theo, từ Thái Nguyên đến Thượng Hải, từ Phiên Dương đến Quảng Châu, từ Tây An đến Hợp Phì, Hàng Châu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở đầu hành động bắt giữ trên toàn quốc, vô số những người tham gia phong trào dân chủ bị bắt, bị giam giữ, bị mất tích, bị hành quyết. Trong số họ không những có sinh viên, còn có một lượng lớn người dân ở các thành phố, công nhân, công nhân thời vụ và nông dân.

Thứ hai, chúng ta cần nhận thức rõ, thảm sát 1989 không phải là hành động bạo lực cuối cùng bất đắc dĩ vì “ổn định” và “phát triển”, mà nó đánh dấu việc thảm sát trở thành một thủ đoạn thông thường nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và quản trị chính trị. Trong thời gian hơn 60 năm kể từ khi thành lập chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục tiêu tranh đoạt chính quyền, củng cố quyền lực chính phủ đã tiến hành giết chóc, về sau diễn biến thành lạm sát vô cớ vì sai lầm chính trị cũng như tàn sát lẫn nhau vì tranh giành quyền lực chính trị, cho đến năm 1989 diễn biến đem thảm sát trở thành công cụ quản trị chính trị, về sau nữa giết chóc đươc phát triển thành theo hướng hành chính hóa, bình thường hóa. Bình thường hóa, phi kịch tính hóa và phi tập trung hóa việc giết chóc vì tranh đoạt quyền lực đã dẫn đến những sự kiện bạo lực như sự kiện nổ súng ở Sán Vĩ tỉnh Quảng Đông năm 2005, năm 2008 ở Tây Tạng, thực thi bạo lực lan tràn ở Tân Cương năm 2009 cũng như ở hiện tại, cũng để cho cả thế giới nhìn thấy Tiết Cẩm Ba ở Ô Khảm tỉnh Quảng Đông, Tào Thuận Lợi ở Bắc Kinh đã bị cảnh sát địa phương đánh chết, nhìn thấy Tiền Vân Hội bị xe nâng đè chết ở Nhạc Thanh tỉnh Chiết Giang, nhìn thấy Lý Uông Dương ở Thiệu Dương tỉnh Hồ Nam “bị tự sát” vân vân.

Tập Cận Bình gánh lên vai tài sản có giá trị âm “Lục Tứ”

Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy được, đối mặt với cuộc thảm sát 1989 vốn là di sản chính trị tẩm độc được Đặng Tiểu Bình để lại, Tập Cận Bình không có được dũng khí về chính trị cũng như trí tuệ chính trị để bóc tách nó. Tập Cận Bình không phải là người kế thừa trực tiếp giống như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, nhưng Tập Cận Bình ngay cả dũng khí và trí tuệ nhằm kết thúc và phủ định “Đại Cách Mạng Văn Hóa” của Hoa Quốc Phong cũng không có. Thông qua truy bắt, giam giữ với mức độ nghiêm ngặt nhất kể từ “Lục Tứ” cũng như tẩy chay những chỉ trích đối với vấn đề “Lục Tứ”, Tập Cận Bình đã biến thảm sát 1989 trở thành gánh nặng chính trị của bản thân, trực tiếp trở thành người thừa kết tài sản âm mang đầy độc tố của Đặng Tiểu Bình. Sự tiếp nhận toàn diện đối với phương thức quản trị bạo lực đã cho phép Tập Cận Bình có được quyền sở hữu toàn bộ đối với thảm sát Thiên An Môn.

Sùng bái đối với bạo lực và sự giết chóc đối với người dân đã trở thành logic nội tại tương hỗ lẫn nhau, nhất quán lẫn nhau của cái gọi là “hai nửa 30 năm”. Nó trở thành biểu hiện cho hiện tượng tự trúng độc của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đối với “chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa phân liệt”, đã trở thành triết học quyền lực của Tập Cận Bình: ông ta sử dụng một loạt chủ nghĩa cực đoan như thuyết duy vật, thuyết vô thần, chủ nghĩa Đại Hán, chủ nghĩa phản hiến chính, chủ nghĩa toàn trị nhằm nô dịch người dân, xây dựng “Giấc mộng Trung Hoa” của ông ta, ý đồ xây dựng nên Đế quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngàn năm. Sau đó, ông ta dùng chủ nghĩa khủng bố nhà nước áp dụng vào thống trị hành chính, đem Trung Quốc thiết lập trong trạng thái khẩn cấp vĩnh viễn, cố tình tùy ý tước đoạt nhân quyền và xâm hại tự do. Những cách làm đi ngược lại sự phát triển của lịch sử, chống lại các giá trị phổ quát này, đã đưa Trung Quốc vào tình thế bát phương thụ địch, đối nội đối ngoại khó khăn, kích thích sự phản kháng của mọi thế lực: Đài Loan bắt đầu phong trào “Phản đối hiệp định thương mại dịch vụ” với Đại Lục, Hong Kong dấy lên phong trào “Tẩy chay châu chấu” và sau đó là “Chiếm lĩnh Trung Hoàn”, phong trào độc lập Đông Turkestan đặc biệt sôi nổi ở Tân Cương, Đạt Lai Lạt Ma tôn giả đề xuất “Con đường trung gian” yêu cầu tôn trọng Hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhưng lại bị vu khống và lạnh nhạt, tất cả mọi hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là đang phân liệt Trung Quốc, đem chính nó bức vào tình thế vạn kiếp bất phục.

Virus chính trị độc hại ở Trung Quốc bắt nguồn từ Đảng Cộng sản, bùng nổ từ cuộc thảm sát 1989 của Đặng Tiểu Bình, trở nên thịnh hành kể từ khi Tập Cận Bình tiếp nhận toàn diện di sản chính trị tẩm thuốc độc đó. Căn bệnh truyền nhiễm chính trị bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm vượt qua không gian và thời gian tại Thiên An Môn vào năm 1989, nó đang lan rộng khắp bốn phía và uy hiếp mỗi một người Trung Quốc, đây chính là tại sao chúng ta cần tưởng nhớ tới “Lục Tứ”, chấm dứt lấy sự giết chóc chính trị này.

8.4 Nữ thần dân chủ, nữ thần tự do (2013.04.06)

Tôi thuộc về thế hệ người Trung Quốc tham dự vào “Phong trào dân chủ 1989” và chứng kiến “Trấn áp Lục Tứ”. Năm 1989 cũng là năm tuổi của tôi, những “người khai sáng” thanh niên chúng tôi đã dùng biểu trưng “xà” để thách thức chính quyền Đảng Cộng sản với biểu trưng “xích long”, chú định lấy chương bi kịch nhất, hào hùng nhất trong vận mệnh của cuộc đời sẽ thất bại. Đi cùng với sự sụp đổ của bức tượng “Nữ thần dân chủ” dưới sự trấn áp bạo lực và bánh xích xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn, bức tượng “Nữ thần dân chủ” của Đại học Phục Đán chúng tôi cũng bị tháo dỡ, tôi đã hạ quyết tâm, nhất định phải rời khỏi quốc gia chuyên chế này, nơi mà chính quyền không giảng đạo lý, chỉ dùng súng và họng khẩu pháo để nói chuyện với người dân của mình.

Hướng về Nữ thần tự do

Trong hai năm sau đó, trải qua nhiều trắc trở, ngăn cản, cuối cùng tôi đã nhận được học bổng tiến sỹ từ một trường đại học ở Hoa Kỳ, rời khỏi quốc gia đối nơi đối với tôi là có những vết thương vĩnh viễn không bao giờ được chữa lành. Điểm đến của tôi là Philadelphia, vùng đất nơi khai sinh nền dân chủ Hoa Kỳ này luôn là nơi kích phát sức sống tự do và sức tưởng tượng về dân chủ đối với tôi. Vào thời điểm đó khi tôi xuất phát rời khỏi Trung Quốc, trên người chỉ có 100 USD. Dự tính của tôi là: Phí tàu xe 50 USD, xe bus công cộng đường dài “Greyhound Lines” có thể đưa tôi đến Philadelphia. 50 USD còn lại tôi có thể dùng làm lộ phí tham quan tượng Nữ thần tự do. Nếu như nói, sự đàn áp tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành “lực đẩy” hối thúc tôi rời khỏi Trung Quốc, vậy thì tượng Nữ thần tự do trên bàn làm việc đã trở thành “lực hút” dẫn dắt tôi theo đuổi những giá trị cái đẹp của Âu Mỹ.

Vận mệnh giống như đã có an bài, tự do trở thành kim chỉ nam và nền tảng sinh mệnh của tôi. Tôi đã sinh sống ở Philadelphia 6 năm, quỹ tích cuộc đời xuyên suốt qua lại giữa Chuông Tự do, Hội trường Hiến Pháp, Hội trường Độc Lập, tượng Benjamin Franklin và thư viện Benjamin Franklin, bảo tàng và trường đại học. Rời khỏi bức tượng “Red Owl” của Đại học Temple, tôi tới giảng dạy ở Đại học City University of New York. Bởi vì tôi sinh sống ở quận nhỏ nhất trong số 5 quận của Thành phố New York, khi có người hỏi tôi sống ở đâu, tôi luôn đưa ra lời giải thích thế này: Bạn đã đi tới Đảo Liberty có tượng Nữ thần tự do chưa? Nhìn từ Wall Street hướng về phía tượng Nữ thần tự do, hòn đảo lớn phía sau chính là chỗ nhà tôi. Bởi vì tôi muốn đi từ College of Staten Island tới CUNY Graduate Center thì cần phải ngồi phà, đi ngang qua tượng Nữ thần tự do, hơn 10 năm qua, ừ xa tới gần lại từ gần tới xa, tôi đều sẽ giống như những du khách từ xa tới,vịn vào lan can phà, ngước nhìn lên tượng Nữ thần tự do một lúc lâu. Đây gần như đã trở thành nghi thức tôn kính của tôi. Giống như khi quan tưởng Quan Âm Bồ Tát, tôi sẽ bồi dưỡng và đề cao lòng từ bi, quan tưởng Nữ thần tự do, thì sẽ không ngừng kích phát những xúc động truy cầu tự do. Bởi vì có chung sự nhiệt thành đối với Nữ thần tự do, nhà điêu khắc Trần Duy Minh đã tặng cho tôi bức điêu khắc tượng Nữ thần tự do, tôi đã dùng nó làm bìa cho cuốn sách “Venus Chính trị” của mình, bởi vậy tôi cũng sẽ thường xuyên quan tưởng về Nữ thần tự do, hy vọng rằng thể chế dân chủ cuối cùng cũng có thể bén rễ được ở Trung Quốc.

Trách nhiệm lịch sử của thế hệ 89

Bản thân thuộc về thế hệ “1989”, phức cảm “Lục Tứ”đã trở thành động lực của chúng tôi phấn đấu cho dân chủ Trung Quốc, bởi vì chúng tôi đã từng kích động, đã từng hò hét; đã từng chảy nước mắt, chảy máu; đã từng phẫn nộ, đã từng thất vọng. Lật lại thảm án “Lục Tứ” nhất định là một trong những sự kiện mang tính tiêu chí quan trọng nhất của dân chủ hóa Trung Quốc. Nhưng sự phát triển của lịch sử được thúc đẩy bởi sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội khác nhau, hơn nữa trong một quãng thời gian nhất định và một số quốc gia, lịch sử không nhất định phấn đấu vì các mục tiêu với các giá trị phổ quát như tự do, bình đẳng, chính nghĩa và hạnh phúc, từ đó diễn biến ra một con đường tối ưu hóa nhất. Cũng có nghĩa là, dân chủ là kết quả của cuộc đọ sức trong thời gian dài giữa thế lực chuyên chế ngoan cố tiến hành cản trở và lực lượng dân chủ phấn đấu không ngừng nghỉ, nó còn cần một quá trình lịch sử mới đi tới đích ở Trung Quốc. Nếu như việc lật lại và minh oan cho “Lục Tứ” trở thành điều kiện khởi động thậm chí là điều kiện tiên quyết cho quá trình dân chủ hóa Trung Quốc, vậy thì chúng ta nhất thiết phải tiếp nhận một hiện thực tàn khốc: chính quyền chuyên chế bạo ngược vẫn sẽ là chính thể cơ bản của tương lai Trung Quốc trong một số năm. Dưới bối cảnh lịch sử này, chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi dưới đây: Làm thế nào để mỗi một cá nhân có thể đạt được giá trị sinh mạng cao nhất của sinh mạng trong thời không được kết nối bởi hiện thực chính trị và lí tưởng chính trị này? Làm thế nào để tránh khỏi việc đánh mất hạnh phúc của bản thân dưới sự lạm dụng uy quyền của chính quyền bạo ngược? Chúng ta làm thế nào để vượt qua được khổ nạn cá nhân? dùng sự lạc quan hướng về phía trước cũng như tâm thái tự tin ngập tràn để đối mặt với chính quyền chuyên chế? Chúng ta làm thế nào để tìm được điểm tựa Archimedes mới, thực hiện sự thăng hoa về nội tâm, để cuối cùng về đạo nghĩa thì có thể coi khinh chính quyền chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Quốc, về trí lực thì có thể dùng càng nhiều sức sáng tạo và lòng tự tin siêu việt và giải mã đối với hệ thống diễn ngôn bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, về tâm lý thì có thể có thêm càng nhiều niềm vui và sự tĩnh tâm, đem sợ hãi, bất định và vô vọng giữ lại đưa tặng cho những kẻ độc tài?

Bản thân là một người còn sống sót sau “Thảm sát Lục Tứ 1989”, chúng ta có thể lựa chọn sống với hận thù, sống trong tâm lý phục thù và tự dằn vặt đau khổ. Là bạn bè hoặc người thân của các liệt sĩ 1989, chúng ta có thể vừa có sự áy náy sống trong thoi thóp kéo dài hơi tàn, lại vừa có lo lắng về gánh nặng sứ mệnh lịch sử, loại tình cảm dằn vặt kép này làm cho chúng ta ôm lấy những hy vọng đối với chính quyền hiện hành, chúng ta lựa chọn sống trong ảo tưởng mong chờ lấy chính quyền hiện hành có thể lật lại lịch sử trả sạch oan sai đối với những người thân hay bạn bè đã chết của chúng ta. Nhưng thật không may là, loại mong đợi bệnh lý này đã hình thành nên sự phụ thuộc về tâm lý của chúng ta đối với chính quyền độc tài những kẻ đã giết hại người thân và bạn bè chúng ta. Một chính quyền được xây dựng dựa trên việc giết hại sinh viên và dân thường nhằm răn đe kinh sợ nhân dân là không thể nào lật lại án oan phục hồi danh dự cho những nạn nhân của nó. Sự kỳ vọng của chúng ta đối với loại chính quyền như vậy sẽ chỉ có thể là một loại biểu hiện của “Hội chứng Stockholm[5]“. Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không cần thiết đem “Huyết án 1989” xem đó là sợi dây xích đặt lên người, khoác lên trái tim chúng ta. Chúng ta sẽ không lãng quên nó, chúng ta cũng sẽ không tha thứ cho những kẻ đao phủ. Nhưng “Huyết án 1989” hoàn toàn có thể trở thành thời cơ cuối cùng để chúng ta đoạn tuyệt về tâm lý với chính quyền này, là một lần khai sáng triệt để cuối cùng. Nó có thể giúp cho chúng ta có được dũng khí và quyết đoán rời bỏ khỏi chuyên chế, vui sướng ôm lấy tự do trước khi giành được dân chủ. Đúng vậy, nó cho cả thế giới thấy được bạo lực của cỗ máy chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng lại không hề thuyết phục được nhân dân rằng chính quyền này có sức mạnh. Người đang khiếp sợ không thể chịu nổi một ngày chính là những quan liêu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi vì những ghi chép lịch sử sẽ chỉ nguyền rủa đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành sợi dây thừng buộc quanh cổ hơn nữa không ngừng siết đối với những kẻ độc tài.

Kiên trì thủ vững ý chí tự do

Một chính quyền chuyên chế có thể tước đoạt quyền lợi công dân chúng ta được sống dưới thể chế dân chủ, nhưng nó không cách nào tước đoạt được ý chí tự do của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng ý chí tự do của chúng ta, không ôm bất kỳ ảo tưởng nào đối với chính quyền chuyên chế, không dựa dẫm về vật chất, lợi ích và tâm lý được hình thành bởi thể chế chuyên chế, không tiếp nhận những tẩy não từ cỗ máy tuyên truyền của chính quyền chuyên chế cũng như từ chối những nội dung được nhồi sọ áp đặt. Chúng ta có thể sử dụng ý chí tự do, để miệt thị, xuyên tạc và giải thiêng những hệ thống giá trị, hệ thống quản trị xã hội mà đảng cầm quyền muốn duy trì. Ngấm ngầm phá hủy và công khai tẩy chay những chính sách, hành chính của đảng quốc, để cho hình tượng thần thánh của chính quyền vốn được những kiến trúc sư của chế độ đang muốn cố gắng duy trì mờ nhạt ảm đạm dần. Chúng ta có thể nỗ lực thoát khỏi ma chưởng của chính quyền chuyên chế, nếu như nó không để cho chúng ta trở thành công dân, chúng ta tuyệt đối không làm thần dân của nó: Hoặc là chúng ta có thể trốn chạy và di cư đến một quốc gia dân chủ nơi có thể cho chúng ta quyền công dân (hàng nghìn hàng triệu người Trung Quốc đã tiến hành bỏ phiếu bằng chân); Hoặc là chúng ta có thể chạy trốn khỏi thể chế nằm dưới sự kiểm soát của quốc gia, đi vào trong dân gian (trở thành doanh nghiệp dân doanh hoặc học giả độc lập hay nghệ sĩ); hoặc chúng ta có thể lựa chọn sự giải thoát khỏi thể chế về mặt tinh thần, tuân thủ giới hạn đạo đức tối thiểu “Không làm điều ác”. Thậm chí, chúng ta có thể hy sinh lợi ích của bản thân, vật lộn, tranh đấu với chính quyền bạo tàn. Cuối cùng, chúng ta thậm chí có thể hy sinh tính mạng bản thân để huy động, khích lệ lực lượng dân chủ, tấn công và làm lung lay gốc rễ chế độ chuyên chế. Vào năm 1989, hàng nghìn hàng vạn người Trung Quốc đã làm như vậy ở Bắc Kinh; vô số người Trung Quốc cũng đã làm như vậy ở Thành Đô, Trường Sa, Thượng Hải và các thành phố khác; người dân Lhasa Tây Tạng cũng đã làm như vậy. Ngày hôm nay, chỉ trong ba năm ngắn ngủi, đã có hơn 100 người Tạng đã đốt lên thân thể của mình, trở thành ngọn đuốc tự do đốt lên càng nhiều sự phản kháng.

Ghi nhớ những người hy sinh vào năm 1989

Bởi vì “Phong trào dân chủ 1989” bị đàn áp, tôi có sinh viên bị mất tích. Trưởng ban tuyên truyền Hội liên hiệp sinh viên tự trị các trường Đại học cao đẳng Thượng Hải, Tổng chỉ huy hội sinh viên tuyệt thực, sinh viên Khoa Báo chí Đại học Phục Đán Trần Nhã Quân vội vàng nói với tôi mấy lời từ biệt, sau hơn 20 năm cho đến tận ngày nay vẫn không có tin tức nào. Tôi cũng có sinh viên tự sát. Phó hội trưởng Hội liên hiệp sinh viên tự trị các trường Đại học cao đẳng Thượng Hải, sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế Đại học Phục Đán khóa 1986 Văn Giang Bình bởi vì không thể chịu đựng được sự trả thù khi bị trả về vùng nông thôn Hồ Nam cũng như sự bức hại của cơ quan an ninh địa phương đã uống thuốc trừ sâu tự sát. Mỗi khi tôi nhớ tới anh ta, ngoài sự đau buồn thì tôi còn cảm thấy một chút an ủi và bất an vì giải thoát và sự tự do cuối cùng của họ. Dưới thể chế chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Quốc, ít nhất là trong 2 năm sau sự kiện thảm sát đối với cảm nhận của tôi mà nói, được sinh ra dưới chế độ bạo tàn, còn không bằng chết đi. Trung Quốc ngày nay, cái gọi là “Trung Quốc trỗi dậy” và “Nghìn năm thịnh thế” không khác gì hơn là một bữa tiệc chia chác của tầng lớp quả đầu tư bản thân hữu, sự kỳ vọng mà nó mang lại cho người dân ít hơn so với chính phủ trước thời điểm diễn ra “Phong trào dân chủ 1989”, sự tàn khốc mà nó đưa tới cho nhân dân thậm chí còn sâu sắc hơn so với chính quyền ở thời điểm phong trào sinh viên lên tiếng đòi hỏi. Nếu như những anh hùng liệt sĩ 1989 vẫn còn sống trên thế gian, bọn họ nhất định sẽ một lần nữa đứng dậy không hối tiếc nhảy vào nước sôi lửa bỏng. Đồng thời, tôi tràn đầy lòng biết ơn và sự cảm kích đối với máu tươi của những anh liệt dân chủ: Là sinh mạng của họ và quá trình kề vai chiến đấu cùng họ đã khiến cho tôi và càng nhiều hơn nữa người Trung Quốc hoàn toàn thức tỉnh, cuối cùng đoạn tuyệt với đảng quốc, lựa chọn tự do. Mà việc giành được tự do đã trở thành tôi cũng như càng nhiều người con của Trung Quốc có hoàn cảnh giống tôi thể hiện được giá trị cá nhân, cống hiến càng nhiều giá trị cho xã hội loài người cũng như bảo vệ nó.

Lựa chọn tự do

Chính quyền chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính quyền bạo tàn, nếu chúng ta lựa chọn tự do, chúng ta liền vứt bỏ nó. Ý thức hệ Đảng Cộng sản Trung Quốc được bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật của Karl Marx, nếu chúng ta ý thức được trí tuệ tối cao, liền sẽ làm lung lay đối với nền tảng tư tưởng của nó. Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính quyền vô thân, nếu như chúng ta thông qua việc tự xem xét nội tâm nhằm phát hiện linh hồn, ngước nhìn thượng thiên để truy tìm sự vô hạn và vĩnh hằng, chính là sự từ bỏ một cách triệt để đối với chính phủ tham nhũng hủ bại đang hủy diệt tín ngưỡng tâm linh này. Chúng ta không hề cầu khấn Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp chúng ta cởi bỏ gông cùm, đó như là chuyện bảo hổ lột da mà thôi. Chúng ta có thể đập tan xiềng xích, tự cởi gông cùm, trước tiên bắt đầu từ bản thân mỗi người, trở thành một tồn tại với linh hồn tự do và có tính siêu việt. Hiện tại, ngày càng có nhiều người đã làm ra lựa chọn như vậy. Hơn nữa, số lượng những người thuộc nhóm thoát ly khỏi thể chế Đảng Cộng sản Trung Quốc này đang tăng lên nhanh chóng, chất lượng cũng đang có sự thay đổi ( ít nhất từ trong số họ chúng ta có thể nhìn thấy ba người đoạt giải Nobel là Đạt Lai Lạt Ma tôn giả, Cao Hành Kiện và Lưu Hiểu Ba). Với nhóm những người ôm tượng Nữ thần tự do này sẽ là lực lượng trung kiên một lần nữa đem tượng Nữ thần dân chủ dựng lại trên mảnh đất Trung Quốc. Do vậy, xuất phát từ hạnh phúc lớn nhất của mỗi một cá thể và hạnh phúc lớn nhất của cả dân tộc Trung Quốc, việc mỗi một người Trung Quốc lựa chọn các loại hình thức khác nhau của tự do là bước đầu tiên để đảm bảo ý nghĩa và giá trị toàn diện của mỗi một cá thể, cũng là chìa khóa then chốt để cả dân tộc Trung Hoa có thể sinh sống trong thể chế dân chủ.

Chúng ta nên lựa chọn phương thức sống, thái độ công việc và mục tiêu nhân sinh như thế nào, mới có thể xứng đáng với cái chết của những anh liệt 1989? Đầu tiên, chúng ta cần phải xác lập hệ thống đánh giá những giá trị quan của bản thân nhằm ghi lại lịch sử và định vị những người anh hùng. Cái gọi là yêu cầu “Trung ương đảng anh minh” lật lại vụ án và minh oan cho “những người hy sinh” trong “Lục Tứ” vẫn còn chưa thể nào nhảy thoát ra khỏi hệ thống giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nỗ lực tái hiện chân tướng lịch sử của “Những bà mẹ Thiên An Môn” trong mười mấy năm qua, nhữung lễ tế bái tự phát của các tổ chức dân sự đối với “anh hùng Lục Tứ”hiện nay là dựa trên hệ thống đánh giá độc lập về lịch sử. Nhà nghiên cứu ở hải ngoại Ngô Nhân Hoa đã viết hai tác phẩm quan trọng là “Nội tình bên trong cuộc thanh trừng đẫm máu Thiên An Môn” và “Lực lượng quân đội giới nghiêm trong sự kiện Thiên An Môn”.

Thứ hai, từ chối và vứt bỏ “Phức cảm ỷ lại khi ngược đãi và bị ngược đãi” được đảng quốc duy trì. Quyền lực là một loại quan hệ. Nếu như chúng ta từ chối duy trì một mối quan hệ ràng buộc đối với chính quyền chuyên chế, quyền lực chuyên chế liền sẽ không có cách nào sản sinh hiệu quả đối với thân thể và tâm lý của chúng ta. Tôi còn nhớ là sau “Thảm sát Lục Tứ”, tôi liền bắt đầu từ chối việc tẩy não trong các bài học khác nhau về chính trị, đơn giản là cắm tai nghe những bản nhạc của Phương Tây, không còn quan hệ qua lại với quyền lực chuyên chế. Về sau tôi lại quyết định “đi ra biển lớn” kiêm nhiệm chức vụ ở một doanh nghiệp tư nhân, đem nâng gấp đôi thu nhập cá nhân. Cuối cùng tôi nộp báo cáo từ nhiệm, rời khỏi việc giảng dạy ở Phục Đán, rời khỏi cố hương. Có thể nói, uy hiếp lớn nhất đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay chính là đến từ quần thể những người đã vứt bỏ “thể chế” sau năm 1989.

Thực thi tự do

Thứ ba, thông qua thực thi tự do cá nhân nhằm làm tan rã thể chế chuyên chế Đảng cộng sản Trung Quốc, xóa bỏ đi sự kiểm soát toàn trị, xây dựng xã hội dân sự, cuối cùng từ đó xây dựng hệ thống dân chủ quốc gia. Thực thi tự do dễ dàng nhất là tự do tinh thần ở trong nội tâm, cũng chính là điều mà Isaiah Berlin đã nói tới trong bài viết “Hai khái niệm về tự do Two Concepts of Liberty”: “Để chúng ta thoát khỏi sợ hãi, sở thích hoặc dục vọng truy cầu thì chính là muốn đem bản thân chúng ta từ trong một loại chủ nghĩa chuyên chế nào đó mà chúng ta không cách nào kiểm soát giải thoát ra ngoài.” Ông ta viết tiếp: “Chỉ khi chúng ta dựa vào ý chí bản thân để quy hoạch cho cuộc sống của mình, khi đó tôi mới là tự do.” Ông ta nhấn mạnh: “Khái niệm tự do, bất luận là với ý nghĩa “tích cực” hay “tiêu cực”, thì cốt lõi của nó là kháng cự lại một điều gì hoặc ai đó, hoặc là những kẻ xâm phạm lãnh địa, lĩnh vực của chúng ta hay thực thi quyền uy đối với chúng ta, hoặc là một loại say mê, sợ hãi, rào cản tâm lý, sức mạnh phi lý tính vân vân tất cả chúng đều là những kẻ xâm phạm hay những kẻ chuyên chế đủ mọi hình thái màu sắc.” Isaiah Berlin đề cập đến “Di dân nội tâm” chính là một loại lựa chọn tự do thực hiện dễ dàng. Đối với người Trung Quốc mà nói, từ Lý Bạch đến Đào Uyên Minh, từ “ẩn sĩ” đến “du hiệp”, đã xuất hiện không ngừng từ rất sớm, nhân tài lớp lớp trong dòng chảy của lịch sử Trung Quốc. “Tiêu diêu phiêu du thuật” của Lão Trang càng là vũ khí cổ xưa của trí thức Trung Quốc nhằm đối kháng lại sự hủ bại của quan phủ chuyên chế.

Thái Qua Nhĩ  trong tập thơ “Stray Birds” đã mô tả về cuộc đối thoại giữa hoa và quả:
“Quả ơi, bạn cách tôi bao xa?”
“Hoa ơi, tôi năm ở bên trong tim bạn.”

Thành quả dân chủ Trung Quốc đang cách chúng ta bao xa? Trên thực tế nó đang cất giấu ở trong tim của mỗi một người Trung Quốc chúng ta đang ôm lấy dân chủ. Nếu như Nữ thần tự do đã ăn sâu vào lòng người, Nữ thần dân chủ sẽ còn bao lâu nữa mới đáp xuống mảnh đất Trung Hoa?

 

(Trích trọn chương 8, ÐẾ QUỐC MẶT TRỜI ÐỎ, NXB Cổ Loa sắp xuất bản, 2019)

 

[1] Peace Prize of the German Book Trade (tiếng Đức: Friedenspreis des Deutschen Buchhandels): Là một giải thưởng hòa bình quốc tế của “Hiệp hội kinh doanh sách Đức”  dành cho những người “có đóng góp xuất sắc trong lãnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật nhằm thực hiện lý tưởng hòa bình”. Khoản tiền thưởng hiện nay của giải là 25.000 €. Giải được thành lập năm 1949 và được trao hàng năm từ năm 1950 ở Hamburg dưới tên “Giải Hòa bình của các nhà xuất bản sách Đức”, từ năm 1951 giải mang tên hiện nay và do “Hiệp hội kinh doanh sách Đức” trao trong kỳ Hội chợ sách Frankfurt, hội chợ sách quốc tế lớn nhất của Đức.

[2] Quần đảo Senkaku 尖閣諸島 cũng gọi là quần đảo Điếu Ngư là một nhóm gồm các đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông. Các đảo nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục, phía đông bắc của Đài Loan, phía tây của đảo Okinawa, và ở phía bắc cực tây nam của quần đảo Ryukyu.

[3]巾幗: Khăn bịt đầu của đàn bà thời xưa. Chỉ người đàn bà. Chẳng hạn người đàn bà tài giỏi làm được việc lớn thì được gọi là Cân quắc anh hùng.

[4] Nguyên gốc 逼上梁山: bị ép buộc phải lên Lương Sơn, phản kháng vì tức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quằn

[5] Hội chứng Stockholm: Là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của “nạn nhân” hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua.



Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm

Thẻ:,

1 reply

  1. Đây Đế quốc màu đỏ máu tuyệt diệt nhân tính này,
    Đây đầu nguồn những thảm họa trên địa cầu này,
    Đây bãi rác khuếch trương vô hạn này,
    Cần phải phân liệt.
    Để cho những đứa trẻ không còn phải chết trong vô tội,
    Đế quốc này cần phải phân liêt;
    Vì những người mẹ không còn mất đi những đứa con vô tội,
    Đế quốc này cần phải phân liệt.

    Vì để những con người khắp Trung Quốc không còn phải mất đi nhà cửa,
    Trở thành gánh nặng khắp thế giới,
    Đế quốc này cần phải phân liệt.
    Vì để lá rụng có thể quay về cội nguồn,
    Vì để tương lai có người giữ gìn mộ vườn của tổ tông,
    Đế quốc này cần phải phân liệt.
    Vì hòa bình và yên bình cho toàn nhân loại,
    Đế quốc này cần phải phân liệt.”

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: