“Bốn dũng sĩ Tây Đơn” (2013.04.14)
Bên trong tầng lớp quyết sách cao cấp nhất chính quyền Trung Quốc có một thinktank với cấp bậc là giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, vào những năm thập niên 1980 sau khi có chuyến tham quan nghiên cứu nửa năm ở Hoa Kỳ, đã viết cuốn sách “Hoa Kỳ chống lại Hoa Kỳ”, gần như đem Hoa Kỳ quốc gia này phân chia thành hai hệ thống vỡ vụn. Trong những trang sách ở cuối cuốn sách, tác giả dùng Nhật Bản làm tiêu đề và đưa ra viễn cảnh mong chờ đối với “Đế quốc mặt trời”: Một quốc độ “hung mãnh, tàn nhẫn” và “không thừa nhận các giá trị và tín ngưỡng cơ bản của con người” có thể đánh bại Hoa Kỳ và cuối cùng giành chiến thắng. Hơn 20 năm sau, vị học giả này bước lên vị trí quyền lực cấp cao nhất, chính là đang đem những tín ngưỡng chính trị của ông ta chuyển biến thành lý tưởng cốt lõi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, hơn nữa quán triệt nó vào trong thực tiễn chính trị và quyết sách của chính phủ Trung Quốc. Một “Đế quốc mặt trời đỏ” đã được sinh ra ở Trung Quốc, và nó đang tuyên bố với người dân Trung Quốc rằng, nó sẽ đưa họ tiến vào trong “Giấc mộng Trung Hoa” để xây dựng sự nghiệp vĩ đại cho đế quốc.
Công dân Bắc Kinh không làm kẻ ngu
Vào ngày cá tháng tư năm 2013, trên Facebook của tôi có một bài đăng tải được chia sẻ bởi bạn bè: Chiều ngày 31 tháng 3, có 4 người là Hầu Hân, Viên Đông, Trương Bảo Thành và Mã Tân Lập đi tới quảng trường Tây Đơn Bắc Kinh, căng ra hai biểu ngữ. Một biểu ngữ viết “Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản”, một bức khác thì viết “Không chấm dứt nạn tham quan, lõa quan[1] thì giấc mộng Trung Hoa chỉ là giấc mơ buổi ban trưa”. Trong đường link video ghi lại hiện trường, tôi nhìn thấy Viên Đông dùng loa phóng thanh phát biểu về nội dung chống tham nhũng, bàn về cải cách chính trị, thu hút người dân vây quanh. Nhưng rất nhanh thì lực lượng cảnh sát thường phục, cảnh sát vũ trang ập tới. Chỉ trong thời gian 6 phút đồng hồ, đám người bị giải tán, “Tây Đơn tứ dũng sĩ” bị cảnh sát đưa đi, hơn nữa bị câu lưu với tội danh “tụ tập trái phép”.
Cảnh sát được gửi tới hiện trường cố gắng muốn kiểm soát cục diện, hét lên với Viên Đông: “Anh không được động đậy.” Viên Đông trả lời: “Tôi không động đậy. Tôi rất bình tĩnh, tôi rất tốt!” Cảnh sát xua đuổi đám người: “Đi! đi! Đừng xem nữa! Ở đây có cái gì đáng xem chứ!?”
Hai tuần lễ đã trôi qua, câu trả lời “Tôi rất bình tĩnh” của Viên Đông một mực vang lên bên tai tôi, để cho tôi không cách nào bình tĩnh lại. Câu quát tháo của cảnh sát “Ở đây có gì đáng xem?” cũng khiến cho tôi không quên được, trong một thời gian dài tôi luôn muốn tìm lời giải đáp: Hành động trên quảng trường của “bốn dũng sĩ Tây Đơn” có ý nghĩa như thế nào? Tai sao móng vuốt của bộ máy chuyên chế một mặt vừa muốn hạ thấp ý nghĩa của nó, mặt khác lại sợ tới gần chết, ý đồ ngăn chặn những hành vi ngang tàng như vậy?
Hôm nay, ở trên Facebook tôi lại nhận được bài đăng của nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Đồ Phu (tên thật là Ngô Cam) với nội dung “SOS”: “Tình hình gần đây của ba vi dũng sĩ Tây Đơn như thế nào rồi? Không chỉ là cần mỗi luật sư, càng là cần có những tiếng nói ủng hộ được đưa ra, ài!” bởi vì lí do sức khỏe, vị nữ hào kiệt trong số “bốn dũng sĩ Tây Đơn” là Hầu Hân đã được bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử, nhưng Viên Đông, Trương Bảo Thành và Mã Tân Lập cho đến tận hiện tại vẫn đang còn ở trong nhà giam, tiền đồ khó đoán. Đối với nhà hoạt động nhân quyền Ngô Cam mà nói, bi ai lớn nhất vẫn không phải là điều đó. Điều bất hạnh lớn hơn là không có nhiều người hơn đưa lên tiếng nói của mình, nhằm thức tỉnh những người Trung Quốc cũng như dư luận quốc tế quan tâm đến những anh hùng dũng cảm đã hiến thân vì hạnh phúc chung của chúng ta.
Lấy hành động của bản thân để thực thi “Công dân học”
Trước tiên chúng ta nghe và nhìn một chút về những hành động và lời nói của “bốn dũng sĩ Tây Đơn”, thì sẽ không khó để hiểu rằng, bọn họ một mực luôn là những công dân bình thường nhưng vĩ đại đã đưa ra những lời thách thức và nguyền rủa đối với “đế quốc màu đen” được đốt cháy bởi “đế quốc màu đỏ”. Trong một phút đầu tiên của đoạn video mà tôi nhận được, Viên Đông cao giọng nói to với những người đứng xem xung quanh rằng: “Trung Quốc là quốc gia của toàn dân Trung Quốc chúng ta, là quê hương nơi chúng ta yên thân lập nghiệp, không phải là vườn hoa nhà riêng của Đảng Cộng sản, không phải là kho chứa tiền riêng để chúng mày muốn lấy muốn đoạt tùy ý.”
Chỉ trong vòng ba, năm phút ngắn ngủi, đủ loại cảnh sát ngay lập tức tụ tập, bắt đầu ngăn cản những phát biểu của Viên Đông. Viên Đông tiếp tục nói: “Đừng đem sự tàn nhẫn, kiên quyết của các anh, tất cả ngân quỹ tiền bạc, tất cả nghe lén giám sát nhằm đối phó chúng tôi. Chúng tôi có vấn đề gì ư? Chúng tôi yêu cầu công bố tài sản quan chức thì có gì không đúng ư? Chúng tôi yêu cầu chấm dứt nạn tham quan, lõa quan là sai trái ư? Không còn tham quan, lõa quan nữa, mọi người chúng ta đều có được ngày tháng tươi đẹp, ngày tháng của các anh cũng sẽ rất tốt. Chúng tôi có gì sai? Động một chút là nửa đêm tới bắt giữ chúng tôi, ngay cả một câu nói vớ vẩn cũng không thốt ra được. Làm không khéo thì ngay đêm nay lại bắt giữ chúng tôi. Chúng tôi không sợ, chúng tôi là chính nghĩa. Tiền thuế của người dân chúng tôi nuôi các anh, là để cho các anh phục vụ nhân dân chúng tôi, vì tiến bộ của quốc gia. Các anh đàn áp chúng tôi, quốc gia có thể tiến bộ không? Rốt cuộc thì các anh là thứ gì vậy? Ăn cơm của nhân dân, lại trở thành chó giữ cửa!”
Cuối cùng khi bị cấm cất lên tiếng nói, Viên Đông còn tiếp tục nói: “Tôi đề nghị mọi người đều nên mua cuốn sách này: “Thảm sát Nam Kinh”. Nếu như chúng ta không thể chấm dứt được nạn tham quan, thì tại họa vẫn còn ập đến, tôi nói cho anh biết!”
Chúng ta nhìn sang những đốm lửa tư tưởng của nữ kiệt Hầu Hân. Tại một cuộc tụ họp cá nhân vào 2 tháng trước, Hầu Hân đã giải thích về “thảm sát Lục Tứ” đã thay đổi góc nhìn về chính trị và sách lược hành động của cô như thế nào: “Hòa bình, hòa bình, hòa bình đã không còn tồn tại nữa! 23 năm trước, ở trên quảng trường, bạn học của tôi chết ngay bên cạnh tôi, từ thời điểm đó, tất cả hòa bình đã biến mất! Anh nói muốn cải cách chính trị, vậy hãy đưa cho tôi bản lộ trình! 100 năm không dao động của các anh, các anh tưởng tôi ngu à! Chó sói rồi cũng sẽ phải ăn thịt dê, kẻ độc tài luôn chỉ nhận thức đối với khẩu pháo! Để cho một Satan thống trị tới khi chết đi? Ngồi đó bàn luận đạo lý, ở đây khóc lóc có thể giết được Đổng Trác[2] hay sao? Tôi không chủ trương bạo lực, nhưng nhân dân không thể từ bỏ bạo lực! Khẩu súng là thứ không mang theo bất kì giá trị có tính đingj hướng, đồng thời khẩu súng có giá trị tiện ích phổ quát, những viên đạn được bắn ra dưới sự dẫn dắt của giá trị phổ quát chính là những viên đạn chính nghĩa. Không công khai tài sản, quan chức chính là những kẻ trộm cướp! Hoặc là công khai, hoặc là cút! Hành động chính là tất cả!
Ngay trước khi Hầu Hân cùng với ba dũng sĩ khác đi tới quảng trường Tây Đơn, cô đã có những lời nhắn đối với một nhóm những người bạn có chung chí hướng như sau: “Tôi được ủy thác lên tiếng đại diện cho phe dân chủ đường phố Bắc Kinh. Từ tháng 2 tới nay, chúng tôi tổng cộng đã xuống đường 12 lần, trong đó có 4 lần thành công 8 lần thất bại. Có người nói, cô không cần phải xuống đường, chúng tôi những người đàn ông xuống đường. Tôi nói rằng không phải tất cả đàn ông đều là đàn ông, khi đàn ông Trung Quốc xuống đường, tôi liền sẽ rút lui. Trung Quốc lớn như vậy, không lẽ không có ai? Đúng vậy, tôi muốn nói với đám quan chức rằng, khoe vợ khoe bồ không bằng khoe tài sản! Lừa dối chúng tôi đã 64 năm, hiện tại thì ngay cả dấu chấm câu của các anh tôi cũng không tin tưởng nữa! Biến pháp ở các quốc gia, không có nơi nào không bắt đầu từ đổ máu, trở thành bia đỡ đạn cho dân chủ, đó là vận may ba đời của tôi! Chúng ta còn cách mất nước không xa nữa! Hiện tại tôi đảm bảo, mỗi tuần tôi sẽ xuống đường một lần! Suy nghĩ của tôi rất đơn giản: Để các trưởng bối tiền nhân, chết được nhắm mát; để cho con cháu đời sau, sinh sống trong hạnh phúc tự do!”
Những con người khốn khổ trong “Thế giới bi thảm”
Trước sự dũng cảm và trí tuệ của bốn công dân bình thường, điều làm cho người ta cảm thấy rung động nhất là, rất nhiều người trong số chúng ta đã trải qua đào tạo chuyên môn về chính trị học, thường đem “công dân học” biến đổi mùi vị của nó trở thành “quyền lực học”. Những think tank vốn mang trên mình chức danh giáo sư và tiến sĩ chính trị học này, khi mà họ giúp đỡ các nhà lãnh đạo chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đeo lên người đôi giày về tư tưởng cho người dân, đã áp dụng thái độ của chủ nghĩa vay mượn, pha trộn chủ nghĩa chuyên chế phương Đông truyền thống cùng thể chế Phát xít của Phương Tây, bắt người dân phải im lặng trong đau khổ, đồng thời họ còn không thay đổi sắc mặt, nhịp tim cũng không đập mạnh và vứt ra cái gọi là “lí luận về đôi giày đi vừa chân”, quét lên lớp sơn mới cho một đôi giày đã cũ nát. Chính bởi vì vậy, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi lên tiếp nhận chức vụ lãnh đạo tối cao, Tập Cận Bình vào lúc đó còn nói: “Đôi giày có được thoải mái hay không, chỉ khi đi vào mới biết được”, điều này đã trở thành lời biện minh cho “thể chế duy trì ổn định bằng áp lực cao” mang màu sắc Trung Quốc, hơn nữa dùng vỏ bọc “Giấc mộng Trung Hoa” đưa hàng nghìn hàng vạn người dân Trung Quốc kéo xuống vực sâu ác mộng.
“Bốn dũng sĩ Tây Đơn” chính là trực tiếp xông lên nhắm vào mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình. “Phe dân chủ đường phố Bắc Kinh” đã bắt đầu hành động, bọn họ thậm chí còn chuẩn bị tinh thần trở thành “bia đỡ đạn cho dân chủ”. Bọn họ cũng đã làm tốt sự chuẩn bị về sách lược theo đuổi chuyển đổi hòa bình nhưng cũng không hề từ bỏ bạo lực. Nhưng mà, bọn họ cũng nhận thức một cách rõ ràng rằng, người ta đang sống trong “Thế giới bi thảm” lại không thể nhận thức được trạng thái nô lệ hiện tại của chính bản thân mình, về cơ bản cũng không hề làm tốt sự chuẩn bị nhằm đón nhận, ủng hộ và tham dự vào sự nghiệp chung cho tự do dân chủ. Trước khi bọn họ thực hiện hành động ở quảng trường Tây Đơn, Hầu Hân đã đưa ra lời kêu gọi và kỳ vọng đối với bên ngoài: “Các vị lão sư, chúng tôi cần cái gì? Chúng tôi cần ba thứ: Sự ủng hộ về đạo nghĩa của mọi người, hướng dẫn về lý luận và lời kêu gọi ủng hộ trên mạng internet!”
“Bốn dũng sĩ dân chủ trên quảng trường Tây Đơn” đang mở màn một vở kịch lịch sử, nội dung, hình thức và màn biểu diễn rất kịch tính của những nhân vật trong vở kịch rất đặc sắc. Bọn họ đã dạy cho toàn thể công dân Trung Quốc một bài học lớn về “công dân học”, xứng đáng để mỗi người dân Trung Quốc xem, lan truyền nó, thậm chí là gia nhập, tham dự. Nhưng làm thế nào chúng ta mới có thể khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy rung động mãnh liệt, tích lũy đủ sự dũng cảm, cùng tán thành sự nghiệp của “bốn dũng sĩ Tây Đơn”, cung cấp mọi sự ủng hộ, cuối cùng là đầu nhập vào trong đó, tích cực tham dự? Làm thế nào chúng ta mới có thể đem bản thân mình từ trong sự thờ ơ và sợ hãi giải thoát ra ngoài, đem đánh thức đại đa số đang còn mơ ngủ? Làm thế nào chúng ta mới có thể đại đa số người tin rằng, đám cảnh sát với vai trò “chó gác cổng” đã hoàn toàn sai lầm?
Tôi cố gắng tìm kiếm đáp án, nhưng vẫn là không thu hoạch được gì cả, tôi cảm thấy thất vọng. Tâm trạng vào lúc này rất giống với màn khởi đầu của vở nhạc kịch “Thế giới bi thảm[3]” của nhà sản xuất Cameron Mackintosh: “Ngày đáng thương nhìn thế giới bi thảm, đôi mắt vô vọng của người tù. Thừa nhận đầu hàng, cúi đầu chờ chết. Ánh mặt trời nắng gắt, nơi này là luyện ngục nhân gian! Dùng hết mọi phẫn nộ trên mảnh đất này, ngày phán xét khi nào sẽ giáng lâm? Khi nào thì những kẻ có bộ lòng béo tốt này mới phải nhân lấy trừng phạt? Khi nào thành lũy chiến tranh mới được xây lên?”
Nhà văn theo chủ nghĩa nhân đạo đầu tiên Victor Hugo hiển nhiên là đã nhìn thấy rõ bản chất đa dạng và mong manh của nhân tính, sự hủ bại của chế độ, sự tàn nhẫn của cách mạng, sự ngây thơ của sinh viên, sự lạnh nhạt của quần chúng và sự đầu cơ của những kẻ ác. Nhung ông vẫn tràn đầy sự tin tưởng tuyệt đối vào một điều, hơn nữa xem đó là cách căn bản để giải quyết vấn đề: Sự tự khám phá và phục hồi linh hồn bản thân thuộc về sức mạnh tuyệt đối và chính nghĩa của Thượng Thiên. Chính với sức mạnh thần thánh tối cao được thể hiện bởi Linh mục Myriel trong cuốn sách, chúng ta mới thấy được linh hồn và nghĩa cử đầy thiện ý của tù nhân Jean Valjean, mới có việc thanh tra cảnh sát Javert không chịu nổi những dày vò đau đớn về linh hồn đã phải tự sát, mới có sự tỉnh ngộ của Marius Pontmercy và sự hóa giải mâu thuẫn cùng với Jean Valjean. Trong vở nhạc kịch “Thế giới bi thảm” đã vang lên khúc hát: “Hãy nhìn xem những khổ nạn nhân gian, có thể nghe thấy sự thét gào của nhân dân? Hỡi những con người không còn muốn chịu đựng bóc lột, hay đứng dậy lật đổ thế gian này. Hãy để lương tâm đi va chạm, để cho tiếng trống trận vang lên. Hãy để chúng ta dùng sự dũng cảm, đón lấy ánh sáng bình minh mới!”
Cứu rỗi cá nhân, cứu rỗi toàn thể cùng tự do
“Đã đến giờ, huyết dịch của mọi người bắt đầu sôi trào. Chúng ta cần một điềm báo và mặc khải[4], để giúp mang mọi người tụ lại với nhau, để cho nhân dân vũ trang, để cho nhân dân được tổ chức lại với nhau!”
Nhưng mà trước, trong và sau cuộc cách mạng dân chủ thì đều phải đối mặt với xung đột giữa cá nhân và quần thể. Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cá nhân của Victor Hugo đã khiến cho ông đưa ra sự lựa chọn mang tính rõ ràng trong cuộc xung đột giữa Marius Pontmercy và các lãnh tụ sinh viên cấp tiến: Không nguyện ý dùng danh nghĩa cách mạng và nhân dân nhằm hy sinh cá nhân, tình yêu và tinh thần chủ nghĩa nhân đạo. Tọa độ của tất cả mọi phán đoán giá trị đều thuộc về bản thân của mỗi một cá thể. Bất hạnh được mang lại bởi chính quyền bạo tàn là rơi vào trên đầu từng cá nhân cụ thể; tự do là thứ mà mỗi cá nhân đều được hưởng; cứu rỗi cũng xuất phát từ mỗi cá nhân, từng cá nhân tổ chức thành đoàn thể xã hội để đấu tranh cho một cá nhân nào đó; mỗi cá thể cuối cùng sẽ đều phải đối mặt với lương tâm của chính mình, mỗi một người đều phải đối mặt với trách nhiệm gánh vác thiên địa, giành lấy phần thưởng và tiếp nhận những báo ứng trừng phạt của cuộc sống. Hiện tại chúng ta cần mỗi cá nhân cầm giữ lấy linh hồn của chính bản thân họ, lắng nghe âm thanh từ sâu trong nội tâm, đối mặt với Thượng Đế và chịu trách nhiệm một cách độc lập. Anh tự do chưa? Anh có giành lấy nó không? Anh có phản kháng không? Anh có ủng hộ những người dũng cảm không? Anh có dũng khí để tham dự không? Anh có đủ dũng khí để tham gia đấu tranh vì tự do, tuân thủ theo ý chí của Thượng Đế, bảo vệ lẽ phải của trời đất không?
Hiện tại, ba người trong số “bốn dũng sĩ Tây Đơn” vẫn đang bị giam giữ bởi chính quyền độc tài. Chính quyền này thậm chí còn trần trụi đạp chân lên luật pháp do chính mình ban ra, xóa bỏ đi những quyền lợi được chính bản thân công khai hứa hẹn, ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do tụ họp và quyền được khiếu kiện. Sau khi nhận cuộc gọi từ tác giả cuốn sách, vợ của Viên Đông là cô Chu Nhã Xuân đã nói với tôi: Đầu tiên, tất cả những điều chồng cô làm đều không sai. Anh chỉ là thực thi những quyền lợi hợp pháp của một công dân. Thứ hai, nếu như cô có thể ngồi tù thay cho chồng, thậm chí là chết đi, thì cô đều sẵn lòng, bởi vì con gái 12 tuổi của họ càng là nhận được sự giáo dục và giúp đỡ nhiều hơn từ chồng, cô bé cần có bố. Nhưng mà, ngay cả niềm tin và sự hiến thân như vậy, thì Chu nữ sĩ cuối cùng cũng nói cho tôi một quyết định vượt ngoài dự đoán: Cô đề nghị ly hôn với Viên Đông thông qua luật sư của vụ án Viên Đông.
Tại sao lại như vậy? Góc nhìn của tôi là, để có thể đảm bảo việc Viên Đông trong thời gian bị giam giữ không gặp phải ngược đãi, để cho anh ta có thể sớm ngày có được tự do, đồng thời là giúp cho con gái của họ tránh khỏi bị đe dọa và quấy rối, đây có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất nhưng cũng là bất đắc dĩ nhất. Tôi muốn được đặt câu hỏi cho Tập Cận Bình tiên sinh: Thân là một người cha, tôi muốn ông có thể hiểu được sự hy sinh mà một người làm cha mẹ làm ra cho con gái mình. Lẽ nào, “Giấc mộng Trung Hoa” mà ông hứa hẹn nhất thiết phải làm cho người Trung Quốc tan cửa nát nhà vợ con ly tán? Ông có thể hay không xỏ chân vào trong chiếc giày của họ, từ góc độ người làm cha mẹ như họ để giúp nghĩ về con gái của mình không?
Bản thân là một học giả đã cống hiến hơn 30 năm đời mình cho khoa học chính trị, tôi có rất nhiều, rất nhiều hy vọng có thể tìm ra câu trả lời cho Chu Nhã Xuân nữ sĩ. Nhưng mà đứng trước mặt “bốn dũng sĩ Tây Đơn”, tôi ý thức được sự yếu ớt về lí luận và vô lực trong hành động. Giống như Geothe[5] đã nói: Cây sinh mệnh xanh tươi, lý thuyết luôn là màu xám. Ở vào thời điểm Trung Quốc đang trải qua biến động lớn của lịch sử, tôi không cách nào cung cấp bất kỳ sự chỉ dẫn và kiến nghị về lý luận cho “Phe dân chủ đường phố Bắc Kinh”; ngược lại thì “bốn dũng sĩ Tây Đơn” đã giảng dạy cho tất cảnguowfi Trung Quốc về lý thuyết chính trị, đưa ra những thách thức về lý thuyết đối với các nhà lý luận đầy quyền uy và uy tín mà bọn họ vốn không cách nào đối mặt trực diện. Cái gì “Thuyết ba đại diện”, “Xã hội hài hòa”, “Nền dân chủ mang màu sắc Trung Quốc”, “Ba tự tin” tất cả đều trở thành lý thuyết rác rưởi.
Cho dù trí tuệ của tôi đã khô kiệt, nhưng trong tim tôi vẫn nghĩ tới vợ và con gái của dũng sĩ Viên Đông, trong đầu không ngừng lặp lại lời cầu nguyện của Jean Valjean: “Chúa ở trên trời, quyết định sinh tử, hãy nhường cho họ, nhận ân huệ của Chúa! Tôi nguyện chết đi, đổi lấy anh ta sống, bảo vệ anh ta, dẫn dắt anh ta, đưa anh ta về nhà.” Mặc dù thân thể của tôi đã sớm rời khỏi Trung Quốc, nhưng suy nghĩ của tôi lại không ngừng đi qua đại dương để ôm lấy “bốn dũng sĩ Tây Đơn”, hơn nữa trong đầu tôi tràn ngập những tiếng ca trong “Thế giới bi thảm”:
“Anh có nghe thấy những lời ca cất cao từ đám người chưa?
Hát lên những lời phẫn hận trong tim mọi người?
Cảm xúc dân trào trong đám người
Chỉ muốn không tiếp tục làm nô lệ!
Tiếng trống trận thúc giục,
Tiếng tim đập dồn dập.
Kêu gọi thời đại mới đang sắp đến,
Chính là ngày mai!
(Trích ÐẾ QUỐC MẶT TRỜI ÐỎ, NXB Cổ Loa sắp xuất bản, 2019)
_______________________
[1] Loã quan 裸官: Chỉ hiện tượng các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc có vợ và con cái đã rời khỏi Trung Quốc với tài sản và định cư ở nước ngoài, chỉ còn lại bản thân quan chức đó ở lại công tác nhằm che mắt và chờ thời điểm về hưu.
[2] Đổng Trác 董卓(132 – 192): Là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán. Ông nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo, giữ chức Thứ sử Tịnh Châu. Đổng Trác đã tiến kinh khống chế kinh thành, phế Hán Thiếu Đế Lưu Biện, lập Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Khi đó, các lộ chư hầu trong nước, đứng đầu là Viên Thiệu, bất bình với sự chuyên quyền tàn độc của Trác, đã gây nên Đổng Trác thảo phạt chiến. Đổng Trác bức ép Hiến Đế và triều đình bỏ Lạc Dương và Trường An, cố thủ ở đó. Trong lúc này, Tư đồ Vương Doãn cùng Lữ Bố dùng mưu giết Trác. Hai cận thần Lý Thôi và Quách Dĩ bắt Hiến Đế làm con tin, giết chết Vương Doãn, thiên hạ trở nên đại loạn, các chư hầu theo đó nổi lên. Đây chính là khởi điểm mở ra thời kì Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
[3] Les Misérables – Những người khốn khổ: Đây là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ.
[4] Mặc khải 默啟: Mở ra cho biết một điều thiêng liêng mầu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được, là sự tác động trong yên lặng của Thiên Chúa làm bộc lộ những điều vượt tầm hiểu biết của con người. Trong các độc thần giáo, mặc khải là quá trình hoặc hành động nhận biết một thông tin thần thánh.
[5] Johann Wolfgang von Goethe: (1749–1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới. Ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sĩ của Đức. Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách
Trả lời