By Xia, Ming/Hồ Như Ý dịch: Lưu vong là một loại phản kháng (Thân thể lưu vong, linh hồn quay về quê hương)


Đế quốc mặt trời đỏ
Cuộc chia chác cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hongtaiyang DiGuo
By Xia, Ming – Hồ Ý Nhi dịch
NXB Cổ Loa sắp xuất bản tại Hoa Kỳ, 2019

 

 

7.3 Học giả tứ tán, tư tưởng phiêu dật

(2014.01.28)

Dưới sự huỷ hoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn 60 năm qua, việc bảo tồn những tinh tuỷ của văn hoá Trung Quốc lựa chọn phương thức lưu vong. Thử nghĩ một chút, nếu như năm 1949 tầng lớp trí thức tinh anh Dân Quốc vượt sông vượt biển đặt chân lên đảo Đài Loan, người Hoa có lẽ đã mất đi chính thể văn tự của bản thân. Lại tưởng tượng tiếp nữa, năm 1959 nếu Tôn Giả Đạt Lai Lạt Ma bước chân qua dãy Himalaya quay về đất Phật Ấn Độ, qua đó không những giữ lại được sự tinh khiết của Phật Giáo, hơn nữa còn đem nó thăng hoa, thì Phật Giáo Trung Hoa trong tương lai khó có cơ hội tái dựng và phục hưng. Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng năm 1989 ở Bắc Kinh nếu không có cuộc đồ thành và khủng bố đỏ quy mô toàn thành phố, không có hàng triệu thanh niên trí thức đứng lên cáo biệt thể chế chuyên chế, ủng hộ văn minh Phương Tây, chính là không có được cảnh quan tráng lệ về sức sáng tạo toàn diện của văn hoá người Hoa đang phun trào ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Lưu vong là một loại phản kháng

Năm 1938, sau khi Hitler lên nắm quyền hơn nữa phát xít hoá nước Đức, nhà văn người Đức Thomas Mann đã tới Hoa Kỳ, hướng về thế giới tuyên bố một cách đầy tự hào: “Thân tôi ở đâu, ở đó chính là có nước Đức.” ( “Where I am, there is Germany.”). Sau nửa thế kỷ, nhà sử học gốc Hoa Dư Anh Thời luôn tuyệt giao không thông đồng không thoả hiệp, không nguyện ý cúi đầu trước chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, hơn 30 năm qua chưa từng đặt chân lên Trung Quốc lục địa. Ông ta cũng tự hào khi tuyên bố: “Tôi ở nơi đâu, văn hoá Trung Quốc chính là ở nơi đó”. Ngày nay, chúng ta có đầy đủ lí do để đồng ý với phán đoán của Dư giáo sư, hơn nữa có đầy đủ tự tin để tuyên bố, truyền thừa chính tông, nền tảng nội hàm, sức sáng tạo và hy vọng phục hưng trong tương lai của văn hoá Trung Quốc đều đã tập trung hội tụ trong cộng đồng văn hoá chung của người Hoa trên toàn thế giới.

Ngôn ngữ thuần khiết nhất của dân tộc Trung Hoa, văn học đẹp đẽ nhất, tư tưởng tiên tiến nhất, những chủ thể có sức sáng tạo nhất và trung gian truyền tải ưu tú nhất của truyền thống Trung Hoa tất cả đều trôi dạt khỏi đất nước, trốn tránh khỏi thể chế của Đảng Cộng sản. Có người thì dịch chuyển cả tâm hồn lẫn thân xác, có người vẫn đang kiên trì bám trụ lại Trung Quốc, nhưng đã sớm ra khỏi thể chế sắt, vạch rõ giới hạn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoàn thành cái gọi là “bước ra nội tâm” mà triết gia Isaiah Berlin đã nói. Nhà văn người Trung Quốc nổi tiếng Dư Kiệt chính là điển hình người đã trước tiên hoàn thành “bước ra nội tâm”, về sâu triệt để gánh lấy trách nhiệm đạo đức và ra đi.

Nhà văn Trung Quốc Dư Kiệt (Ảnh: Internet)

Hiện tượng Dư Kiệt

Tôi đã có may mắn được Dư Kiệt gửi lời mời viết một số vài câu chữ cho cuốn sách của anh ta “Phản kháng của đom đóm” xuất bản tại Hong Kong. Về nội dung, phong cách và giá trị của cuốn sách này, độc giả tự  có đánh giá khách quan của riêng mình, tôi chỉ muốn nói một câu: cuốn sách mô tả lại cuộc đấu tranh bằng ngòi bút của tầng lớp trí thức tại các quốc gia khác nhau, họ dùng ngòi bút làm vũ khí, khám phá bản thân, ghi lại lịch sử, ghi chép về các chính quyền tàn bạo, giải phẫu chế độ chuyên chế, truy cầu tự do, tạo ra những nỗ lực đa dạng, kiên cường của thời đại. Đây là phương thuốc hay đưa tới tác dụng sáng mắt, ổn định tâm thần, khử độc, cường cốt, tráng đảm mà giới trí thức Trung Quốc ngày nay cần nhất. Càng quan trọng là, tôi muốn mượn cơ hội này, dưới bối cảnh toàn cầu hoá để giải thích “hiện tượng Dư Kiệt”, từ đó cung cấp cho độc giả một góc nhìn tham khảo để toàn diện hiểu rõ Dư Kiệt, những tác phẩm của anh ta cũng như hệ thống tư tưởng mà những tác phẩm này xây dựng nên.

Bản thân Dư Kiệt là một nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp của mình, là một người từ thời thiếu niên sớm lập chí thành rồng bay khỏi vực sâu, xuất hiện trên văn đàn với tài năng được nhiều người công nhan, Dư Kiệt là một điển hình đại diện cho “quan điểm biện chứng của anh hùng văn học quy ẩn / xuất núi”. Hiện tượng “anh hùng văn học quy ẩn/ xuất sơn” mà tôi nói tới được xác định theo ba phương diện: Thứ nhất, chúng ta đã được chứng kiến một nhóm các nhà văn Trung Quốc với văn học sáng tác và văn học phê bình liên quan tới phê phán xã hội và xây dựng chủ nghĩa Hiến pháp. Hai thầy trò Lưu Hiểu Ba và Dư Kiệt đã đi qua con đường như vậy. Chỉ tính ở hải ngoại, chúng ta có thể nhìn thấy những người như vợ chồng Hoàng Tường – Trương Linh, Trịnh Nghĩa, vợ chồng Bắc Minh, Phó Chính Minh, vợ chồng Mạt Lỵ, Cao Nhĩ Thái, Tô Hiểu Khang, Khổng Tiệp Sinh, Ha Kim, Khang Chính Quả, Lý Triết, Ngộ La Cẩm, Liêu Diệc Vũ, Mã Kiến một loạt những vì sao sáng lấp lánh trên dải ngân hà. Giống như Arthur Schopenhauer đã từng nói, các nghệ sĩ có ưu thế vượt trội để thăng hoa. Một nhóm những nhà văn, tác gia ở hải ngoại này giống như hoa nở ven sông, báo hiệu một mùa xuân đang sắp đến; ở thời khắc thể chế độ tài kiêu ngạo tới cực điểm, họ đã cất liên tiếng ngợi ca ủng hộ, bảo vệ các giá trị tự do đối với sinh mệnh, đối với ý nghĩa của cái đẹp.

Thứ hai, các nhà văn đem những hiện thực cụ thể, án lệ điển hình trong xã hội mà họ sinh sống thăng hoa thành sức tưởng tượng xã hội học và quy nạp chính trị. Theo sự phân công lao động trong xã hội bình thường, các nhà luật học và luật sư trở thành mã tốt cho một xã hội pháp trị, các nhà nghiên cứu chính trị học ra sức hô hào lên tiếng cho dân chủ, các nhà kinh tế học và những người làm kinh doanh trở thành người xây dựng sự nghiệp tự do. Trong khi đó nhà văn trước tiên phải chiếm lĩnh lấy sự nhàn rỗi của con người, triển khai sức ảnh hưởng trong thời gian và không gian nhàn rỗi của con người. Hơn nữa sức ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở những phê phán xã hội và phản kháng chính trị, mà là những đối thoại, hưởng thụ và thăng hoa càng riêng tư, càng sâu sắc hơn. Bởi vì các nhà văn đều đặc biệt nhạy cảm đối với kiến thức thường thức, những độc đáo, lời dối trá, bởi vậy khi ngày càng có càng nhiều những chuyên gia khoa học xã hội có thể từ bỏ theo đuổi chuyên nghiệp của nghề nghiệp để đổi lấy quyền lực, tiền bạc, hơn nữa khi họ thực hiện luận chứng nhằm hợp lý hoá đối với một chính quyền chuyên tạo ra dối trá và một xã hội quái dị tràn ngập, sẽ có càng nhiều nghệ sĩ nhà văn bày tỏ và làm nổi bật vai trò con ruồi trâu của họ tại không gian công cộng.

Sức tưởng tượng được kích hoạt trong thời đại giả dối

Tư duy hợp lý và tính thuyết phục của triết học, chính trị học, luật học chỉ có thể phát huy tác dụng trong một không gian diễn ngôn nơi mà mọi người đều nói lý lẽ, đạo lý. Hơn nữa các quy phạm chuẩn mực về việc vận dụng tính hợp lý, tiến bộ, tự do dân chủ trong thời đại Khai Sáng này quá mức tinh anh hóa. Trong suốt thời gian hơn 30 năm qua, một nhóm lại một nhóm các nhà tư tưởng khai sáng cố gắng dùng phương thức hòa bình lý tính trong một mảnh vỡ không gian tự do còn sót lại đang ngày càng thu hẹp nhằm tìm kiếm điểm tựa Archimedes dùng để nâng bổng con quái vật chuyên chế khổng lồ như Leviathan. Tuy nhiên, cuộc trấn áp đẫm máu của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với phong trào sinh viên vào năm 1989, cuộc đàn áp nghiêm ngặt, khắt khe đối với phong trào thành lập Đảng Dân Chủ Trung Quốc trong những năm 1990, cho đến những bản án nặng nề đối với nhà hoạt động nhân quyền Quách Phi Hùng vào đầu thế kỷ mới, người phát động phong trào “Hiến Chương 08” Lưu Hiểu Ba và thời điểm hiện tại thì có nhân vật lãnh đạo phong trào Công dân mới là Hứa Chí Vĩnh, tất cả đều chứng minh một cách rõ ràng không sai lạc với thế giới rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một chính quyền không nói lý lẽ. Đối mặt với sự tà ác ép bức người dân hiện nay, chúng ta không cần phải suy tư, chỉ cần mở to con mắt thì sẽ nhìn thấy ngay. Do vậy, dùng kiến thức thường thức để nói chuyện, dùng tác phẩm văn học đem trở thành “chủy thủ” và “ngọn lao” đâm thẳng hướng vào thể chế chuyên chế, đem những kẻ xấu xa của nó trói chặt lên những cây cột sỉ nhục của lịch sử, có lẽ đây là phương thức chiến đấu càng có hiệu quả hơn.

Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, những sáng tác bình luận chính trị và văn học của Dư Kiệt đều có ích cho một xã hội Trung Quốc khắp nơi đầy dối trá quái dị. Một khi ngay cả những người dân thường từ thành thị đến thôn làng đều hiểu rõ rằng chính quyền này từ lâu đã trở thành tổng đạo diễn của đủ loại phim kịch ngớ ngẩn dối trá diễn ra khắp Trung Quốc, sự cuồng vọng và kiêu ngạo của quyền lực đã làm cho những người cầm quyền tràn đầy tự tin một cách bệnh hoạn. Bọn họ cùng nhau khoe khoang một cách trần trụi thứ quyền lực cứng rắn có trong tay, miệng thì thốt ra những khẩu hiệu cuồng vọng “tự tin về đường lối, tự tin về lý luận”, ngoài ra họ còn ép buộc tất cả khán giả tin rằng bọn họ đang mặc lấy những bộ váy áo sang trọng đẹp đẽ. Chíng những điều phi lí dối trá nhất trong những bộ phim dối trá này đã cung cấp linh cảm và đề tài bất tận cho những sáng tác của Dư Kiệt. Là một nhà văn, với những miêu tả chi tiết của Dư Kiệt, thông qua những vụ án đơn lẻ từ đó hiểu rõ về thể chế đã giúp cho sức tưởng tượng xã hội học được tuôn ra không ngừng. Nếu như nói, phẫn nộ sinh ra nhà thơ, vậy thì những dối trá hoang đường đã tạo ra Dư Kiệt. Sự phẫn nộ của thi nhân có thể là cá nhân, cũng có thể là tập thể. Nhưng những dối trá, hoang đường tạo ra Dư Kiệt thì lại chuyên môn đến từ đảng quốc.

Thân thể lưu vong, linh hồn quay về quê hương

Thứ ba, quỹ tích nhân sinh của Dư Kiệt phản ánh tính phổ quát của tầng lớp trí thức lưu vong Trung Quốc: hữu hình thì lưu vong, siêu hình thì về nhà; hoặc nói cách khác, thể xác lưu vong, linh hồn quay về nhà. Khổng Tử từng nói, “Ẩn cư dĩ cầu kỳ chí, hành nghĩa dĩ đạt kỳ đạo[1].” Trong hoàn cảnh truyền thống đại nhất thống thiên hạ, thoái ẩn và xuất sơn, ttruy cầu chí hướng và thực hiện đạo lý thường sẽ không cách nào được thực hiện vẹn toàn cả hải. Điều may mắn là, trong hệ thống toàn cầu hóa được chủ đạo bởi giá trị tự do dân chủ, cái gọi là thoái ẩn khỏi thế chế đảng quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ còn nước lên núi hoang ẩn cứ đã không còn là sự lựa chọn duy nhất. Trên thực tế, vẫn còn một nền văn minh thế giới càng rộng lớn hơn, tiên tiến hơn tồn tại bên trong cái vỏ ngoài của thể chế chuyên chế với nền văn minh lạc hậu đang dầu biến mất. Do vậy, từ bỏ văn hóa đảng, từ chối bị tẩy não, càng là từ chối trở thành kẻ tòng phạm, đồng lõa đi làm hại người dân, trở thành một thân sạch sẽ để cáo biệt thể chế, thì kết cục không những không bị ngoại vi hóa, càng là nhận được cơ hội thực sự gia nhập vào dòng chảy chủ lưu toàn cầu hóa.

Thử nghĩ một chút về nhà văn được chính quyền nuôi dưỡng là Mạc Ngôn, hơn một nửa đời người đều được dành cho những phiền não của những nỗ lực phấn đấu kiếm cho được một cái hộ khẩu Bắc Kinh, nỗ lực đổi hộ tịch của người vợ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Mạc Ngôn đã yên ổn định cư với cái nhà ở Bắc Kinh. Nghe nói rằng tiền thưởng từ giải Nobel Văn học mà ông ta nhận được còn không đủ tiền để mua một căn nhà tử tế ở khu vực vòng 4 của Bắc Kinh trở vào phía trung tâm thành phố, nhưng ông ta và người vợ có thể yên ổn sinh sống rồi. So sánh với đó, Dư Kiệt mất đi ngôi nhà của anh ta ở Bắc Kinh, anh bị ép buộc phải bán nhà và trở thành người lưu vong tha hương. Có bao nhiêu phần tử trí thức hối hận vì chuyện này. Lại có bao nhiêu trí thức bị buộc phải lưu vong, tâm thần không yên ổn, giống như cách mà nhân vật Tường Lâm Tẩu đã được đối đãi, ồn ào và uy phong. Lại có bao nhiêu phần tử trí thức chỉ vì nhận được cái gọi là “lá rụng về cội”, tiếp nhận những sỉ nhục mới từ đảng quốc. Nhưng Dư Kiệt đã dứt áo ra đi rất dứt khoát sạch sẽ, sống một cuộc sống tiêu sái thoải mái ở Hoa Kỳ. Nếu như nói rằng Dư Kiệt không phải là một người Mỹ được sinh ra ở đây, nhưng chúng ta có thể nói, anh ta từ lúc sinh ra đã có một linh hồn tự do, vì vậy, anh ta có thể vui vẻ lựa chọn sinh sống ở nơi là quê hương của tổng thống Hoa Kỳ.

Một Hoa Kỳ địa linh nhân kiệt

Sức sáng tạo của Dư Kiệt tiếp tục bùng nổ với những tầng thứ càng cao hơn, điều này chắc chắn được hưởng lợi từ những phong cảnh núi non xinh đẹp của vùng Virginia, cũng như hưởng lợi từ tích lũy văn hóa sâu đậm bởi những vĩ nhân như Washington, Thomas Jefferson, James Madison, tướng quân Robert Edward Lee, Woodrow Wilson. Nhưng tôi đoán rằng, Virginia bản thân là nơi khai sinh bộ luật tự do tôn giáo đầu tiên của Hoa Kỳ “Đạo luật Virginia về Tự do Tôn giáo – The Virginia Statute for Religious Freedom” có lẽ là chìa khóa quan trọng đã thu hút, che chở, bồi dưỡng và thành toàn cho anh ta.

“Mất đi đại địa, nhận được bầu trời.” Đối với vấn đề này, đã có một số phần tử trí thức gốc Hoa tràn ngập hối tiếc, cũng có người lại cảm thấy hết sức may mắn. Người tự do đích thực, công dân toàn cầu đích thực “Nên có một tâm thức không dựa vào bất cứ nơi đâu”. Đối với một người biết suy nghĩ có linh hồn, có lương tâm, thì cảm giác bất an và mất quê hương không phải đến từ việc lưu vong tha hương, rời xa cố thổ của người đó, mà nó đến từ trái tim nhạy cảm, kén chọn và thuần khiết đang không hề yên tĩnh. Bản thân là một tín đồ Cơ Đốc thật sự đã trải qua cảm giác của mối tình đầu, xác thịt của Dư Kiệt đã ra khỏi Trung Quốc, nhưng linh hồn của anh ta lại quay trở về quê hương một cách thoải mái bên cạnh quê nhà và người cha của anh ta.

Do vậy chúng ta cũng có thể hiểu được, có những người nguyện ý trở thành quỷ sai (tay sai của quỷ dữ), vì vậy mà đế quốc rộng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc có được sự ủng hộ từ những binh đoàn văn võ; nhưng có những người càng là nguyện ý trở thành thần sai. Dư Kiệt chính là người đầy tớ chấp nhận sự sai bảo của thần. Có người nói, cuộc đời ngắn ngủi của Wolfgang Amadeus Mozart không phải là để sáng tác, mà ông chỉ là đang phục chép lại những âm thanh của thần, bởi vì một phàm nhân ngay cả khi đem chép những bản nhạc của Mozart để lại một lần thôi cũng hao phí hết phần đời của họ. Khi tôi nhìn thấy Dư Kiệt đã hoàn thành cuốn sách thứ 40 vào năm 40 tuổi, tôi không khỏi cảm thán, rằng anh ta nhất định là nhận được ân sủng và tẩy lễ của thần ban tặng, vì vậy anh ta có được lòng can đảm đáng kinh ngạc để đọ sức với tà ác, có được sức sáng tạo vô cùng để làm việc đứng giữa thiên địa và con người.

Dư Kiệt có một trái tim nhạy bén, có thể trở thành một nhà văn viết tiểu thuyết quan sát được những chi tiết nhỏ bé của xúc cảm. Dư Kiệt lại cũng có một trái tim tràn đầy thánh quang, có thể miêu tả, ghi lại cả một thời đại đầy biến động. Hãy nghe anh ta nói! Anh ta đang dự đoán tương lai! Hãy gia nhập vào cuộc chiến đấu của anh ta, anh đang dùng trái tim của mình thắp sáng thế giới!

(Trích: Đế quốc mặt trời đỏ – Cuộc chia chác cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hongtaiyang DiGuo. By Xia, Ming – Hồ Ý Nhi dịch. NXB Cổ Loa sắp xuất bản tại Hoa Kỳ, 2019)

____________________________________________________________________________________

[1] 隱居以求其志,行義以達其道: Sống ẩn dật để tìm chí hướng của mình, làm việc nghĩa để đạt được đạo lý của mình.



Chuyên mục:Lotus Media, Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách

Thẻ:, ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: