TƯ TƯỞNG số 1, 01-08-1967.
Chuyên đề về: TRUNG QUÁN, THIỀN
Chân dung của thi sĩ Pierre Emmanuel
qua nét vẽ của Willy Eisenschitz trong Thế Chiến Thứ 2. (Ảnh: Wikimedia)
Trong một số tạp chí Tư Tưởng, chúng tôi sẽ trình bày và giới thiệu một thi sĩ ngoại quốc cho độc giả suy tưởng những bài thơ nỗi tiếng của thi ca nhân loại. Tạp chí Tư Tưởng số I mở đầu với thi sĩ Pierre Emmanuel, một trong những thi sĩ nỗi danh nhất của thi ca Pháp ở thời hiện đại. Sinh năm 1916, tại vùng Basses Pyrénées, từ năm 3 tuổi đến 6 tuổi bị cha mẹ bỏ hoang, lưu lạc ở Mỹ quốc, say mê triết học và toán học, sống qua thời đại chiến thứ hai, tham gia kháng chiến Pháp, chứng kiến nỗi điêu linh tang tóc của Hiroshima bằng nước mắt và máu. Bài thơ dưới đây mở ra ba câu hỏi tang thương:
1. Một bậc thánh cân nặng như thế nào?
2. Tại sao vĩnh cửu lại màu xanh lá cây?
3. Tại sao đêm tối nằm gọn trong một giọt nước mắt đơn độc?
Ba câu hỏi trên là ba câu hỏi quan trọng thi sĩ đưa ra trước nỗi tang tóc điêu tàn của thời đại; đó là ba câu hỏi của thi ca mở ra để song thoại với Triết Lý và Tư Tưởng.
Ba câu hỏi trên cân nặng như thi thể của tất cả những người đã chết tại mảnh đất Việt Nam này từ hai mươi năm nay.
SEULS COMPRENNENT LES FOUS
Une once d’amour dans le sang
Un grain de vériré dans l’âme
Ce qu’il faut de mil au moineau
Pour survivre un jour de décembre
Crois-tu que pèsent davantage
Les plus grands saints?
Pourquoi verte, l’éternité?
O douloureuse, O ineffable
Fougère encore replié…
Qui n’a sneti en lui crier
Les premières feuilles des arbres
Ne sait rien de l’éternité.
O nuit
Tu es la saveur du pain sur ma langue
Tu es la fraicheur de l’oubli sur mon corps
Tu es la source jamais tarie de mon silence
Et chaque soir l’ourore de ma mort.
A quoi bon te chanter
A quoi bon te prier
Puisqu’une seule larme
te contient toute
O nuit.
Pierre Emmanuel
CHỈ NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN MỚI HIỂU ĐƯỢC
Một chút tình thương trong máu
Một hạt chân lý trong hồn
Cũng như một chút hạt kê cho chim sẻ
Để sống trườn qua một ngày đông lạnh
Người có nghĩ rằng
Những bậc thánh cao siêu nhất lại cân nặng hơn?
Tại sao vĩnh cửu lại xanh màu lá cây?
Ôi đau đớn không lời
Cành dương xỉ còn khép lại….
Kẻ nào chưa cảm thấy trong lòng mình ru khẽ lên
những chiếc lá đầu mùa
Thì không bao giờ biết được vĩnh cửu.
Ôi đêm tối
Mi là hương vị bánh mì trên lưỡi ta
Mi là cơn mát rượi hồn của quên lãng trên hình hài ta
Mi là giòng suối không hề cạn
chảy về niềm im lặng của ta.
Vào một buổi chiều là rạng đông của nỗi chết trong ta.
Ca hát mi làm gì
Cầu nguyện mi làm gì
Bởi vì chỉ một giọt nước mắt cô liêu
Cũng chứa đọng mi trọn vẹn
Ôi đêm tối.
Nguyên Tánh dịch
Trong kỳ Đại hội nghị Quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức để những nhà thông thái và trí thức ở thế giới gặp nhau tại Genève (Rencontres Internationales de Genève) Pierre Emmanuel đã được tham dự để phát biểu tiếng nói của thi nhân trước những vấn đề quan trọng của thời đại. Pierre Emmanuel đã đọc bài “Poésie, art moribond?” nói lên sứ mạng của thi sĩ trước đời sống tương lai của nhân loại, một sứ mạng cô đơn của con người làm thơ bơ vơ giữa những ồn ào huyên náo thực tế của thời đại cơ khí.
(Chúng tôi sẽ dịch đăng bài thuyết trình của thi nhân trong Tư Tưởng số 2)
Chuyên mục:Báo Chí Phật Giáo, Nhân vật - Sự kiện, Tác giả - Tác phẩm
Trả lời