Tác giả Lưu Hiểu Ba – 刘晓波 (Ảnh: Internet)
Tác giả ghi bên lề: Trong thời bình, tôi chưa bao giờ cho rằng “Chủ nghĩa ái quốc” là những từ ngữ cao quý đáng để sùng bái. Những kẻ tụ tập dưới ngọn cờ của chủ nghĩa ái quốc, nếu không phải là chính khách vô sỉ, thì là lũ người điên ăn nói lăng nhăng.
Sự hưng khởi của quốc gia dân tộc là một phần của lịch sử nhân loại hiện đại, chủ nghĩa dân tộc cũng là một phần quan trọng tổ hợp nên tính hiện đại. Nói đến chủ nghĩa dân tộc, thường được gọi là “thanh gươm hai lưỡi thiện và ác”. Giống như hai mặt vốn có của tính hiện đại gồm thế tục hoá, lí tính hoá, chủ nghĩa dân tộc cũng là một thanh gươm hai lưỡi, nó có thể khích lệ sự độc lập của quốc gia dân tộc trong việc các dân tộc thách thức bá quyền của đại đế quốc, đưa tới trật tự quan hệ quốc tế ưu tiên chủ quyền; Nó cũng có thể kích động lan tràn chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt, các loại chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo[1] và chủ nghĩa khủng bố khi bành trướng dân tộc thách thức trật tự thế giới, dẫn tới sự dẫm đạp những nguyên tắc nhân quyền phổ quát nhân loại của chủ nghĩa chủ quyền hẹp hòi. Chính là sự bành trướng vô hạn của tính hiện đại này đã đem chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành công cụ chính trị hữu hiệu của chủ nghĩa toàn trị.
Tuy vậy, dưới cài nhìn của tôi, trong mọi giai đoạn lịch sử và môi trường quốc tế thì chủ nghĩa dân tộc không hoàn toàn đều là “thanh gươm hai lưỡi”. Chủ nghĩa dân tộc với thanh gươm hai lưỡi tốt và xấu, chủ yếu thích hợp với thời đại thực dân khi chủ nghĩa dân tộc mới ra đời, sự phản kháng của nhân dân thuộc địa chống lại bá quyền thực dân, vừa là cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, càng là đấu tranh giành lấy tự do cho người dân. Ngược lại khi những nguy cơ từ bên ngoài về cơ bản mất đi và bước vào thời đại hoà bình, đặc biệt là dưới hoàn cảnh thời đại hoà bình hậu thực dân Chiến tranh lạnh, khi xu hướng quốc tế chủ đạo là đi về phía tự do dân chủ, chủ nghĩa dân tộc luôn là cổ động đi về hướng ngược lại. Đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc được kích động bởi chính quyền độc tài, ngay cả “thanh gươm hai lưỡi” cũng không phải, mà nó chỉ là lưỡi kiếm tẩm độc và nơi trú ẩn cuối cùng cho lưu manh. Chủ nghĩa dân tộc độc tài là công cụ ý thức hệ để các chính trị gia mưu đọat quyền lực, cũng là tiêu chí đánh dấu một dân tộc với tâm trí chưa thành thục rơi vào vực sâu mông muội.
Độc lập quốc gia và giải phóng con người là hai trụ cột chính của chủ nghĩa dân tộc cận đại, để lại hai di sản chính trị lớn đối với thế giới cận đại hiện đại là chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do. Nói cách khác, với những cuộc đấu tranh chống lại áp bức và xâm lược vũ lực từ bên ngoài, chỉ khi cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (bao gồm các quyền lợi như độc lập, tự quyết, tự trị) đi cùng với đấu tranh giành tự do của con người (bao gồm các quyền lợi như nhân phẩm tự tôn, bình đẳng, dân chủ) thì chủ nghĩa dân tộc mới có được ý nghĩa tích cực và có đầy đủ tính chính danh, đạo đức. Ví dụ, chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, chiế tranh giành độc lập của người dân các thuộc địa, độc lập của Ấn Độ và một loạt thuộc địa trong thế kỷ 20; Trong thế giới ngày nay, cuộc đấu tranh giành quyền tự trị cao độ và dân tộc tự quyết của các dân tộc thiểu số tại các quốc gia độc tài, cũng mang đặc trưng của thời đại thực dân, vừa là chủ nghĩa dân tộc, cũng là chủ nghĩa phổ quát nhân loại, cái trước hướng về đấu tranh giành lấy quyền lợi tự trị dân tộc, cái sau hướng về đấu tranh giành lấy những nhân quyền cơ bản như bình đẳng dân tộc và tự do cho các dân tộc thiểu số (ví dụ các nước cộng hoà của Liên Bang Xô Viết, Tây Tạng của Trung Quốc, Kosovo của Nam Tư, Đông Timo).
Vậy nhưng, cuộc đấu tranh chống thực dân một khi từ bỏ đi mục tiêu “giải phóng con người” của chủ nghĩa tự do, chính là rơi vào vũng bùn “quốc gia là tối thượng” của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thắng lợi của chiến tranh chống xâm lược cũng sẽ theo đó mà trở thành thắng lợi của độc tài. Tiếp đó thì chủ nghĩa dân tộc rất có thể dưới sự cổ động của kẻ độc tài với cuồng vọng kiểu đế quốc, việc bành trướng ra bên ngoài xưng bá thế giới là điều không thể tránh khỏi. Mà người phải trả giá đắt đỏ nhất cho dã tâm đế quốc của kẻ độc tài chính là người dân. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ 20, người dân đã phải trả một cái giá quá đắt cho dã tâm quyền lực của kẻ độc tài, gần như là “huỷ diệt con người” – không chỉ là những trả giá về sinh mạng và tài sản, càng là phải trả giá cho việc triệt để mất đi tôn nghiêm và tự do.
1 – Thảm họa khi chủ nghĩa dân tộc từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa tự do – Tông đồ của Cách mạng giành độc lập Hoa Kỳ và con đường sai lầm của Cách mạng Pháp
Nhìn từ lịch sử trường kỳ, cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do là quá ngắn ngủi. Kết quả từ cuộc hôn nhân này, chủ nghĩa tự do dẫn dắt chủ nghĩa dân tộc hơn nữa sinh ra các quốc gia độc lập dân chủ lập hiến mang theo tính ngẫu nhiên rất lớn, ngược lại trong nhiều thời kỳ lịch sử thì chủ nghĩa dân tộc nuốt chửng đi chủ nghĩa tự do, sinh ra chủ nghãi dân tộc với tính độc tài bành trướng. Cách mạng giành độc lập Hoa Kỳ và Cách mạng Pháp chính là hai ví dụ điển hình.
Chủ nghĩa dân tộc được xem như một trào lưu thức hệ và phong trào chính trị, là sản phẩm của lịch sử Phương Tây cận đại, hiện đại, tập trung vào việc xây dựng quốc gia dân tộc, kinh tế công nghiệp và bành trướng thực dân. Đại đa số giới nghiên cứu lịch sử Phương Tây đều cho rằng, chủ nghĩa dân tộc được hình thành từ cuối thể kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, sự kiện mang tính bước ngoặt của nó là Cách mạng giành độc lập Hoa Kỳ và Cách mạng Pháp, tuyên ngôn lý luận của nó là tác phẩm “Bàn về dân tộc Germarny – Reden an die deutsche Nation” của nhà triết học người Đức Johann Gottlieb Fichte. Trong lịch sử phát triển về sau của ba quốc gia Hoa Kỳ, Pháp và Đức, chỉ có Hoa Kỳ đạt được sự cân bằng giữa chủ nghĩa tư do và chủ nghĩa dân tộc. “Tuyên ngôn độc lập[2]” cùng lúc tuyên cáo hai mục tiêu lớn là độc lập quốc gia và thành lập một quốc gia tự, Chiến tranh giành độc lập đã kết thúc nền thống trị thực dân của Anh Quốc, hoàn thành mục tiêu độc lập quốc gia; Hội nghị Hiến pháp[3] xác lập thể chế dân chủ lập hiến, Chiến tranh Bắc Nam[4] đã xoá bỏ chế độ nô lệ tiếng xấu lan xa, cả hai đã cùng hoàn thành mục tiêu thành lập quốc gia tự do, từ đó sinh ra một quốc gia vĩ đại vừa có độc lập chủ quyền vừa tự do dân chủ.
Khi các quốc gia Châu Âu đang chém giết lẫn nhau tranh giành các vùng đất thuộc địa, Hoa Kỳ sau khi giành độc lập đã theo đuổi chính sách ngoại giao “Chủ nghĩa cô lập” tránh xa cuộc tranh giành của Châu Âu, cho đến hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Hoa Kỳ mới dần thoát khỏi “chủ nghĩa cô lập”, dần dần bắt đầu gánh vác trách nhiệm lãnh tụ của thế giới tự do.
Nếu như nói, sự trỗi dậy của Anh Quốc tự do vẫn là sự kiện lớn nhất mang tính tích cực nhất đối với lịch sử thế giới cận đại, vậy thì, sự trỗi dậy của Hoa Kỳ tự do chính là sự kiện lớn nhất và mang giá trị tích cực nhất đối với lịch sử thế giới hiện đại. Nếu như không có sự quật khởi liên tục của Anh Quốc và Hoa Kỳ, các giá trị của chủ nghĩa tự do và sắp đặt thể chế của nó tuyệt đối sẽ không trở thành trào lưu chủ đạo của thế giới hiện đại ngày nay.
Một sự kiện lớn mang tính bước ngoặt đánh dấu sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc đó là Cách mạng Pháp, nhưng kết quả của nó lại là đi về hướng ngược lại – tạo nên lý tưởng “dân tộc Đại Pháp”. Vào năm đó, ba nguyên tắc “tự do, dân chủ, bác ái” được tuyên bố trong “Tuyên ngôn nhân quyền” sinh ra từ Cách mạng Pháp, chỉ bất quá là dừng lại ở những ngôn từ đẹp đẽ trên giấy, ngược lại cuộc đại cách mạng trong hiện thực chính trị lại là triệt để phản bội ba nguyên tắc này của chủ nghĩa tự do. Đầu tiên là các chính quyền bạo ngược, mưa máu gió tanh và khủng bố chính trị thay thế cho nguyên tắc tự do; Tiếp đó là sự trỗi dậy của cảm giác ưu việt dân tộc và chủ nghĩa dân tộc sô vanh, chủ nghĩa bành trướng độc tài hoá của Napoleon đã thay thế cho nguyên tắc bác ái. Nguyên tắc bác ái từng được trần thuật trong điều 6 Hiến pháp của nước Pháp được Hạ viện Quốc hội pháp thông qua (năm 1790): “Dân tọc Pháp từ bỏ mọi cuộc chiến tranh xâm lược, không sử dụng quân đội của mình để phản đối tự do của bất kỳ dân tộc nào”.
Vậy nhưng, loại ý thức tập quyền vì sự thống nhất của dân tộc Pháp mà từ bỏ quyền tự trị của các tỉnh thành, loại nhiệt thành vì bảo vệ tổ quốc Pháp mà hiến lên toàn bộ chân thành và máu thịt, đã đem nước Pháp đi lên con đường chủ nghĩa Sô vanh nước lớn. Khẩu hiệu “Tổ quốc đang trong cơn nguy!” đã đem cả nước Pháp rơi vào trong cơn điên cuồng của chủ nghĩa dân tộc, khắp nơi trên nước Pháp đua nhau xuất hiện thư yêu cầu được tham chiến, hiệu triệu tập hợp quân đội, cung cấp quyên góp, chế tạo vũ khí, “toàn quốc giống như là cùng đứng dây, đón tiếp cuộc tấn công của Châu Âu hoặc tấn công Châu Âu”. “Cả nước Pháp chỉ có một nguyện vogj, chỉ có một tiếng nói: kháng chiến”. Ai phản đối kháng chiến, người đó chinh là phản bội tổ quốc và là tội nhân của dân tộc Pháp[5]. Chính là loại chủ nghĩa dân tộc điên cuồng này, đưa tới một nước Pháp với nền độc tài nội bộ và bành trướng ra bên ngoài . Hai năm sau khi đưa ra lời hứa hẹn trên giấy bằng Hiến pháp “từ bỏ mọi cuộc chiến tranh xâm lược”, ngày 26 tháng 4 năm 1792, Hạ viện Quốc hội Pháp đã dùng thế đa số tuyệt đối thông qua nghị quyết chiến tranh với nước Áo (chỉ có 7 phiếu phản đối). Ngày 15 tháng 12 năm 1792, Quốc hội Pháp lại tuyên bố sát nhập nước Bỉ vào nước Pháp; Ngày 1 tháng 2 năm 1793, Quốc hội Pháp lại đồng thời tuyên bố tình trạng chiến tranh đối với Anh Quốc và Hà Lan. Tháng 3 năm 1793, chính là nước Pháp với chủ nghĩa dân tộc bành trướng, đã ép bức Anh Quốc, Phổ, Hà Lan, Tây Ban Nha và các quốc gia khác hình thành niên liên minh chống Pháp.
Đồng thời, chiến tranh dân tộc bảo vệ nước Pháp, cũng cung cấp lí do để tiến hành khủng bố chính trị trong nước, quyền lực quốc gia đã chuyển từ tay của Quốc hội sang Uỷ ban an ninh công cộng, những lần chiến thắng trong cuộc chiến tranh với nước Áo đã nâng cao quyền uy của Uỷ ban an ninh công cộng. Gần như là chỉ trong một đêm, chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt đã đem nước Pháp biến thành quốc gia toàn trị.
Về mặt kinh tế, thực thi quốc hữu hoá thời chiến: Toàn bộ sản phẩm trên lãnh thổ Pháp đều thuộc về quốc gia, toàn bộ tài sản tư hữu đều phải được nhà nước cộng hoà giải quyết. Tài sản của Giáo hội và người giàu đều bị sung công, kim loại trong các tu viện sau khi bị nung chảy thì dùng để chế tạo vũ khí; Hàng nghìn công xưởng bị tiếp quản, tiền vốn và nhân công lao động được trưng thu tập trung, vũ khí cá nhân, kim loại và các vật dụng thường ngày bị trưng dụng, chính phủ dùng biện pháp cưỡng ép lấy từ tay những người giàu 1 tỉ Franc, thương mại với nước ngoài và giá cả do chính phủ quyết định…Tất cả biện pháp ép buộc kinh tế này, đều được dùng để tiến hành chiến tranh với bên ngoài.
Về chính trị, tiếp sau khủng bố tàn sát vào tháng 8 năm 1789, vụ thảm sát thứ hai diễn ra vào tháng 9 năm 1792; Tiếp theo đó là Cách mạng lần thứ hai do Uỷ ban an ninh công cộng lãnh đạo vào năm 1793, khủng bố chính trị kéo dài từ tháng 9 năm đó tới tháng 7 năm 1794. Trong thời gian này, việc sử dụng tội danh “phản quốc” được dùng để giết người giống như là đám lửa cháy lan sang cỏ dại phổ biến khắp nước Pháp. Toà án cách mạng tuyên bố mỗi ngày cần phải xử tử ít nhất là 7 người, từ những đối tượng của đại cách mạng như quốc vương, vương hậu, quý tộc, tương quân cho đến những người con của đại cách mạng như Georges Danton, Maximilien Robespierre, tất cả đều bị chụp mũ với tội danh “phản quốc” và đưa lên đoạn đầu đài. Theo thống kê, trong khủng bố chính trị của đại cách mạng, có khoảng 300 nghìn người bị bắt, từ 20- 40 nghìn người bị xử tử.
Chủ nghĩa yêu nước làm cho khủng bố máu tanh có được tính chính danh, cũng làm cho người Pháp mất đi ranh giới về tính lương thiện cần có. Đại diện của Uỷ ban an ninh công cộng được phái đến tỉnh Vendee nhằm trấn áp phản loạn Thiên Chúa Giáo là Caril đã đưa ra lời thề: “Chúng ta sẽ đem nước Pháp trở thành một nghĩa địa”. Ông ta đã hành quyết 4000 người trong 4 tháng. Nhưng vào tháng 11 năm 1795, ông ta bị toà án cách mạng đưa lên đoạn đầu đài.
Nếu như nói, đại cách mạng là lễ hội thịnh soạn, vậy thì đám đông vây quanh xem xét xử, diễu phố, chặt đầu và biểu tình là những màn lễ điển được yêu thích nhất của lễ hội, sau khi mỗi một nhân vật nổi tiếng bị xử tử, chiếc đầu người đang ướt đẫm máu đều phải được giơ lên cho công chúng xem, đám đông vây quanh hưng phấn hò hét, cười lớn, vỗ tay, giết người biến thành màn giải trí lớn nhất đối với đám người. Công nương De Lamballe xinh đẹp là bạn của hoàng hậu Marie Antoinette sau khi bị xử tử, thi thể của bà này bị chia cắt, đầu bà bị treo trên một cây lao rồi diễu khắp thành phố, tim bị móc ra, bị một người theo đảng Cộng Hoà ăn mất.
Vào ngày mà người con của đại cách mạng Maximilien Robespierre bị chặt đầu, hai bên đường đầy ắp người xem, người ta chen nhau cả trên ban công ở những căn nhà mặt đường, khắp nơi đều là những con mắt hưng phấn tới toả sáng; thậm chí, những vị trí căn phòng ở nơi cao có thể nhìn xuống bao quát đoạn đầu đài còn được cho thuê với giá cao; Những phụ nữ đến xem chặt đầu, từng người trang điểm như đi xem triển lãm, đi tham gia dạ hội. Khi chiếc đầu đẫm máu của Maximilien Robespierre được đưa lên thị chúng, người xem bùng nổ lên những tiếng hoan hô vui mừng.
Không lạ gì khi người đã chứng kiến sự khủng bố của cách mạng Pháp Louis Atonie de Saint Just đã phải thốt lên: “sự nghiệp yêu nước thần thánh thật sự là đáng sợ: nó làm cho người ta đầu nhập vào, vì lợi ích công chúng mà không tiếc hy sinh tất cả, không có hối tiếc, không sợ hãi, không có sự tôn trọng đối với con người…”[6]. Cách mạng Pháp chịu sự ảnh hưởng to lớn từ cách mạng giành độc lập Hoa Kỳ, “Tuyên ngôn nhân quyền” chính là phiên bản Pháp của “Tuyên ngôn độc lập”. Nhưng người Pháp cho rằng: Cách mạng giành độc lập Hoa Kỳ chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà người Pháp chúng ta phải đem cách mạng giới thiệu ra toàn thế giới. Vậy mà, điều rất châm biếm là, trong thời kỳ cách mạng Pháp, rất nhiều người Pháp muốn trốn chạy để khỏi chết bởi cách mạng Pháp đều xem Hoa Kỳ là “trại tị nạn tự do duy nhất”.
Napoleon vốn tự xưng là “người con của cách mạng”, nổi lên từ cuộc chiến tranh của nước Pháp với Tây Âu, thanh gươm của Napoleon đã từng chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn của Châu Âu và Châu Phi, đem chủ nghĩa dân tộc sô vanh với tính bành trướng, tính xâm lược đẩy lên đỉnh cao, cũng đem bản thân biến thành vị cứu tinh và nhà độc tài của nước Pháp. Năm 1799, Napoleon làn đầu tiên nắm quyền dù chỉ mới 31 tuổi; Ngày 2 tháng 12 nưm 1804, dưới sự chúc phúc của Giáo hoàng Pio VII[7], Napoleon tự tay đem vương miện đặt lên đầu và trở thành hoàng đế nước Pháp. Khi Napoleon thốt ra lời cuồng ngôn “Trẫm là quốc gia”, dưới sự chủ đạo của khủng bố chính trị, đại cách mạng Pháp đã hoàn thành một vòng tuần hoàn được khởi đầu bởi tự do nhưng kết thúc bằng chế độ độc tài. Đại cách mạng lúc bắt đầu là tìm kiếm “chủ quyền nhân dân” theo mô hình của Jean Jacques Rousseau[8], trước tiên biến thành “chủ quyền quốc gia”, sau đó lại tiếp tục thay đổi thành “chủ quyền Uỷ ban an ninh công cộng”, cuối cùng trở thành “chủ quyền của cá nhân Napoleon”. Mà điều thúc đẩy tình ý muốn của người dân diễn biến như vậy, chính là chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt.
Sở dĩ Napoleon có thể leo lên ngôi vị hoàng đế, một là dựa vào việc ông ta thạo việc vung lên lưỡi gươm chiến tranh, hai là dựa vào chủ nghĩa yêu nước mang tính bành trướng của ông ta, ba là dựa vào khát vọng lập lại trật tự sau đại cách mạng của người Pháp. Dã tâm quyền lực của Napoleon là thống trị thế giới, ông ta đã vẽ ra bản đồ hoành tráng của đế quốc với Paris là “thủ đô thế giới”, đầu tiên là ngự trị toàn Châu Âu, tiếp đó là tiến quân chinh phục toàn thế giới. Ông ta rất ghét khi bị người khác gọi là “người vùng đảo Corse”, nhiều lần tuyên bố mình là một người Pháp chính cống. Người Pháp thường trích dẫn một số câu nói nổi tiếng về chủ nghĩa yêu nước của Napoleon: “Thứ danh hiệu cao quý nhất trên thế giới chính là được sinh ra làm người Pháp”. “Tôi chỉ chung tình với một người, tôi chỉ có một người tình, đó chính là France. Cô ấy cùng nằm chung giường với tôi, cô ấy trung thành duy nhất với tôi. Cô ấy hiến tất cả mọi thứ cho tôi, ném đi chiếc đầu, rải bầu máu nóng, không hề luyến tiếc. Kể cả khi tôi cần đội quân 500 nghìn người, cô cũng hoàn toàn có thể dâng hiến”.[9]
Tuy vậy, dưới sự liên hợp phản đối của Anh Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan và Nga, Napoleon cuối cùng đã đi tới diệt vong; nhưng chủ trương bành trướng của nhà độc tài Napoleon lại củng cố hai khuynh hướng chính trị đối địch với các giá trị của chủ nghĩa tự do, đó là sự phục hồi chủ nghĩa chuyên chế với vương triều nhà Bourbon, ở Châu Âu là sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc bành trướng.
Hai cuộc cách mạng của Hoa Kỳ, Pháp đã để lại hai di sản chính trị to lớn đối với lịch sử Phương Tây cận đại, hiện đại: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, chúng dần trở thành hai xu hướng chủ đạo đối với lịch sử thế giới, nhưng đối với lịch sủ Phương Tây trước Chiến tranh thế giới thứ hai mà nói, ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc vượt xa so với chủ nghĩa tự do. Đặc biệt là ở Đức và Italy, không những sản sinh ra một loạt những nhà tư tưởng và lãnh tụ chính trị với tư tưởng chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ (Ví dụ, nước Đức có Otto Von Bismarck, Johann Gottfried Herder, Georg Friedrich Hegel, Italy có Giuseppe Mazzini), hơn nữa vào giữa thế kỷ 19, nước Đức và Italy liên tiếp giành được thống nhất, chủ nghĩa dân tộc trở thành ý thức hệ có sức lôi cuốn nhất đối với hai cường quốc Châu Âu này. Đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc nước Đức, bắt đầu có sự khuếch trương từ tầng diện chính trị xuống tầng diện văn hoá chủng tộc, cuối cùng hình thành nên ý thức hệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan – chủ nghĩa phát xít.
2 – Thảm hoạ chủ nghĩa dân tộc độc tài – chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
Trong quá trình hiện đại hóa của các quốc gia trên thế giới, một khi con đường chấn hưng dân tộc bị chủ nghĩa dân tộc quái thai dẫn dắt, thì thủ đoạn chấn hưng dân tộc của nó nhất định là chủ nghĩa quân phiệt bành trướng. Nước Đức phát xít và Nhật Bản quân phiệt chính là dẫn chứng điển hình. Bởi vì, cảm xúc hóa và tính hẹp hòi của bản thân chủ nghĩa dân tộc, rất dễ dàng kết hợp với bạo lực, cũng là dễ dàng nhất bị dã tâm của kẻ độc tài lợi dụng, trở thành cái cớ để kẻ độc tài thực thi vũ lực bành trướng về ý thức hệ đối với bên ngoài. “Cơn lốc xoáy” chủ nghĩa dân tộc được bốc lên tại Châu Âu vào thế kỷ 19, cuối cùng đã tạo nên hai đại hạo kiếp đối với cả nhân loại trong thế kỷ 20 – Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời với đó, quá trình bành trướng của các quốc gia Phương Tây chiếm đóng thực dân hóa của các quốc gia Châu Á bằng vũ lực, cũng làm dấy lên chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng của ngôi sao mới nổi ở Châu Á là Nhật Bản. Quá trình thực dân bành trướng của Nhật Bản đối với các quốc gia Châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là kết quả của chiến thắng trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan trước chủ nghĩa tự do. Bởi vì, từ năm 1912-1916, Nhật Bản có một thời kỳ gọi là “Đại Chính Dân chủ hóa”, nhưng cuối cùng đã bị chính trị quân nhân thay thế.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa quân phiệt là những chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng cực đoan nhất.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của độc tài phát xít
Sau khi đọc qua cuốn “Quan tòa đáng sợ – Tư pháp trong thời kỳ phát xít” của tác giả người đức Inge Muller( Vương Dũng dịch, nhà xuất bản Đại học Chính pháp Trung Quốc xuất bản năm 2000), cảm xúc sâu sắc nhất là: Khi một dân tộc bị bắt và trói buộc bởi cuồng nhiệt của chủ nghĩa yêu nước và ngạo mạn về chủng tộc, đem hy vọng phục hưng của dân tộc gửi gắm vào một vị cứu tinh hơn nữa để ông ta thao túng toàn bộ quyền lực quốc gia, chính quyền độc tài thông hanh không ai ngăn cản, dựa vào kẻ độc tài toàn trị vô pháp vô thiên, dựa vào chính quyền bạo lực đa số đang mù quáng phục tùng chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt, cũng dựa vào sự lạm dụng quyền lực nhà nước với ác pháp trị quốc. Dân tộc Đức, trước nay được biết đến là có lí tính, bình tĩnh, cẩm thận và tuân thủ kỉ luật, khi so sánh với Đế quốc La Mã về quân sự, điều đầu tiên nhìn thấy được là sự dũng mãnh thiện chiến của dân tộc Germany; Cuộc cải cách tôn giáo của Martin Luther đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử Phương Tây, làm cho người Châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy cảm xúc mạnh mẽ về tín ngưỡng của người Đức; Trong giai đoạn tiếp theo của lịch sử Phương Tây, đã để lại một loạt danh sách những cái tên huy hoàng của người Đức, đặc biệt là về triết học ,văn học và khoa học, người Đức đã đưa tới cho Phương Tây những trí tuệ, tư tưởng và sức tưởng tượng, cho đến nay vẫn là di sản tinh thần quan trọng nhất đối với lịch sử nhân loại.
Tuy vậy, những người Đức từ sau đại triết gia Immanuel Kant và đại văn hào Wolfgang Goethe, cũng không còn khiêm tốn và kính sợ nữa: Trên đầu không còn bầu trời sao đã từng làm Kant kính sợ, trong trái tìm không con giới luật đạo đức đã từng làm Kant khiêm tốn, về tư tưởng thì tinh thần người Đức tràn ngập sự cuồng vọng. Loại cuồng vọng tinh thần này đích thực rất hiếm thấy trên thế giới, từ lý luận tinh thần đỉnh cao của Hegel cho tới thuyết Utopia hoàn mỹ của Karl Max, từ siêu nhân kiểu quý tộc của Friedrick Nietzsche cho đến Bản thể luận của Martin Heidegger[10], cuồng vọng lý tính và cuồng vọng đạo đức xung kích lẫn nhau, đầu tiên hóa thành sự sỉ nhục đối với thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuối cùng biến thành chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cực đoan của Hitler.
Sự thành công của toàn trị kiểu Hitler, ngoại trừ việc một mình nắm giữ quyền lực, chính là dựa vào sự xúi giục phi lí tính hoàn toàn tương phản với lí tính, dựa vào chính trị máu tanh hoàn toàn tương phản với nhân tính, đó là chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt, chủ nghĩa Germany ngạo mạn và độc tài tuyệt đối về chính trị. Ở nước Đức lúc đó, chủ nghĩa toàn trị của Hitler mượn nhờ chủ nghĩa dân tộc ngạo mạn mà cuồng nhiều, không những bắt ép được tuyệt đại đa số người dân Đức bình thường, cũng bắt ép được rất nhiều rất nhiều thành phần trí thức văn nhân, làm cho bọn họ biến thành kẻ đồng lõa của quỷ. Điều làm người ta không thể tưởng tượng được đó là, ngay cả những người có lí trí nhất là thẩm phán cũng bị ép buộc đi về phía điên cuồng dưới sức ép của chủ nghĩa yêu nước, từng người từng người trở thành kẻ tạo ra những bộ luật tà ác.
Nếu như nói, Martin Heidegger và những đại triết nhân khác trở thành đồng lõa của Hitler, điều này đã chứng minh tác dụng ăn mòn to lớn của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đối với lý trí, vậy thì toàn bộ sự điên cuồng của các thẩm phán nước Đức, lại nói rõ nhất tác dụng gây mê to lớn của chủ nghĩa dân tộc khi trở thành thuốc phiên tinh thần.
Đầu tiên, chủ nghĩa yêu nước làm cho các thẩm phán xá tội cho những tội ác của Hitler, đưa tới cơ hội cho sự trỗi dậy của ông ta trong tương lai. Như mọi người đã biết, Hitler và những tín đồ của mình đã từng tổ chức “Đảo chính quán bia” ở Munich. Mặc dù toàn bộ cuộc bạo động giống như một trò hề, không hề tạo thành bất cứ uy hiếp mang tính thực chất nào đối với chính phủ khi đó, nhưng nếu dùng luật pháp nước Đức khi đó để xem xét, đây là hành vi âm mưu phản quốc lật đổ chính phủ, tuyệt đối không bởi vì bạo động chưa hình thành mà thay đổi đi tính chất lật đổ và phản quốc, cho nên, Hitler và những kẻ tham gia vạch kế hoạch, tham gia bạo động, cần phải nhận trừng phạt nghiêm khắc từ phán quyết tư pháp. Hitler ở thời điểm đó còn là công dân của nước Áo, áp dụng theo “Luật bảo vệ nền cộng hòa” lúc đó, người nước ngoài phạm tội lật đổ ở nước Đức, ít nhất phải bị kết án “trục xuất ra khỏi biên giới, kẻ phục tùng thì bị phạt tù”.
Vậy nhưng, trong phiên tòa xét xử “Cuộc đảo chính quán bia” năm 1924, chỉ là xử tù Hitler và những người khác mức án thấp nhất khi bị giam giữ trong pháo đài Landsberg. Những thẩm phán của tòa án dân sự bang Bayern sở dĩ xử phạt nhẹ như thế, lí do chính là chủ nghĩa yêu nước: “Hành vi của bị cáo được dẫn dắt bởi một loại tinh thần chủ nghĩa yêu nước thuần túy và lí tưởng vô tư cao thượng nhất”, “dùng hành động để cứu vãn quốc gia”. Các thẩm phán còn cho rằng: Mặc dù Hitler là một người nước ngoài, nhưng lại là một “Người nước ngoài có đầy đủ tình cảm và tư tưởng của người Đức”, bởi vậy không thích hợp để áp dụng luật pháp “trục xuất khỏi đất nước”.
Chủ nghĩa yêu nước đã làm mù mắt các thẩm phán, các thẩm phán vì để bảo vệ nhiệt tình yêu nước của Hitler, thậm chí không tiếc khinh nhờn chính nghĩa tư pháp. Cũng giống như chủ nghĩa yêu nước cực đoan đã đầu độc trí tuệ của triết gia, làm cho đại triết gia Martin Heiderger biến thành một người giống như “Hitler ngồi trên giảng đường” vậy.
Tiếp đó, chủ nghĩa yêu nước làm cho những thẩm phán hoàn toàn mất đi lý tính, kiến thức nghề nghiệp và ý thức tư pháp của họ không còn sót lại chút nào, trở thành một phần của nước Đức mù quáng đi theo Hitler. Vào tháng 10 năm 1933 sau khi đảng Phát xít vừa nắm chính quyền, toàn bộ nước Đức phát động một phong trào hiệu trung với phát xít, hệ thống tư pháp hoàn toàn rơi vào trong sự sùng bái mù quáng đối với Hitler, cũng nổi lên một phong trào hiệu trung tư pháp điên cuồng. Trong Đại hội đại biểu các thẩm phán toàn nước Đức lần thứ nhất, mười nghìn thẩm pháp đứng trước cổng của Tòa án tối cao giơ cao tay chào kiểu phát xít, hô lên “Xin chào Hitler!”. Trong tư tưởng của những thẩm phán này, bọn họ chỉ là những thẩm phán của các loại tòa án dưới sự thống trị của nguyên thủ mà thôi, như là những bánh răng và đinh ốc trong cỗ máy khổng lồ dân tộc Germany, còn Hitler thì không những là nguyên thủ quốc gia, cũng là thẩm phán của toàn bộ nước Đức, là tổng công trình sư thiết kế và thao túng nước Đức cả cỗ máy khổng lồ này; Giống như trong con mắt của giới trí thức nước Đức, Hitler không những là chúa cứu thế của nước Đức, mà còn là tượng trưng tối cao của tinh thần dân tộc German. Bởi vậy, các thẩm phán “dùng tinh thần của nhân dân Đức để thề” sẽ vĩnh viễn đi theo “thẩm phán của nước Đức” Hitler.
Thứ ba, loại cuồng nhiệt này của công chúng, có thể tạo ra thần thoại về vị thần cứu tinh, cũng có thể tạo ra thần thoại giết người hợp pháp, đem một quốc gia biến thành cỗ máy chiến tranh và cỗ máy giết người hợp pháp. Cũng có nghĩa là, chủ nghĩa yêu nước làm cho chiến tranh xâm lược, diệt chủng và đàn áp ý kiến khác biệt trở thành hợp pháp hóa. Dưới quyền lực của toàn trị phát xít, chính những thẩm phán của nước Đức trung thành với Hitler, vận dụng kiến thức luật pháp phong phó và tư duy pháp luật chặt chẽ cẩn trọng, trải qua luận chứng pháp lý với tính logic đầy đủ, định ra một loạt các bộ luật tàn ác dẫm đạp lên nhân quyền con ngừi và bức hại chủng tộc: “Luật bài trừ dân tộc và đế quốc trong trạng thái khẩn cấp”, “Luật bảo vệ người dân Đức”, “Pháp lệnh bảo vệ người dân và nhà nước”, “Luật bảo vệ huyết thống nước Đức và vinh dự nước Đức”, “Luật kẻ ăn hại xã hội”, “Luật phòng bệnh lây nhiễm”, “Điều lệ luật quân sự”, “Luật chống lại các hoạt động lật đổ và phản bội nhân dân nước Đức”…Thế là, diệt chủng chống lại người Do Thái, bạo lực trấn áp mọi bất đồng ý kiến và xâm lược ra bên ngoài, chính là đã được hợp pháp hoá dưới sự bảo hộ của chủ nghĩa yêu nước.
Trong thời kỳ Hitler thống trị, quốc xã hoá nhà nước đưa tới quốc xã hoá hệ thống tư pháp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Đồng minh dọn dẹp các phần tử quốc xã ở các khu vực chiếm đóng, tỉ lệ những người trung thành với chủ nghĩa quốc xã trong hệ thống toà án rất cao, thực sự làm cho người ta chấn động, gần như đạt tới 100%. Ví dụ, toàn bộ 100% nhân viên toà án phạm tội tiểu hình Sydhavnen là đảng viên Đảng Quốc Xã; trong hệ thống tư pháp vùng Westfalen, thành viên Đảng Quốc Xã và các tổ chức thân quốc xã chiếm 93%; Trong khu vực trực thuộc toà án thượng thẩm Bamberg thuộc bang Bayern, trong số 309 nhân viên tư pháp thì có 302 người là đảng viên Đảng Quốc Xã; Trong khu vực do Hoa Kỳ quản lý thuộc vùng đất do Anh Quốc chiếm đóng, chỉ tìm thấy hai thẩm phán không liên quan tới Đảng Quốc Xã.
Nhằm phát dương “tinh thần yêu nước thuần tuý” và đảm bảo “tính hoàn mỹ của dân tộc Đức”, ý chí toàn trị tàn bạo được đề thăng trở thành “pháp luật quốc gia”, một bộ lại một bộ luật tà ác được ra đời, thực thi và chấp hành, hàng triệu người Do Thái và hàng nghìn hàng vạn “cặn bã xã hội”, “sâu mọt quốc gia”, “phản đồ của đế quốc”, “kẻ thù của nguyên thủ” và “nhân sĩ phản chiến” tất cả đều bị tống vào ngục và các trại tập trung, bị treo cổ, bị xử bắn, bị tống vào lò hơi ngạt. Sự tàn bạo nhất trong những bộ luật này còn kèm theo sự tàn nhẫn của tội ác rừng rậm nguyên thuỷ, dùng lợi ích quốc gia và sức khoẻ dân tộc làm lí do, cưỡng ép thủ tiêu những người tàn tật, từ những người tàn tật về thể xác và những người có vấn đề về tâm thần. Trong giáo lý của Thiên Chúa Giáo, tội ác nguyên thuỷ lớn nhất của con người đó là “cuồng vọng” trong mắt không tồn tại Thượng Đế. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, phàm là những ác ma tạo ra những thảm hoạ lớn, không ai không phải là kẻ cuồng vọng vô pháp vô thiên. Chỉ ngay trong lịch sử thế kỷ 20 mà nói, chế độ toàn trị đã tạo ra những thảm hoạ chưa từng có – diệt chủng và tuyệt diệt giai cấp. Bởi vì, trên người những kẻ toàn trị có một loại cuồng vọng trước nay chưa từng có.
Chính quyền Quốc Xã tạo ra nạn diệt chủng tuyên bố: Các chủng tộc khác nhau của nhân loại được chia thành các đẳng cấp khác nhau. Trong số các chủng tộc ưu việt, chủng tộc ưu tú nhất cao quý nhất là người German Bắc Âu với hình thể cao, da trắng, mắt xanh, tiếp đó là các dân tộc khác ở Tây Âu, tiếp đó nữa là người Nam Âu; Trong số các dân tộc thấp kém, người Slav xếp thứ nhất, tiếp sau là người Châu Á, hạ đẳng nhất là người da đen. Còn về người Do Thái, ngay cả chủng tộc thấp kém cũng không phải, là bệnh dịch của ma quỷ mà không phải nhân loại. Bởi vậy, dân tộc German với địa vị là dân tộc ưu tú nhất thế giới, cần phải dùng chiến tranh sắt máu và diệt chủng để gánh vác trách nhiệm cứu rỗi Châu Âu, sau đó là sứ mạng cứu rỗi thế giới. Mà Đảng Quốc Xã là đại biểu của dân tộc German, là ưu tú trong ưu tú; Hitler là lãnh tụ của của Đảng Quốc Xã, là ưu tú trong ưu tú của ưu tú. Hitler gánh trên vai trách nhiệm to lớn lãnh đạo Đảng Quốc Xã, Đảng Quốc Xã gánh trên vai trách nhiệm lớn là thông qua tiêu diệt các chủng tộc thấp kém để cứu rỗi dân tộc German, dân tộc German gánh trên vai trách nhiệm to lớn cứu rỗi cả thế giới.
Không có ai sẽ nghĩ tới, tại quê hương mộ đạo nhiệt thành của tín đồ Cơ Đốc Martin Luther, nơi sinh ra phong trào cải cách Tân Giáo đã thay đổi lịch sử, vị trí của Thượng Đế đã bị Satan[11] thay thế, đức tin về tình yêu thương bị sùng bái thù hận thay thế, phúc âm của hoà bình bị nhấn chìm bởi giết chóc, người Đức không còn biết ăn năn và chuộc tội, cũng không còn có bất cứ sùng đạo và khiêm tốn, mà trở thành dân tộc sát nhân cuồng vọng không coi ai ra gì, trở thành đao phủ đi theo Satan.
3 – Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản với chuyên quyền quân sự
Thông qua Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã tự tạo điều kiện để bản thân bước lên con đường quật khởi, thông qua Chiến tranh Giáp Ngọ với Trung Quốc và Chiến tranh Lữ Thuận Khẩu với Nga để cơ bản hoàn thành chiến lược phát triển “thoát Á nhập Âu”, quật khởi trở thành một trong những cường quốc của thế giới. Sau đó, Nhật Bản đã chạy trên con đường phát triển với chủ nghĩa dân tộc cực đoan mang tính bành trướng là chủ nghĩa quân phiệt, cho đến khi bị đánh bại trước quân Đồng Minh do Hoa Kỳ dẫn đầu, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản mới bị ép phải giải trừ vũ trang, đi lên con đường phục hưng hoà bình sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, những di sản độc hại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, là một trong những nhân tố đe doạ sự ổn định của khu vực Đông Á. Sở dĩ chính phủ Nhật Bản cho đến hiện tại vẫn không chịu hướng về phía Trung Quốc chân thành hối lỗi, có sự liên quan mật thiết đến sự hình thành chậm rãi của chủ nghĩa dân tộc quái thai trong thời cận đại, đó là chủ nghĩa dân tộc được pha trộn giữa tự ti và tự ngạo được hình thành bởi nguy cơ sinh tồn. Loại chủ nghĩa dân tộc này, khi sức mạnh quốc gia cường thịnh sẽ đi về phía mù quáng tiêu chuẩn kép: mù quáng tin tưởng vào sự ưu việt của bản thân và kỳ thị dã man các dân tộc khác.
Sau khi Nhật Bản đánh bại Trung Quốc, chiếm lĩnh Đài Loan và Triều Tiên, nó đã không còn là đám Oa Khấu bị bao phủ bởi văn minh Hoa Hạ, mà đã trở thành dân tộc Yamato có ý định muốn trở thành chủ nhân Châu Á, đưa bản thân xem là dân tộc ưu tú nhất Châu Á, trong khi đó lại đem các dân tộc khác ở Châu Á kỳ thị xem là thấp kém. Bởi vậy, ở bên trong Nhật Bản, thế lực chủ nghĩa dân tộc đè bẹp chủ nghĩa dân chủ, các viên chức quan sự thay thế phái dân sự trong việc chủ đạo sự vụ quốc gia, tiến trình “Đại Chính dân chủ hoá” được tiến hành từ 1912-1916 bị chính quyền quân sự chôn vùi. Người Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược là nhằm mở rộng không gian sinh tồn, cũng được bao phủ lên một tầng ánh sáng thần thánh bởi cảm giác ưu việt dân tộc quái thai. Người Nhật Bản tự cho rằng họ gánh trên vai sứ mệnh thần thánh với trách nhiệm cứu rỗi Châu Á, lãnh đạo mọi chủng tộc da vàng tranh giành độc lập tranh giành tôn nghiêm với người da trắng, tự mình chìm đắm trong cơn say tự ngạo mạn, thậm chí cũng không đem lực lượng của các cường quốc Âu Mỹ ở Châu Á để vào trong mắt.
Về mặt lý luận, tháng 8 năm 1919, nhà lý luận tiên phong về chủ nghĩa quân phiệt Ikki Kita[12] cho ra đời “Đại cương dự luật cải tạo Nhật Bản”, ý đồ cung cấp phương án cuối cùng nhằm giải quyết nguy cơ sinh tồn của Nhật Bản: đầu tiên Nhật Bản cần hoàn thành sứ mạng xưng bá Châu Á, xây dựng khối cộng đồng Đại Á Siberia, sau đó bành trướng về phía Phương Tây, xây dựng Liên bang Thế giới. Nhật Bản cần phải đánh bại lực lượng của các quốc gia Phương Tây tại Châu Á, xây dựng một đại đế quốc mà phía Bắc tới Tây Siberia, nam tới Châu Đại Dương. Một nhà lí luận khác của chủ nghĩa quân phiệt là Shumei Okawa[13] đã phát triển lí thuyết của Ikki Kita, đưa ra chiến lược bành trướng rõ ràng xây dựng “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Ông ta cho rằng, Nhật Bản là dân tộc da vàng ưu tú nhất ở Châu Á, cần phải xây dựng một chính quyền độc tài thích ứng với chiến lược bành trướng, qua đó có thể gánh vác được “trách nhiệm trọng đại cứu rỗi Châu Á và Siberia”, đem các lực lượng thực dân Âu Mỹ đuổi khỏi Châu Á.
Về mặt chính trị, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đem luật pháp trở thành công cụ để độc tài bên trong đất nước và công cụ nhằm bành trướng ra bên ngoài. Năm 1928, xây dựng “Luật đảm bảo trị an”, xây dựng nên một hệ thống luật ngàn đời không thay đổi “hệ thống quốc gia chế độ quân chủ”, quy định Thiên Hoàng bao quát toàn bộ hệ thống chính trị, hơn nữa đàn áp Đảng Cộng sản và các lực lượng chính trị bất đồng ý kiến khác, tạo ra “Sự kiện 15 tháng 3” nổi tiếng. Tháng 5 cùng năm lại đưa ra “Lệnh ân xá khẩn cấp”, tháng 7 thành lập lực lượng cảnh sát đặc biệt. Đồng thời, quân đội Nhật Bản tiếp tục gây ra các sự kiện như “Sự kiện Tế Nam” và “Vụ nổ Hoàng Cô Đồn”, tướng lĩnh quân phiệt Trương Tác Lâm bị nổ bom và mất mạng. Tháng 4 năm 1929 lại tiến hành đàn áp lần thứ hai đối với lực lượng bất đồng chính kiến.
Về mặt kinh tế, xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn thế giới và mức chi tiêu quân sự không ngừng lên cao, vào thập niên 1930 Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn chưa từng có. Năm 1931 mức chi tiêu quân sự chiếm 31.2% tổng chi tiêu quốc gia, năm 1934 tăng mạnh lên mức 44%, năm 1936 tăng lên 47.7%. Chính phủ Nhật Bản vì bổ sung mức thâm hụt khổng lồ này, phát hành số lượng lớn công trái và in tiền quy mô lớn, dẫn tới đồng Yên Nhật mất giá, nền kinh tế lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, mức lương hạ thấp, giá gạo rớt xuống, các xí nghiệp nhỏ và vừa thi nhau đóng cửa, tranh chấp lao động xảy ra liên miên, kinh tế quốc gia và đời sống người dân rơi vào vũng bùn. Ví dụ, năm 1932, bình quân mỗi hộ nông dân phải gánh số nợ là 2000 Yên Nhật.
Khủng hoảng kinh tế tắc tốc tiến trình Nhật Bản nuốt chửng Trung Quốc, từ “Sự kiện 18 tháng 9” năm 1931 chiếm lĩnh Đông Bắc đến “Sự kiện 7 tháng 7” năm 1937 chiến tranh Trung Nhật toàn diện nổ ra, Nhật Bản liên tục giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, thanh gươm bành trướng đồng thời cũng hướng ra khắp Châu Á. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản cũng thật sự đã đem lực lượng các quốc gia Châu Âu đuổi khỏi Philippine, Singapore, Miến Điện, Ấn Độ, bức ép Anh Quốc, Liên Xô kí kết các hiệp ước trung lập với Nhật Bản, lực lượng Phương Tây duy nhất còn lại muốn đối phó với Nhật Bản, kiên trì trợ giúp Trung Quốc kháng chiến chống Nhật, thực thi cấm vận đối với Nhật Bản chính là Hoa Kỳ. “Tấn công Trân Châu Cảng” chính là cuộc tấn công mang tính uy hiếp đối với Hoa Kỳ, ý đồ ngăn chặn Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp Trung Quốc chống Nhật. Vậy nhưng, cuồng vọng nhất định sẽ gặp thiên phạt, cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng không doạ được Hoa Kỳ, ngược lại đã động viên cả Hoa Kỳ, kết thúc thời kỳ với chủ nghĩa cô lập, Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra. Thảm bại của Nhật Bản trước Hoa Kỳ ở Chiến tranh Thái Bình Dương, cuối cùng Nhật Bản bị bao phủ bởi hai đám mây hình nấm bởi tay Hoa Kỳ, buông vũ khí đầu hàng.
Hiện nay, đồng thời với việc sách giáo khoa mới của Nhật Bản vẫn biện hộ cho các hành vi xâm lược các quốc gia Châu Á, vẫn còn có ý đồ sử dụng lí luận chủng tộc “ người da vàng tự kiêu ngạo”. Sách giáo khoa mới của nhà xuất bản Fusosha viết: Xâm lược của Nhật Bản đối với các quốc gia Châu Á, đem các thế lực thực dân của các quốc gia Tây Âu thống trị các quốc gia Châu Á trong thời gian dài đuổi đi, đem lại chấn động và tự tin to lớn đối với các dân tộc Châu Á vốn đã một mực cho rằng không cách nào chiến thắng được người da trắng và đã tuyệt vọng, cũng đem lại lí tưởng độc lập cho nhân dân Châu Á, hiệu quả khách quan của nó là đem lại tiền đề cho thời điểm độc lập của các quốc gia Châu Á.
Qua đó có thể thấy, cho đến tận thể kỷ 21 khi mà chủ nghĩa thực dân đã sớm trở thành lịch sử, lực lượng cánh hữu Nhật Bản vẫn còn kiên trì thứ lịch sử quan bị bóp méo và sự thật lịch sử cùng giá trị thiện ác bị đảo ngược, vẫn còn chìm đắm trong huyễn tưởng của chủ nghĩa thực dân với “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” đã sớm bay theo tro tàn lịch sử.
Lấy lịch sử nhân loại trong nửa đầu thế kỷ 20 mà nói, nếu như nói rằng chính quyền Đức Quốc Xã nắm quyền thông qua bầu cử và chính quyền quân phiệt Nhật Bản dừng lại quá trình “Đại Chính dân chủ hoá” cùng nhau phát động Chiến tranh thế giới thứ hai, là thảm hoạ khi chủ nghĩa dân tộc điên cuồng chiến thắng trước dân chủ, vậy thì sự hình thành của đế quốc toàn trị cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính là thắng lợi của cuộc chiến chống toàn trị phát xít đã bị tước đoạt bởi chính quyền toàn trị cộng sản.
4 – Chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng của Cộng sản toàn trị
Nếu nói rằng, diệt chủng của nền toàn trị phát xít là sản phẩm kết hợp giữa cuồng vọng chủng tộc và độc tài tuyệt đối, vậy thì tuyệt diệt giai cấp của toàn trị cộng sản là sản phẩm kết hợp của cuồng vọng giai cấp và độc tài tuyệt đối, điểm chung của cả hai nằm ở chỗ: Kẻ độc tài cuồng vọng tới mức tin rằng người phàm có thể đóng vai Thượng Đế, dân chúng ngu muội mù quáng tin rằng đã tìm thấy được đấng cứu tinh cuối cùng để cứu rỗi nhân loại. Thế là, nhân loại nhất định đương đầu với thảm họa. Bất luận là Đế chế Napoleon con đẻ của Cách mạng Pháp, hay là nước Đức phát xít và Đế quốc Nhật Bản, phàm là những quốc gia đi lên con đường chủ nghĩa dân tộc bành trướng, đặc điểm hình thái chung của các quốc gia này là độc tài về chính trị, mà những kẻ độc tài lại không có ai là không mắc chứng cuồng vọng quyền lực: trên đầu không thần thánh, dưới chân không nhân dân, trong đầu không pháp trị, trong tim không đạo nghĩa. Bởi vậy, giữa kẻ gây ra tuyệt diệt giai cấp là cộng sản toàn trị và kẻ tạo nên diệt chủng là phát xít toàn trị đều có tư duy logic thống trị giống nhau, cũng có cùng một dã tâm chủ nghĩa dân tộc xưng bá thế giới. Cộng sản toàn trị tuyên bố: Giai cấp vô sản là giai cấp tiến bộ nhất trong mọi giai cấp, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là tiến bộ trong tiến bộ; Đảng trưởng (Stalin, Mao Trạch Đông, bố con nhà họ Kim gồm Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật[14], Phidel Castro[15], Pol Pot[16]…) là lãnh tụ Đảng Cộng sản, là tiến bộ trong tiến bộ của tiến bộ; Lãnh đạo đảng gánh trên vai nhiệm vụ lớn là lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản gánh trên vai nhiệm vụ lớn là thông qua tiêu diệt mọi giai cấp thấp kém để giải phóng toàn bộ nhân loại.
Tham vọng đế chế của Stalin
Liên Xô dưới thời kỳ thống trị của Stalin, bất luận là trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai hay thời kỳ Chiến tranh lạnh, mỗi thời khắc đều không ngừng tiến hành mở rộng đế chế.
Như tất cả đã biết, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bùng phát Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là bởi chính sách ngoại giao nhân nhượng của Anh Quốc và Pháp, “Hiệp ước Munich[17]” bốc mùi nổi tiếng chính là cuộc giao dịch của bốn cường quốc Châu Âu bán rẻ lợi ích của quốc gia Đông Âu nhỏ bé. Điều châm biếm là, trong bốn cường quốc đó thì Anh và Pháp là hai quốc gia tự do, còn Đức và Italy là hai quốc gia phát xít. Sự thỏa hiệp của Anh và Pháp không những cung cấp cho Hitler cơ hội tuyệt hảo để chiếm lĩnh Tiệp Khắc mà không cần phát động chiến tranh, đồng thời cũng đem lại cơ hội cho một nhà độc tài toàn trị khác là Stalin tham gia vào trò chơi chia cắt và thôn tính các quốc gia nhỏ khác. Trước khi Hitler tấn công Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Stalin một mực là đồng mưu và đồng lõa với phát xít. Sự tham tàn và dã tâm đối với lãnh thổ của các quốc gia khác thì giữa Stalin và Hitler không hề có sự khác biệt nào, cả hai nhà độc tài toàn trị này đều có khát khao giống nhau đối với bá chủ thế giới.
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, một âm mưu lớn của các cường quốc nhằm thôn tính các quốc gia nhỏ bé đã xảy ra giữa hai bạo chúa là Stalin và Hitler. Ngày 23 tháng 8 năm 1939, hai quốc gia toàn trị đã kí kết Hiệp ước Xô Đức[18] nhằm chia cắt và thôn tính Ba Lan cũng như các quốc gia khu vực biển Baltic với thời gian có hiệu lực là 10 năm. “Lời nói đầu” của hiệp ước này có nói: “Xuất phát từ nguyện vọng tăng cường sự nghiệp hòa bình, hai quốc gia đồng ý không sử dụng vũ lực hoặc các hành vi xâm lược để tấn công đối phương, hai quốc gia đồng ý thông qua đàm phán hữu hảo nhằm điều đình tranh chấp”. Điều khoản mang tính giải thích trong hiệp ước quy định: “Một khi nước Đức tiến quân vào Ba Lan, Liên Xô sẽ chiếm lĩnh khu vực phía Đông đường biên giới được hoạch định trên bản đồ”. Stalin còn yêu cầu khi vạch định biên giới, sẽ đưa khu vực Chernivtsi của nước Áo đem cho Liên Xô. Lí do là: “Người Ukraine yêu cầu làm như vậy, khu vực này là của người Ukraine”, “người Ukraine nên sinh sống tập trung cùng nhau!”, Hitler đã đồng ý yêu cầu của Stalin.
Trong những năm về gia, Motolov nhớ lại: “Chernivtsi vốn chưa bao giờ thuộc về nước Nga, chính là như vậy đã được cắt cho chúng tôi, cho tới bây giờ vẫn thuộc quyền quản hạt của chúng tôi”. ( Trích từ cuốn “140 Cuộc trò chuyện với Motolov” của Felicks Chuev, Nhà xuất bản Tân Hoa xuất bản tháng 10 năm 1992, trang 19).
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, quân Đức phát động chiến tranh chớp nhoáng[19] tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức nổ ra; Ngày 17 tháng 9, quân đội Liên Xô cũng đưa quân vào Ba Lan; Hai ngày sau, người Liên Xô và người Đức gặp nhau ở Ba Lan. Người Đức chiếm đóng 27000 km2 diện tích của Ba Lan, chiếm lĩnh 22 triệu nhân khẩu của nước này; Liên Xô chiếm đóng 77,000 km2 diện tích Ba Lan với khoảng 13 triệu dân. Theo cách này, dưới sự tấn công từ hai phía, một nước lớn ở Đông Âu là Ba Lan đã bị Phát xít Đức và Cộng sản Liên Xô chia nhau.
Đồng thời, Liên Xô đưa ra yêu cầu đối với Phần Lan trả lại lãnh thổ ở khu vực Karelia nhưng bị Phần Lan từ chối.
Thế là, tháng 11 năm 1939 Liên Xô ngang nhiên phát động tấn công đối với Phần Lan. Đối với hành động xâm lược của Liên Xô, Hội Quốc Liên khai trừ Liên Xô. Mặc dù, dưới sức kháng cự ngoan cường của người dân Phần Lan, yêu cầu lãnh thổ của Liên Xô không hoàn toàn đạt được, nhưng cuối cùng vẫn là cắt ra một phần bán đảo Karelia và một số cảng biển.
Ngày 14 tháng 6 năm 1940 khi quân Đức chiếm lĩnh Paris, thì ngày hôm đó Liên Xô cũng đưa ra thông điệp cuối cùng cho Lithuania; Ngày 18 tháng 6 năm 1940, nước Pháp hoàn toàn thất thủ, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov lại mời Đại sức Đức trú tại Moscow là Schulenburg tới văn phòng của ông ta, “Đại diện chính phủ Liên Xô gửi lời chúc mừng nhiệt liệt nhất đối với thành tựu vĩ đại của các lực lượng vũ trang nước Đức”.
Tuy nhiên, lời hứa của giữa những kẻ toàn trị với nhau là không đáng tin. Hai kẻ toàn trì cùng nhau kí kết hiệp ước hữu hảo, trong thâm tâm đều tính toán làm thịt đối phương. Khi Hitler vừa mới bắt đầu mặt trận phía Tây[20], Stalin liền bố trí một lượng lớn quân đội ở biên giới giáp với Đức, số lượng binh sĩ và trang bị lớn hơn nhiều lần so với lực lượng quân sự mà Hitler dùng để tấn công Liên Xô. Stalin đang đợi cho quân Đức rơi vào bãi lầy mặt trận phía Tây ở Pháp và Anh. Nếu là như vậy, ông ta có thể mượn cơ hội đem quân tiến công lớn ở mặt trận phía Đông, một hơi quét sạch quân Đức ra khỏi Đông Âu, thậm chí có thể mang quân tiến đến lãnh thổ của nước Đức. Nhưng chiến thắng chớp nhoáng của Hitler trước nước Pháp ở mặt trận phía Tây, làm cho Stalin dời lại kế hoạch tuyên chiến với Đức, lại đem hy vọng gửi gắm lên cuộc phản kháng của nước Anh đối với quân đội phát xít.
Lý giải cho việc Stalin không có bất cứ chuẩn bị tâm lí nào đối với việc Hitler tấn công xâm lược Liên Xô, được bắt nguồn từ sai lầm trong phán đoán của ông ta. Căn cứ theo phán đoán của Stalin, một nước Đức đã triển khai tác chiến ở mặt trận phía Tây, không có khả năng có năng lực tiến hành tác chiến ở mặt trận phía Đông. Chỉ cần Hitler không đánh chiếm được nước Anh, thì sẽ không có khả năng phân tán binh lực tấn công Liên Xô. Vậy mà, Stain hoàn toàn không nghĩ tới, Hitler là một kẻ điên cuồng ra đòn không theo lẽ thường, ngay ở thời điểm đồng thời với việc chưa đánh chiếm được Anh quốc, Hitler cũng sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng phát động tấn công trên quy mô lớn đối với Liên xô, kết thúc tuần trăng mật giữa Stalin và Hitler vào tháng 6 năm 1941. Thế là “Cuộc chiến tranh chó cắn chó giữa các quốc gia giai cấp tư sản” mà Stalin đã từng vui mừng và bàng quan khi người khác gặp nạn hơn nữa một lòng muốn từ trong đó kiếm chút lợi lộc, đã biến đổi thành chiến tranh chống Phát xít của Liên Xô (Tham khảo “Hồ sơ mật Chiến tranh thế giới thứ hai”, của Boris Vadimovich Sokolov. Trương Phượng, Giả Lương Dự biên dịch, Võng Minh Ngọc thẩm tra; Nhà xuất bản Phát thanh truyền hình Trung Quốc xuất bản năm 2005).
Đồng thời, trước khi nổ ra chiến tranh giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã, Stalin đã đánh đổi lợi ích của Trung Quốc và cùng một tên điên chiến tranh khác câu kết – Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Bởi vì giữa Nga Nhật trước đó đã từng có xung đột vào đầu thế kỷ 20, Stalin lo ngại bị người Nhật Bản tấn công. Thế là, vào ngày 14 tháng 4 năm 1941, nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa và Nhật Bản quân phiệt chủ nghĩa đã cùng kí kết “Điều ước trung lập Liên Xô Nhật Bản”, đem Trung Quốc bán rẻ một cách vô sỉ: “Liên Xô đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm đối với Mãn Châu Quốc, Nhật Bản toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm đối với nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ”. Cũng chính bởi vì sự bán rẻ của Liên Xô xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ đã vĩnh viễn thoát khỏi Trung Quốc.
Trong hồi ức của nhà văn William Lawrence Shirer năm 1941 có viết: “tôi tận mắt nhìn các quốc gia dân chủ Châu Âu trước sau từng cái lung lay và tan rã. Sức phán đoán của họ bị tê liệt, tự tin và ý chí bị phá huỷ, chỉ có thể từng bước nhượng bộ, mất đi chỗ đứng, cuối cùng để cho Đệ tam đế chế Đức Quốc Xã trở thành chúa tể về quân sự của lục địa Châu Âu, đem phần lớn những con người bất hạnh trên lãnh thổ Châu Âu trở thành nô lệ”.
Nhà chính trị học Samuel Hungtington khi điểm lại sự phát triển của dân chủ hoá trên thế giới đã nói: “Hiệp ước Munich đánh dấu sự thoả hiệp của các quốc gia dân chủ đối với chính quyền bạo lực, nó không những làm bùng phát Chiến tranh thế giới thứ hai, hơn nữa còn hy sinh các quốc gia tự do nhỏ ở Châu Âu, từ đó đưa tới sự thoái trào của làn sóng dân chủ lần thứ nhất, trong số 33 quốc gia dân chủ vào lúc đó thì có 22 quốc gia bị nô dịch bởi những kẻ độc tài”.
Đi cùng với sự mở rộng của đế quốc Liên Xô, mâu thuẫn căn bản giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cũng ngày càng gay gắt, thế là, đống đổ nát của chiến tranh nóng chưa kịp dọn dẹp hết, cái rét mướt của Chiến tranh lạnh đã đổ xuống. Hiệu ứng Phương Đông của chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là chiến thắng của toàn trị và thất bại của tự do, nhân loại đã phải trả một cái giá rất đắt cho chủ nghĩa cộng sản toàn trị, tuyệt đối không thấp hơn so với cái giá phải trả cho chủ nghĩa toàn trị phát xít. Nếu như nói, nhân loại đã phải trả cho “Hiệp ước Munich” một cái giá đắt đỏ đó là không thể không tiến hành Chiến tranh thế giới thứ hai, vậy thì cái giá mà nhân loại phải trả cho Hội nghị Yalta chính là Chiến tranh lạnh, cái giá phải trả cho Chiến tranh lạnh thậm chí còn thê thảm hơn nhiều so với Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự nô dịch của Hitler, tuy rằng thảm liệt chưa từng thấy, nhưng chí ít thì nó chỉ kéo dài mấy năm mà thôi, trong khi đó nô dịch kiểu Stalin, lại tồn tại đến cả nửa thế kỷ.
Chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã đưa các quốc gia Đông Âu thoát khỏi ách thống trị của Hitler, cũng đưa tới danh vọng không thể nào sánh được cho nhà độc tài toàn trị Stalin, đem tới cái cớ tốt cho ông ta xây dựng nên đế quốc cộng sản Liên Xô và các quốc gia Đông Âu. Tiếp liền với đó, không phải là sự giải phóng con người ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu, mà là sự nô dịch càng tàn khốc hơn.
Cho nên, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đối với các quốc gia Phương Tây mà nói, chính là giải phóng thật sự, trong khi đó với các quốc gia Phương Đông nằm dưới sự thống trị của đế quốc Stalin, chỉ bất quá là vừa mới được cứu ra khỏi hang hùm, lại rơi ngay vào ổ sói. Ba quốc gia gia vùng biển Baltic đã bị chính quyền toàn trị Stalin một hơi ăn sạch, một loạt các quốc gia Đông Âu trở thành bù nhìn trong tay Liên Xô, Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan và các quốc gia khác nổi lên cách mạng tự phát, trước sau đã bị đè bẹp bởi xe tăng Liên Xô. Trong khi đó liên minh tự do được dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, lại mở to mắt nhìn quân đội Liên Xô tiến quân vào thủ đô của Hungary, lãnh tụ phe cải cách Nagy Imre bị xử tử, liên minh này cũng nhìn xem Liên Xô đưa xe tăng vào thủ đô Praha trong sự kiện Mùa xuân Praha năm 1968, mùa xuân Praha đã bị đè nát dưới bánh xích xe tăng.
Không có gì ngạc nhiên, nhà sử học nổi tiếng người Nga Boris Vadimovich Sokolov trong tác phẩm nổi tiếng nói về chiến tranh vệ quốc “Tài liệu mật về Chiến tranh thế giới thứ hai” đã cầu nguyện: “Cầu nguyện Thượng đế bảo hộ, chúng con vĩnh viễn không muốn giành lấy một chiến thắng như thế này lần nào nữa”.
(2) Dã tâm xưng bá thế giới của Mao Trạch Đông
Mặc dù trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và thủ tướng Anh Quốc Wilston Churchil đều là chính trị gia vĩ đại, trong chiến tranh hai người đã kết thành đồng minh vững chắc, là nhân tố quan trọng nhất trong chiến thắng phát xít. Roosevelt đem Hoa Kỳ trở thành trụ cột vững vàng của quân Đồng Minh, trước và sau khi tham chiến, Hoa Kỳ luôn là xưởng công binh của phe liên minh chống Phát Xít, chương trình viện trợ không lấy lãi Lend- Lease làm cho các quốc gia đồng minh thu được lợi ích lớn, đặc biệt là đối với cuộc kháng chiến ở Trung Quốc chống Nhật Bản, viện trợ của Hoa Kỳ chính là đưa than trong ngày tuyết rơi. Trong khi Châu Âu đang bị càn quét bởi chiến tranh chớp nhoáng của quân Đức, Churchill đã biến Anh Quốc trở thành pháo đài chống lại Phát Xít duy nhất còn sót lại ở Châu Âu, “Không chiến Anh Quốc” nổi tiếng đã làm cho thủ đô Berlin của nước Đức lần đầu tiên bị tấn công.
Nếu như nói, trong cuộc chiến chống lại trục Phát Xít, cống hiến của liên quân Anh Hoa Kỳ và Hồng Quân Liên Xô có thể nói là ngang nhau, vậy thì trong Chiến tranh chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, Hoa Kỳ đã làm ra tác dụng mang tính quyết định, Hoa Kỳ đã đánh bại lực lượng hải quân hùng mạnh một thời của Đế quốc Nhật Bản, hơn nữa toàn lực chi iện cho Trung Quốc tác chiến chống Nhật, cuối cùng, Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đem quân đội hoàng gia Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.
Hồng quân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Stalin cũng giống như Hồng quân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, trong thời điểm quan trọng thì lập tức chơi trò trốn tránh, mục đích là nhằm tránh khỏi bị tổn thất nặng nề hơn nữa kéo dài cuộc chiến chống Nhật Bản. Ngược lại trong tình huống khi mà kết quả cuộc chiến đã hoàn toàn lộ ra, hoàn toàn không cần thiết xuất binh đánh trận, Stalin lại đưa quân tiến vào Đông Bắc Trung Quốc, mục đích là ngồi im hưởng lấy thành quả. Hơn nữa, dưới sự trợ giúp của Stalin, Hồng Quân Trung Quốc đã ngồi yên hưởng lợi thành quả từ cuộc chiến tranh chống Nhật Bản do Hoa Kỳ và Tưởng Giới Thạch đánh bại. Kết cục được hình thành sau chiến tranh này, hiển nhiên là có quan hệ chặt chẽ tới sự thoả hiệp giữa Liên Xô với phía Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Ở thời điểm chiến tranh chống Phát Xít đi tới hồi kết thắng lợi, vào tháng 2 năm 1945, lãnh tụ của Anh Quốc Liên Xô và Hoa Kỳ tụ họp tại Yalta thuộc Liên Xô, tổ chức lại bố cục thế giới sau chiến tranh. Xuất phát từ hiện thực lợi ích cũng như bình quân lực lượng quân sự giữa các bên, Roosevelt, Churchill và Stalin đã cùng nhau bí mật ký kết “Hiệp ước Yalta”, sau đó đã được biến trở thành văn kiện pháp luật ở Hội nghị Tehran.
Hiệp ước này là sản vật khi mà chủ nghĩa thực dụng thay thế cho chủ nghĩa lí tưởng, Roosevelt và Churchill đã phản bội lại nguyên tắc tự do được xác lập mà hai người đã ký kết trong “Hiến chương Đại Tây Dương[21]”, đưa ra những nhượng bộ chưa từng có trước Stalin, không những đem trọn Đông Âu nhường cho Liên Xô, hơn nưã còn hứa hẹn tôn trọng lợi ích của Liên Xô ở vùng Viễn Đông Châu Á( chủ yếu là Trung Quốc).
Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh với Liên Xô đã mất đi đồng minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản là Trung Quốc, đem quốc gia lớn nhất Châu Á trở thành một thành viên trong Đế quốc toàn trị của Stalin. Xuất phát từ sai lầm trong quyết sách của Hoa Kỳ cũng như sự vô năng của chính quyền Tưởng Giới Thạch tham nhũng hủ bại, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc rơi vào cuộc nội chiến thảm khốc chưa từng có. Với chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời với việc Trung Quốc từ một đồng minh của Hoa Kỳ biến thành kẻ thù, cũng trở thành một nhà tù lớn dưới quyền lực toàn trị của Mao Trạch Đông. Sau đó, Stalin đem Mao Trạch Đông kéo vào trong chiếc bẫy Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc trở thành pháo hôi trong chiến lược bành trướng của Stalin ở Châu Á và chính quyền toàn trị của Kim Nhật Thành, đem Trung Quốc hoàn toàn ngăn cách với xã hội phát triển của các quốc gia Phương Tây, cũng từ đó mất đi Đài Loan. Cho đến tận ngày nay, người dân Trung Quốc Đại Lục vẫn đang giãy dụa dưới sự thống trị của chính quyền độc tài độc đảng, vấn đề Đài Loan vẫn đang giày vò người dân Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan. Nếu như nói rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mất đi các quốc gia tự do đồng minh Đông Âu, đã làm cho thắng lợi trước Phát Xít giảm đi đáng kể; Vậy thì việc mất đi đồng minh Trung Quốc thời chiến tranh, không nghi ngờ gì chính là thất bại lớn nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á.
Bởi vậy, từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 3 năm 1949, khi Ngô Lễ Khanh tiên sinh đến Khê Khẩu thăm Tưởng Giới Thạch, theo như hồi ký mà Tưởng Kinh Quốc ghi lại, có viết: Ngày 5 tháng 3, “phụ thân và Ngô Lễ Khanh tiên sinh tiếp tục thảo luận đường lối ngoại giao, Lễ Khanh tiên sinh cho rằng sự thất bại của nước ta, thắng lợi của Liên Xô cộng sản, là sự thất bại về căn bản của Hoa Kỳ, nhưng cho đến hôm nay thì Hoa Kỳ vẫn chưa tỉnh ngộ lại…” (Trích tự thuật Tưởng Kinh Quốc, Nhà xuất bản Đoàn Kết năm 2005, trang 176).
Cuộc kháng chiến chống Nhật Bản là một cơ hội tuyệt hảo nhằm tích luỹ lương thảo nuôi quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc chiếm cứ căn cứ địa ở vùng Thiểm Bắc trong, giúp cho Mao Trạch Đông có thể đoạt được chính quyền trong cuộc nội chiến sau chiến tranh chống Nhật thắng lợi, chôn vùi cơ hội để Trung Quốc được xây dựng lại từ đống đổ nát với chính quyền dân chủ lập hiến; Mao Trạch Đông lại một lần nữa đem cả một Trung Quốc với nhiều công việc kiến thiết đang chờ đợi ném vào Chiến tranh Triều Tiên, đem máu tươi và tài sản của quốc dân làm giá áo cho người khác. Kẻ hưởng lấy thành quả của chiến tranh là Kim Nhật Thành, ngồi làm ngư ông hưởng lợi là Stalin, trong khi đó với Trung Quốc, ngoài việc hao tiền tốn của và sinh mạng người dân to lớn, còn phải trả một giá cực đắt và thê thảm về chính trị lẫn ngoại giao. Thứ nhất là về chính trị thì đưa Trung Quốc càng ngày càng xa bước theo Liên Xô trên con đường của chủ nghĩa toàn trị cộng sản, bước xuống vực sâu của chủ nghĩa toàn trị cho tới khi phản nhân tính, phản văn minh; Thứ hai là về ngoại giao, đoạn tuyệt hoàn toàn với xã hội Phương Tây thế giới văn minh dòng chính của nhân loại trong thời gian dài, vấn đề Đài Loan bị gác lại trong thời gian dài chính là cái giá đắt cho việc tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Sau đó, bản thân Mao Trạch Đông vì muốn trở thành lãnh tụ thế giới, dưới tình hình sức mạnh quốc gia không theo kịp được, đã đồng thời tiến hành đối kháng với hai siêu cường của thế giới, toàn lực phát triển vũ khí hạt nhân, hướng về các quốc gia thuộc thế giới thứ ba xuất khẩu “Cách mạng kiểu Mao”, ngày ngày hô to khẩu hiệu “Chuẩn bị tiến hành Chiến tranh thế giới thứ ba”, đưa Trung Quốc rơi vào thể chế toàn trị chuẩn quân sự hoá. Toàn thể người dân Trung Quốc vừa phải kéo chặt thắt lưng quần, trải qua cuộc sống quá mức nghèo đói thiếu thốn về vật chất, lại phải sống với chế độ tổng động viên căn thẳng về thần kinh, tuỳ thời chuẩn bị chiến tranh.
Qua đó có thể thấy, Chiến tranh vệ quốc của Liên Xô và Chiến tranh kháng chiến chống Nhật Bản của Trung Quốc là hai chiến thắng của chủ nghĩa dân tộc, với cái giá phải trả là sinh mạng của hàng chục triệu người dân hai quốc gia Liên Xô và Trung Quốc, kết quả thu về chính là cuộc sống nghèo đói và mất đi tự do.
5 – Khi chủ nghĩa dân tộc trở thành lưỡi gươm tẩm độc
Nhìn từ góc độ lịch sử, trong thời đại quy tắc rừng rậm cá lớn nuốt cá bé thống trị sự cạnh tranh giữa các quốc gia và dân tộc, trong thời đại thực dân mở rộng bằng vũ lực và thắng thua được quyết định bằng sức mạnh quân sự, các dân tộc yếu thế rất cần đến chủ nghĩa dân tộc, đấu tranh giành độc lập dân tộc tự nhiên cũng phù hợp với trào lưu tiến bộ của nhân loại, có thể thúc đẩy giải phóng con người và độc lập quốc gia, cũng có thể đem lại cải thiện và bảo vệ nhân quyền. Với thời đại ngày này khi nhân quyền cao hơn chủ quyền, trong thời đại hoà bình hậu thực dân hậu Chiến tranh lạnh khi sử dụng quyền biểu quyết để giải quyết mâu thuẫn, các dân tộc đi về hướng toàn cầu hoá đã trở thành trào lưu lịch sử không thể ngăn cản. Toàn cầu hoá, không chỉ là sự hội nhập tương hỗ nhất thể hoá về kinh tế, cũng là sự nhất thể về nhận đồng các giá trị cơ bản (nhân quyền là trên hết) và chế độ xã hội( tự do dân chủ). Chủ nghĩa dân tộc vào thời điểm đó, sẽ nhấn chìm các giá trị chung của nhân loại và phá hoại chính nghĩa quốc tế, làm hỗn loạn, lộn xộn đi sự khác biệt về thực chất giữa tự do và độc tài, nhân tính và phản nhân tính, chiến tranh và hoà bình, chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh bất nghĩa; Làm mất đi ý nghĩa cơ bản về đạo đức chính nghĩa giữa thiện và ác, thật và giả, công bằng và bất công, văn minh và dã man…
Sự bành trướng vũ lực vủa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, lí tưởng nhuộm đỏ toàn cầu với màu đỏ của quốc gia cộng sản, kỳ thị chủng tộc và tách biệt chủng tộc, chủ nghĩa cơ yếu Hồi giáo và chủ nghĩa khủng bố, không có cái nào không phải là ác quả được tạo ra từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Trên thực tế, không chỉ là những cuộc thảm sát chủng tộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai và thảm sát Nam Kinh, mà những sự kiện thảm sát xảy ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoại trừ diệt chủng giai cấp của chủ nghĩa toàn trị cộng sản, thì những cuộc thảm sát khác, phần lớn đều có liên quan tới chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chủng tộc. Ví dụ, nạn diệt chủng Rwanda, thảm sát Kosovo, Saddam Hussein sử dụng vũ khí hoá học đối với người Kurd ở Iraq.
Giống như những gì mà nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng người Anh John Stuart Mill đã bình luận tình hình Châu Âu năm 1848 đã viết: Chủ nghĩa dân tộc đã làm cho người ta phóng đại một cách vô hạn quyền và lợi ích dân tộc, nhưng lại thờ ơ với bất cứ quyền lợi và lợi ích một bộ phận nào đó của nhân loại, “trừ phi họ có cùng một tên gọi, nói cùng một thứ ngôn ngữ”; “Cảm xúc dân tộc luôn vượt qua sự nhiệt thành đối với tự do, người ta nguyện ý đi theo kẻ thống trị đi nghiền nát bất kỳ tự do và độc lập dân tộc không thuộc về tộc loại của bản thân hay khác biệt về ngôn ngữ”[22].
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cấp tiến luôn là nơi trú ẩn cho những giá trị dã man và chế độ tà ác chống lại toàn cầu hoá, kể cả khi nó sẽ là hành động tự sát đối với bản thân dân tộc đó, cũng sẽ trở thành uy hiếp nghiêm trọng đối với hoà bình thế giới và các giá trị phổ quát toàn cầu. Bởi vậy, dưới bối cảnh toàn cầu hoá, những chính quyền nguyện ý giơ cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc nhất, đại đa số là những chính quyền độc tài chính trị và có nền kinh tế lạc hậu, có thể kể đến những quốc gia cộng sản không còn thừa lại bao nhiêu như Triều Tiên, Cuba, và Trung Quốc, một số các quốc gia Trung Đông nơi mà chính quyền và tôn giáo hợp lại làm một.
Từ một góc độ ý nghĩa nào đó mà nói, chủ nghĩa dân tộc trong thời đại hoà bình, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước ở các quốc gia độc tài, nó vừa là một loại ý thức quần thể hư huyễn tự mình bành trướng, cũng là một sách lược thống trị khi khuyếch trương những mối nguy hiểm từ bên ngoài nhằm chuyển hướng mâu thuẫn và khủng hoảng nội bộ. Chủ nghĩa dân tộc độc tài đối với quan và dân hai phía đều là hư huyễn ảo tưởng, phía chính quyền là cố ý tạo ra mối đe doạ hư ảo từ bên ngoài, phía dân gian thì mù quáng tin tưởng vào tuyên truyền về chủ nghĩa yêu nước của chính quyền.
Chủ nghĩa dân tộc dưới sự cực đoan hoá của chế độ độc tài, khi sức mạnh quốc gia còn nhỏ yếu, sẽ đưa tới hành động tự đóng cửa cánh cổng giao lưu với bên ngoài, tự cao tự ngạo và tâm lí tự ti hèn yếu; Khi sức mạnh quốc gia trở nên cường đại, dưới sự chủ đạo của ý chí độc tài, dẫn tới mù quáng tin tưởng vào chủ nghĩa cơ yếu xem dân tộc mình là bố đời thiên hạ chí cao vô thượng, đưa tới tinh thần dân tộc bị phát xít hoá và bành trướng với bên ngoài của chủ nghĩa So vanh.
Với những bài học lịch sử từ việc nước Đức và Nhật Bản đi lên con đường phát xít, Liên Xô và Trung Quốc đi lên con đường đế quốc cộng sản đã chứng minh: Nếu nói rằng, trong thời chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành một con dao hai lưỡi, trở thành nơi tị nạn cuối cùng cho kẻ vô lại; Vậy thì, trong thời hoà bình, chủ nghĩa dân tộc chỉ có thể trở thành một thanh kiếm đơn lưỡi tẩm thuốc độc, bất kỳ chính quyền, bất kỳ quốc gia, bất kỳ dân tộc, chỉ cần kích động chủ nghĩa dân tộc trong thời kỳ hoà bình, bất luận thốt ra khẩu hiệu yêu nước cảm động thế nào, nhất định đều có mục đích tà ác không thể để cho người khác biết, nếu như một khi chủ nghĩa dân tộc đi về hướng điên cuồng, trước tiên là hại người, sau đó là hại chính bản thân.
Triết gia nổi tiếng người Anh Zygmunt Bauman trong cuốn “Tính hiện đại và diệt chủng”[23] đã chỉ ra: Chủ nghĩa bài Do Thái đơn thuần, kể cả khi đạt tới tình trạng “đỉnh phong của hận thù” hoặc “bài Do Thái mãnh liệt nhất”, cũng không đủ để giải thích được sự phát sinh của việc thảm sát mang tính diệt chủng với tổ chức hoá cao độ hoặc quốc gia hoá. Duy nhất có thể đó là khi mà chủ nghĩa bài Do Thái nhận được sự ủng hộ về đạo đức của chủ nghĩa yêu nước và sự ủng hộ quyền lực từ chính quyền độc tài, chủ nghĩa bài Do Thái mới có thể từ hành vi tự phát của người dân chuyển hoá thành hành vi tự giác của quốc gia, từ đó dẫn tới việc mỗi một cá thể khi tiếp nhận nhiệm vụ diệt chủng, dưới sự bảo vệ hai lớp của ý thức hệ và quyền lực nhà nước, không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào: Vừa không có cảm giác tội lỗi về đạo đức cá nhân, lại không có sự sợ hãi về hậu quả đối vói pháp luật. Thế là, cá nhân thực thi nhiệm vụ thảm sát diệt chủng, vừa bình yên về tâm lí lại tránh thoát khỏi trách nhiệm pháp luật vốn là hai tầng gông cùm trách nhiệm, đem việc giết người xem là thực thi “chính nghĩa quốc gia” và “chính nghĩa dân tộc”, đem việc giết người trở thành một loại công việc, một sự việc công vụ, giống y như chức nghiệp đồ tể trong lò mổ heo vậy, cần phải hoàn thành thực thi mệnh lệnh giết lợn.
Sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa độc tài, sở dĩ có thể làm cho những người dân bình thường trở nên hoàn toàn không cần cố kỵ tới những giới luật của văn minh nhân loại mà an tâm có niềm tin trở thành tên đồ tể, còn là nhờ vào nó có được tính kích động và sức mê hoặc giống như là thần thoại vậy, mà một khi người ta chìm đắm trong loại thần thoại đó, linh hồn sẽ biến thành một đám lửa đầy cuồng nhiệt, chỉ có thể nghe hiểu được thứ ngôn ngữ đầy thù hận và kỳ thị mà thôi, lại không thể nghe được bất kỳ âm thanh lí tính tỉnh táo, bất cứ phúc âm của yêu thương và cảnh giác của lương tri; Những người bị quỷ ám chỉ muốn thực thi những mệnh lệnh khát máu, hơn nữa quyết sẽ không hỏi nhiều hơn một câu: “Tại sao lại diệt chủng trên quy mô lớn những người dân tay không tấc sắt?”
Ví dụ, trong một loạt những bài diễn thuyết, Hitler liên tục dùng những từ như bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng, ôn dịch, vi trùng, côn trùng có hại, thối rữa, giang mai… để tấn công người Do Thái, trong khi đó người Đức lại say mê như điên đối với những từ ngữ này, hơn nữa có sự hoan hô cuồng nhiệt tiếp nhận. Bởi vì bọn họ tuyệt đối tin tưởng: Những bệnh dịch của nước Đức và thế giới đều đến từ “virus Do Thái”, chỉ có thể triệt để tiêu diệt mầm bệnh Do Thái, chủng tộc Aryan mới có thể một lần nữa khoẻ mạnh. Mà sự khoẻ mạnh của dân tộc Aryan tất nhiên cũng sẽ chữa trị tốt cho cả thế giới bị dịch bệnh.
Như mọi người đều biết, thảm sát diệt chủng mà Đức Quốc Xã áp dụng đối với người Do Thái, thảm sát Nam Kinh mà quân đội chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đối với người Trung Quốc, đều được thực hiện trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng thứ tà ác viễn siêu bất cứ sự tưởng tượng nào của nhân loại này, lại được tiến hành thông suốt không bị ngăn cản, cũng đem lại tính thần thoại không thể tưởng tưởng nổi. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa độc tài là một cặp đôi trời sinh, cả hai đều có tác dụng đầu độc đối với nhân tính, rất dễ dàng được ấp ủ lên men trong giai đoạn sức mạnh quốc gia dần được tăng cường mà nỗi sỉ nhục chưa hoàn toàn mất đi, nước Đức và Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai đều là như vậy, Trung Quốc hiện tại càng là như thế. Sự sỉ nhục chưa hoàn toàn biến mất đã kích động tâm lý thù hận liên miên không dứt, sức mạnh quốc gia dần được nâng cao kích phát ý thức tấn công báo thù rửa hận, sự kết hợp của cả hai rất dễ cổ động nên ý thức tập thể mang tính xâm lược cực kì nguy hiểm. Loại chủ nghĩa yêu nước này kèm theo một loại mộng tưởng huyễn hoặc có tính gây nghiện như ma tuý và tính điên cuồng, đặc biệt là khi nó dùng diện mạo của số đông để yêu cầu hay lợi ích quốc gia để xuất hiện, Một loại huyễn tưởng tập thể có may mắn được tham dự vào buổi lễ trọng đại phục hưng dân tộc, là một sự dụ hoặc to lớn đối với bất cứ cá nhân nào, cũng là một loại ép buộc và tống tiền vô lí nhưng lại có được sự mạnh mẽ. Bất kể là trí tuệ kiệt xuất như thế nào, chỉ cần lần đầu tiên nếm thử làn khói thơm của thuốc phiện tinh thần chủ nghĩa dân tộc cộng với cuồng vọng chủng tộc, nhất định sẽ càng ngày càng lún sâu và phục tùng sự ép buộc tống tiền đầy huyễn hoặc này, phảng phất như đang tiến vào một cảnh giới thần thoại ngàn năm không gặp. Đầu tiên là trở thành một loại thiểu năng hỗn tạp thị phi về tư tưởng, tiếp đó là trở thành con ếch ngồi đáy giếng khi mà góc nhìn trở nên hạn hẹp chỉ thấy được sự độc tôn của bản thân, cuối cùng biến thành phần tử hiếu chiến với hai con mắt đỏ hồng, đầu nhập một cách không còn cố kỵ trở thành chiến sĩ thánh chiến dẫm đạp lên nhân quyền và sinh mạng.
Vào cuối thế kỷ 20, sau khi đế quốc cộng sản sụp đổ về tổng thể, ý thức hệ về chủ nghĩa cộng sản mất đi sức hấp dẫn, Trung Quốc trở thành quốc gia cộng sản lớn nhất trong số các quốc gia cộng sản còn sót lại, đồng thời cũng vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản mà chuyển hướng sang chủ nghĩa dân tộc. Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, đi cùng với sự nâng cao sức mạnh quốc gia và triển khai của phương châm ngoại giao nước lớn, giọng điệu ôn lại mối thù nhục nhã trăm năm cũng chuyển biến từ giọng tố khổ mang tính phòng ngự sang những lời kêu gọi tấn công thảo phạt, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn thần thoại hư cấu: Sự phát tiết thù hận một cách tập trung bằng ngôn ngữ như những lễ lạt đông đảo đối với Hoa Kỳ Nhật Bản và Đài Loan, mà thống nhất Đài Loan, chế ngự Nhật Bản và vượt qua Hoa Kỳ trở thành ảo giác phục hưng đế quốc Trung Hoa.
Kể từ Chiến tranh nha phiến[24], khôi phục và xây dựng lại Thiên triều Đại quốc của chủ nghĩa dân tộc và thi hành mục tiêu của chủ nghĩa dân tộc là một chính phủ trung tương tập quyền, luôn một mực chủ đạo và chi phối diễn biến chính trị Trung Quốc cũng như tiến trình hiện đại hoá. Thậm chí là, sự nhiệt tình chính trị đối với chủ nghĩa dân tộc, đã hoàn toàn nhấn chìm lí tính chính trị: bất luận là phe cải lương cởi mở thời Thanh mạt, hai là phe cách mạng cấp tiến như Tôn Trung Sơn, bất luận là Chính phủ Quốc Dân của Tưởng Giới Thạch hay là chính quyền Cộng sản của Mao Trạch Đông, nhu cầu chính trị đối với tự do dân chủ của chế độ mới từ đầu đến cuối đều bị áp chế bởi chủ nghĩa quốc gia phú quốc cường binh. Sự khát vọng của một đời lại một đời đối với thể chế toàn trị trung ương tập quyền và đấng cứu tinh về chính trị, luôn vượt lên trên sự giải phóng và tự do của hàng tỉ người dân Trung Quốc; Tâm thái tự kiêu dân tộc cũng luôn cao hơn so với quyền lợi cơ bản của mỗi người dân.
Bởi thế, cho đến tận ngày nay, hiện đại hoá Trung Quốc vẫn là “nguỵ hiện đại hoá” mà thôi, bởi vì nó dựa vào chính là hiện đại hoá chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn trị, mà đây lại chính là đường ray đôi để cho đoàn tàu chủ chính quyền bạo lực của nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt có thể tăng tốc và chạy đi. Hiện tại, một Trung Quốc sau khi trải qua những thảm hoạ của chủ nghĩa cộng sản toàn trị, cũng đang cất bước tăng tốc chạy về phía chủ nghĩa yêu nước độc tài, hãy nghe một chút những âm thanh kiêu căng “Đập nát Đài Loan”, “Máu nhuộm đỏ eo biển Đài Loan”, hãy nghe một lát những dự đoán của các chiến lược gia phò đảng “Trung Quốc Hoa Kỳ tất yếu phải có một cuộc chiến”, lại nghe một chút những lời đe doạ ngông cuồng của tướng quân Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Thành Hổ “hy sinh các thành phố ở phía Đông Tây An” để đổi lấy hơn 200 thành phố của Hoa Kỳ, có thể thấy chủ nghĩa yêu nước độc tài Trung Quốc chỉ cách một bước đối với chủ nghĩa phát xít.
Cuối cùng, hãy để chúng ta nghe một chút lời nói của nhà khoa học, người theo chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa tự do Albert Einstein: “Hạnh phúc của con người nhất thiết phải cao hơn sự trung thành đối với quốc gia của bản thân – trên thực tế nhất thiết phải cao hơn tất cả mọi thứ”.“Lợi ích của mỗi quốc gia đều cần phải đem phục vụ cho những lợi ích cộng đồng rộng lớn hơn”. “Lòng hư danh tự kiêu dân tộc và lòng đố kỵ là bệnh di truyền tà ác nhất trong lịch sử Châu Âu”; “Tự phụ dân tộc và tự cho mình là nhất đã ngăn cách sự sản sinh của tấm lòng hối tội”; “Vì hận thù mù quáng mà đã ủng hộ sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc là thứ bệnh tật chết người nhất của thời đại chúng ta”; “Phổ biến chủ nghĩa dân tộc là một loại bệnh ấu trĩ, nó là bệnh sở của nhân loại”;
“Không có chỗ cho việc đem quốc gia và giai cấp hiến dâng cho thần thành, càng không cần phải nói đem cá nhân hiến dâng cho thần thánh rồi”.
“Chủ nghĩa quốc gia là sự giải thích đầy đủ nhất đối với chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa lí tưởng mang tính xâm lược, lại đem tới một sức mạnh lan truyền, nhưng lại bị dùng sai tên – chủ nghĩa yêu nước. Trong thế kỷ trước mà chúng ta vừa trải qua, loại thần tượng giả dối này sinh ra điều không may, lại rất có ảnh cực kỳ nguy hiểm”.
“Kể cả là đồ vật đã cũ nát thối rữa, nhưng vẫn là thứ áp đảo những yêu cầu cơ bản về hành phúc và chính nghĩa”.
“Nếu như tâm lí phẫn nộ của chủ nghĩa dân tộc tiến thêm một bước đem chúng ta nhấn chìm, chúng ta chú định sẽ bị diệt vong”.
Bắc Kinh ngày 24 tháng 9 năm 2005 tại nhà riêng
_________________________________________________________
[1] Chủ nghĩa cơ yếu: (fundamentalism) đề cập đến niềm tin nghiêm ngặt, trung thành tuyệt đối với những nguyên tắc cơ bản, trong thực tế thường nói đến tôn giáo, hay ý thức hệ chính trị. Chủ nghĩa cơ yếu thường chống lại những đổi mới để thích hợp với thời thế và đòi hỏi quay trở về nguồn gốc của một tôn giáo, hay ý thức hệ nào đó, nếu cần thì phải dùng những biện pháp quá khích và không bao dung để đạt được mục đích.
[2] Tuyên ngôn độc lập United States Declaration of Independence của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là “quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
[3] Hội nghị Hiến pháp của Hoa Kỳ (Constitutional Convention còn có tên Philadelphia Convention), diễn ra từ ngày 25 tháng 5 đến 17 tháng 9 năm 1787 để bàn cách xử lý các vấn đề tại Hoa Kỳ sau khi độc lập khỏi Đế quốc Anh. Dù hội nghị này có ý định công khai là sửa đổi Các điều khoản Liên bang, nhưng ý định được nhiều người đề xướng ra hội nghị đưa ra, đứng đầu trong số đó có James Madison và Alexander Hamilton lại là bắt từ sự bắt đầu lập một chính phủ mới hơn là “sửa đổi” chính phủ đang tồn tại. Các đại biểu đã bầu George Washington làm chủ tịch hội nghị. Kết quả của cuộc hội nghị này là bản Hiến pháp Hoa Kỳ. Hội nghị cũng là một trong những sự kiện trung tâm trong lịch sử Hoa Kỳ.
[4] Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865), hay còn gọi là cuộc Chiến tranh Giữa các Tiểu bang, là một cuộc tranh chấp quân sự diễn ra tại Hoa Kỳ, giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu bang phía nam vào giữa thế kỉ 19. Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam (Confederate States of America); 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc (Union). Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong những vấn đề gây ra cuộc chiến, một số đã được giải quyết trong Thời kỳ Tái thiết sau đó, và một số khác vẫn còn tiếp tục tồn tại.
[5]Trích từ “Chủ nghĩa dân tộc” của Elie Kedourie, Trương Minh Minh dịch, Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương xuất bản năm 2000, trang 4.
[6] Trích từ “Chủ nghĩa dân tộc” trang 11.
[7] Piô VII (Latinh: Pius VII) là vị giáo hoàng thứ 251 của Giáo hội Công giáo.Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng vào ngày 14 tháng 3 năm 1800 và ở ngôi trong 23 năm 5 tháng 6 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ngày đắc cử Giáo hoàng là ngày 14 tháng 3 năm 1800, ngày khai mạc chức cụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 21 tháng 3 và kết thúc triều đại của mình vào ngày 20 tháng 8 năm 1823.
[8] Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học. Tác phẩm Bàn về sự bất bình đẳng và Khế ước xã hội là những tác phẩm kinh điển về tư duy chính trị và tư duy xã hội hiện đại. Trong suốt thời gian của cuộc cách mạng Pháp, Rousseau là triết gia nổi tiếng nhất của trong số những thành viên của câu lạc bộ Jacobin.
[9] Đọc “Lịch sử văn minh thế giới”, tập 10 “Thời đại của Napoleon”, tác giả Will Durant. Công ty văn hoá Sư tử con biên dịch, Nhà xuất bản Phương Đông xuất bản năm 1999, trang 901. Tên tiếng Việt của tác phẩm này là Câu chuyện của nền văn minh The Story of Civilisation.
[10] Martin Heiderger (26/9/1889 – 26/5/1976), là một triết gia Đức. Ông chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người. Ông từng là học trò và là trợ giảng cho Huxec, sau đó đã kế tục Huxec giảng dạy triết học tại đại học tổng hợp Freiburg. Heiderger là người đã thừa nhận tư tưởng Đức quốc xã, năm 1933 -1934, ông trở thành hiệu trưởng đại học Freiburg nhưng sau đó do bị khủng hoảng tinh thần ông đã từ chức.Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Tồn tại và thời gian” đây là tác phẩm đã đưa ông trở nên nổi tiếng được xuất bản năm 1927; ” Kant và vấn đề siêu hình học”, “Nhập môn siêu hình học” (1935), ” Học thuyết Platon về chân lý” (1942), “Bức thư về chủ nghĩa nhân đạo” (1947), “Những con đường rừng” (1950), Những bài thuyết trình và những bài viết (1952), “Tư duy là gì” (1954), “Nietzsche” (1961)…
[11] Satan (kẻ chống đối) là một nhân vật xuất hiện trong các kinh sách của những tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Trong kinh thánh HebrewTrong tiếng Do Thái, từ satan là một danh động từ có nghĩa là “cản trở, đối kháng”, Ha-Satan thường được dịch là “người buộc tội” hoặc “kẻ thù”. Trong các bản kinh thánh tiếng Việt thì không dịch từ này mà giữ nguyên “Sa-tan.
[12] Ikki Kita Bắc Nhất Huy tên thật là Kita Kojiro. Sinh ra trong một gia đình nhà buôn hải sản và nấu rượu trên đảo Sado. Trước đã hoạt động nhiều năm trong ngành tình báo ở Trung Quốc. Đã viết “Đại cương đề án pháp lý cải tổ nước Nhật”, đề xướng cải cách nhà nước. Bị liên lụy như trách nhiệm tinh thần của Biến cố Niniroku, một cuộc đảo chánh đẫm máu, lãnh án tử hình. Hầu như ông chỉ tự học, thích viết văn nghị luận, làm báo. Có tư tưởng xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa mà trong đó, quyền lực quốc gia phải vượt lên uy quyền thiên hoàng, nghĩa là khác hẳn với lối suy nghĩ truyền thống chỉ xem thiên hoàng mới có đại quyền. Cũng chủ trương đi tìm thuộc địa để bắt kịp các nước Tây Phương, đặc biệt “nhắm” chiếm Úc và vùng Đông Siberia. Rất được lòng nhóm quân nhân trẻ chủ trương “Chiêu Hòa Duy Tân” và là nguồn cảm hứng cho những vụ bạo động của họ.
[13] Okawa Shumei Đại Xuyên Chu Minh người tỉnh Yamagata. Tốt nghiệp Đại học Tokyo, từng làm việc ở Công ty đường sắt Mãn Châu. Đã lập các hội đoàn chính trị như Yuuzonsha, Jinmukai…Tiếp cận với quân đội và gây nên nhiều sự kiện ví dụ Biến cố Go-ichigo, sát hại Thủ tướng Inukai. Sau Thế chiến thứ hai, bị kết án như tội phạm chiến tranh hạng A. Có tác phẩm “Lịch sử thực dân thời cận đại của Âu châu”.
[14] Từ năm 2012 thì cháu nội Kim Nhật Thành là Kim Chính Ân lên cầm quyền ở Bắc Triều Tiên.
[15] Fidel Castro Ruz (1926 – 2016) là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cuba, Thủ tướng Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông, Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011.
[16] Saloth Sar (1925–1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot, là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Khmer Đỏ và là thủ tướng Campuchia (Kampuchea Dân chủ dưới quyền ông) từ 1976 đến 1979, nhưng cầm quyền không chính thức từ giữa năm 1975. Trong thời gian cầm quyền Pol Pot đã tạo ra một chế độ cải cách nông nghiệp, nhằm tạo ra một xã hội cộng sản lý tưởng nhưng đã đàn áp trí thức. Ngày nay chế độ của ông bị hầu hết mọi người cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 26% dân số tại thời điểm đó). Ông là người Campuchia gốc Hoa.
[17] Hiệp ước München, hoặc Hiệp ước Munich, là bản hiệp ước được ký kết tại München vào rạng sáng ngày 30 tháng 9 năm 1938 giữa bốn cường quốc: Anh, Pháp, Đức Quốc Xã và Ý. Hiệp ước cho phép Đức sáp nhập những phần đất ở Tiệp Khắc, nơi có đa số dân Đức ở vào nước mình, gọi đó là vùng đất “Sudetenland”. Thỏa hiệp được đàm phán tại một hội nghị tổ chức ở München, Đức, giữa những cường quốc ở Âu Châu, ngoại trừ Liên Xô và Tiệp Khắc. Mục đích của hội nghị là để bàn cãi về tương lai của Sudetenland theo đòi hỏi của Adolf Hitler.
[18] Hiệp ước Xô-Đức, còn gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin, có tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết; Được ký kết ngày 23 tháng 8 năm 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, và Romania thuộc “vùng ảnh hưởng của Liên Xô”. Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ukraine và Tây Byelorussia. Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
[19] Chiến tranh chớp nhoáng là cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng – cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến với sự hỗ trợ của không quân. Ưu thế chủ yếu của phương thức chiến tranh này là hiệu quả gây sốc bất ngờ, khiến đối phương bị tê liệt trước khi kịp phản ứng. Ở giai đoạn mở đầu của cuộc chiến, phương thức này đã đem đến những thắng lợi dễ dàng cho Quân đội Đức Quốc xã qua các chiến dịch xâm chiếm Ba Lan, Hà Lan, Bỉ, Pháp. Chỉ trong giai đoạn sau, khi các hoạt động quân sự được tiến hành trên các vùng đất rộng lớn của Liên Xô, dưới thời tiết khắc nghiệt và địa hình lầy lội thì phương thức này mới cho thấy nhược điểm là các quân binh chủng hợp thành không tiến quân cùng tốc độ và do đó giảm hiệu quả chiến đấu.
[20] Mặt trận phía Tây: Mặt trận phía tây của chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm các trận chiến trên lãnh thổ của Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Pháp, và phía tây của Đức. Mặt trận phía tây chia làm ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu (1939-1940) phe Trục thắng lợi. Quân đội Đức Quốc xã xâm chiếm các nước Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp trong hai tháng 5 – 6 năm 1940 và mở cuộc tấn công vào Anh. Giai đoạn giữa (1941-1944), quân Đức làm chủ tình hình mặt trận. Giai đoạn cuối (1944-1945) khối Đồng Minh giành được thế thắng, bắt đầu từ cuộc đổ bộ vào Normandie cho đến tháng 5 năm 1945 khi Đức đầu hàng.
[21] Hiến chương Đại Tây Dương: Hiến chương Đại Tây Dương là tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill vào ngày 14 tháng 8 năm 1941 sau 3 ngày thảo luận sôi nổi trên tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ USS Augusta và thiết giáp hạm Anh HMS Prince of Wales đậu tại vịnh Placentia ở Newfoundland, Canada khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra. Hiến chương Đại Tây Dương chứa đựng những nguyên tắc chung mà hai nhà lãnh đạo Anh – Hoa Kỳ hy vọng dựa vào đó sẽ tạo ra một thế giới mới tốt đẹp hơn.
[22] Đọc “Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc” tác giả Ernest Gellner bản tiếng Anh, bản tiếng Trung do Hàn Hồng dịch. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương xuất bản năm 2002, trang 19.
[23] “Tính hiện đại và diệt chủng”, tên gốc tiếng Anh Modernity and the Holocaust. Bản tiếng Trung của tác giả Zygmunt Bauman. Nhà xuất bản Dịch Lâm xuất bản năm 2002.
[24] Chiến tranh Nha phiến 鴉片戰爭hay còn gọi là cuộc chiến Anh Trung là hai cuộc chiến xảy ra (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong chiến tranh lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã kề vai sát cánh cùng Anh để đánh Trung Quốc. Nguyên nhân cuộc chiến xoay quanh việc nước Anh đòi quyền tự do buôn bán thuốc phiện từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc trong khi nhà Thanh có lệnh nghiêm cấm. Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Hơn nữa triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, phải mở nhiều cảng biển cho nước ngoài vào thông thương.
(Trích Lời mở đầu của “Lưỡi kiếm tẩm độc – Phê phán chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại”, tác giả Lưu Hiển Ba. Cổ Loa sắp xuất bản, 2019)
Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách
Trả lời