Nguyễn Xuân Thu: Gởi Các Bạn REMITVIETNAM20

Như một người nào đó trong nhóm #rmitvietnam20 đã nêu lên rằng, sau 20 năm Đại học RMIT Việt Nam đưa vào hoạt động đã có những thành quả ngoài mong đợi. Vậy trường đại học này đã có dự định tạo ra những dấu ấn gì trong 20 năm sắp tới?

Các lãnh đạo và cộng đồng Đại học RMIT Việt Nam sẽ có nhiệm vụ trả lời câu hỏi trên. Riêng tôi, sau dự án thành lập Đại học RMIT Việt Nam, nay đã ngoài 85 tuổi, trước khi từ giã cõi đời này, tôi vẫn còn nuôi dưỡng một khát khao cháy bỏng khác. Đó là tất cả toàn thể cộng đồng Việt Nam cùng chung sức xây dựng hàng chục, hàng trăm, và hàng nghìn Trung tâm Nông thôn tại các xã nghèo đa chiều của Việt Nam.

Vậy, mục đích của các Trung tâm Nông thôn dự định thành lập ấy là gì? Đó là nơi giới trẻ, đặc biệt là các sinh viên, kể cả các cựu sinh viên đã tốt nghiệp đại học, sẽ đầu tư sức lực và trí tuệ, cùng hợp tác với các trường đại học, các doanh nghiệp và các đối tác mọi nơi để giúp thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn: khoảng cách công nghệ thông tin, khoảng cách học tập, khoảng cách cơ hội kinh doanh, khoảng cách đầu tư, và khoảng cách khởi nghiệp sáng tạo.


Bó hoa dành tặng thầy Nguyển Xuân Thu, thành viên sáng lập Quỹ AVEPA,
nhân ngày sinh nhật thầy,
đúng vào lễ trao học bổng cho sinh viên AVEPA 2016. (Ảnh: AVEPA)

Tại mỗi Trung tâm Nông thôn sẽ có thư viện, phòng học với nhiều máy vi tính, các học cụ nghe nhìn, in ấn, các lớp học nghề, các lớp ngoại ngữ, lớp văn hóa bổ túc, có nhà hàng, quán cà phê, chỗ nghỉ qua đêm, có đường phủ cây xanh, có hồ cá, có chim đến kiếm ăn và sinh sống. Một diện tích ở nông thôn như thế đến lúc phát triển đầy đủ có thể lên đến trên vài chục ha. Một Trung tâm Nông thôn như thế có thể trở thành một địa điểm sinh hoạt cộng đồng, nơi có nhiều người đến học tập, tham quan hay du lịch.

Cộng đồng dân cư trong mỗi Trung tâm Nông thôn có ban quản lý trung tâm gồm những người trẻ có năng lực và có kỹ năng kết nối, có các thầy giáo thiện nguyện, có sinh viên, học sinh và những thầy giáo nước ngoài đến giúp như dạy các nghề thiết yếu cho sự phát triển, dạy ngoại ngữ và cách thức nối kết quốc tế, và là nơi dân trong xã đến đọc sách, đọc báo, học tập, giải trí. Những người bạn quốc tế này sẽ là đầu mối kết nối thanh niên địa phương với thế giới bên ngoài. Họ cũng chính là những người có thể giúp lập các dự án nhằm phát triển địa phương nhờ vậy có thể kiếm được nguồn tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới.

Kết quả sau cùng là lúc đất nước không còn sự chênh lệch quá đáng tại các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, khi đó Việt Nam mới hy vọng có sự phát triển bền vững, ổn định và lâu dài.

Mong rằng sau khi đại dịch Covid 19 đã được khống chế, tôi sẽ về nước và chia sẻ với giới trẻ ở bất cứ tại đâu trên quê hương, và hy vọng rằng Đại học RMIT Việt Nam sẽ là điểm gặp gỡ chia sẻ đầu tiên và có thể trường Đại học này sẽ là đại học đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hổ trợ thành lập một Trung tâm Nông thôn tại một xã trong vùng đồng bằng sông Cửu Long hoặc ở một xã nào đó trên đất nước Việt Nam.
Những bạn trẻ nào ở Việt Nam có quan tâm đến ý tưởng thành lập Trung tâm Nông thôn xin liên hệ với tôi qua tin nhắn trên Facebook.

Nguyễn Xuân Thu,
Melbourne, 28/01/2021

 

Nguyễn Xuân Thu: Journey from a Village School
to the RMIT International University Vietnam: A Memoir

NGUYỄN HƯNG QUỐC: Lời giới thiệu: Nguyễn Xuân Thu và tầm của cái tâm

Nguyễn Hưng Quốc – Hồi Ký Nguyễn Xuân Thu:
Hành Trình Từ Trường Làng Ðến Ðại Học Quốc Tế RMIT Việt Nam

Nguyễn Xuân Thu: Nhà xuất bản trong ga-ra xe hơi

 

 

 



Chuyên mục:Nhân vật - Sự kiện

Thẻ:, ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: