Thơ Nguyễn Tấn Cứ: Tự Do Cho Sớm Mai (Lotus xuất bản, 2018)

Stéphane Mallarmé: không thể cố gắng để làm một bài thơ. Ở xứ sở chúng ta, vô số nhà thơ đã thành danh hay chưa thành danh, ngày ngày cặm cụi gắng sức làm thơ để có thơ thường xuyên xuất hiện trên các trang báo văn nghệ, trong những tập thơ. Nguyễn Tấn Cứ nhất thiết không có mặt trong vô số nhà thơ như vậy.

Tôi thấy Nguyễn Tấn Cứ là thi sĩ, nghĩa là thi sĩ bẩm sinh, poète-né, nghĩa là tố chất thi sĩ trong Nguyễn Tấn Cứ đậm đặc. Và nghĩa là Nguyễn Tấn Cứ làm thơ vì không thể không làm thơ, không thể ngăn cản dòng cảm xúc. Cuộc sống của Nguyễn Tấn Cứ và thơ Nguyễn Tấn Cứ là một, là không thể chia rời.

Trên trang báo mạng Tiền Vệ hay Da Màu, có thời gian tôi được đọc nhiều thơ của Nguyễn Tấn Cứ, có thời gian bặt bóng thơ anh. Ấy tuy nhiên, dù gặp Nguyễn Tấn Cứ trong quán xá, tôi cảm giác được dư âm những dòng thơ của anh lắng đọng trong tách cà-phê, bốc tỏa trên ly rượu… Và tôi hoàn toàn tin tưởng bạn tôi, thi sĩ Nguyễn Tấn Cứ, với nỗi bi phẫn từ tâm can, qua những bài thơ anh viết, về thời đại chúng ta đang sống, sống và viết cùng niềm vui và nỗi đau của một con người.

Tôi ưa thích thơ Nguyễn Tấn Cứ, những bài thơ của một thế giới nhạy cảm, những bài thơ là những sắc độ những âm lượng những khối lượng của hơi thở chữ nghĩa. Cuộc sống chẳng phải đã từ đó toát ra? Và không gì, không gì còn có thể ẩn nấp được, trong cả tiềm thức của con người.

Cho dù anh trượt mãi những cú té nằm dài
không một cơ may nào
gượng dậy
Anh trở về với một mình anh thôi
cùng với mùa màng hoang vu ngây dại.
(Những cơn mưa đỏ rực linh hồn – thơ Nguyễn Tấn Cứ)

Nguyễn Ðạt

TỰ DO CHO SỚM MAI
thơ Nguyễn Tấn Cứ
Lotus Media xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ.
Ảnh bìa Nguyễn Danh Đức và trình bày: Uyên Nguyên
Copyright © 2018 Nguyen Tan Cu. All rights reserved.

Nguyễn Tấn Cứ, thơ và người

Tôi đọc rất nhiều thơ của Nguyễn Tấn Cứ, từ những bài trước đây vài thập niên trên tạp chí Hợp Lưu – một tạp san văn chương có tên tuổi xuất bản từ Mỹ – đến những thơ mang tính “chạy nhựt trình” tràn lan bát ngát, hoang vu lẫn phiêu linh ngày ngày trên facebook của Cứ Nguyễn. Nhiều. Như mùa lá rụng. Như hơi thở, phải có. Nhưng thơ đều tay. Không do lắm lời mà là ngắn gọn, sáng trong. Thỉnh thoảng, có “Những Dòng” rực sáng và tỏa hương, như được gởi tới từ những trực nhập linh thiêng vào cõi thần linh.

Nguyễn Tấn cứ có hai con người trong cõi tục lụy, một phân mảnh rõ lộ. Một con người thô phàm, và một Nhà thơ nhẹ nhàng khói sương. Nhưng trong thế giới chữ nghĩa ấy không thiếu những ẩn mật của đau đớn phận người.

Thơ của Nguyễn là một dòng tự sự, được nhiếp dẫn từ những hoài mơ về hạnh phúc, những tương ngộ hân hoan giữa cuộc đời. Nhưng toàn thể đã chạm phải một số phận lịch sử. Nên cái tâm ý phóng ngoại, cái thái độ cố thoát ngoài nghi hoặc, đã trở nên một phản kháng có ý thức, và mãnh liệt. Đây là điều đáng tôn trọng.

Cung Tích Biền

 

… Thời tuổi trẻ Nguyễn Tấn Cứ dành nhiều tâm sức cho thơ lãng mạn – thơ tình, với cảm xúc cuộn chảy, mà đôi khi, anh còn từ chối cả thi pháp mới, xu hướng mới, ý hệ mới trong thơ. Vì vậy, suốt một thời gian dài, anh trở nên lạc lõng, chơ vơ…, nếu so với nhiều tác giả cấp tiến cùng thế hệ mình.

Thế nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, thơ Nguyễn Tấn Cứ lại có thêm một nhánh rẽ bất thường, bên cạnh mạch chính mà anh vẫn đeo đuổi. Trước hiện tình không mấy sáng sủa của xã hội, của đất nước…, Nguyễn Tấn Cứ đã có những “bài thơ thời cuộc”, đầy xúc cảm. Những câu thơ như “… Ngày độc lập/ Giấc mơ của một đất nước buồn/ Ba mươi năm bắn nhau/ Ba mươi năm giết nhau vì độc lập” (trong bài Ngày độc lập) đến với Nguyễn Tấn Cứ như một điềm lạ, mà có lẽ cũng bất ngờ với chính anh.

Bằng cảm xúc cuộn chảy, sự bất bình trào dâng đã làm nên một Nguyễn Tấn Cứ khác và ngược chính mình, vì vậy mà cho độc giả thấy thêm một chiều kích thú vị của thơ. Càng về sau này Nguyễn Tấn Cứ càng có nhiều bài thơ… điềm lạ.

Lý Ðợi

 

Nguyễn Tấn Cứ, Người tìm thấy cái thang thi ca
để tự hứng khời, tự đọa đày u uất

Ở giữa một đất nước hỗn mang vấn nạn văn hóa này, nhiều khi, thi sĩ làm thơ cho mình và đọc thơ bạn mình lại là sự cứu rỗi cho những cái đầu đang bị đè bẹp bởi khối rác thông tin khổng lồ.

Trong bài thơ mới nhất nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ đăng trên tienve. org, đoạn kết ông viết.

Bị ảm ảnh bởi sự mất ngủ triền miên
bị dằn vặt bởi sự khôn ngoan ngu xuẩn
mỗi ngày lại thấy buồn
vì cuộc đời nhạt
vì những khuôn mặt quen
những suy tư quá cũ…
Thôi hãy ngồi yên một chỗ
chống chọi với sự tầm thường
chống chọi với đám đông buồn chán
trơ mặt với một ngày đen tối

Ông làm thơ để trở thành người thất bại trước đám đông được trang bị những phương tiện thông minh và khối thông tin đồ sộ. Ông chấp nhận thất bại để được “chống chọi với đảm dông buồn chán…” bởi thất bại luôn luôn là phép màu ân sủng của thi ca ban tặng cho thi sĩ để chống lại mọi thói làm dơ cảm xúc tinh khiết và thuốc độc giáo điều trí trả đã cài cắm vào đầu óc của đảm đông đáng thương.

Thế hệ tôi, không nhiều thi sĩ như Nguyễn Tấn Cứ sống để làm thơ, để tự mình biết mình luôn khao khát dâng hiến cho thi ca tất cả quỹ thời gian sở hữu. Dạo sau này, phần nhiều ông rờ rẩm-khơi mở trên Facebook để tìm cho thơ ông dòng chảy chia sẻ, quan trọng hơn là để ông được hít thở từng giây từng phút với cảm xúc thi ca của chính mình.

 Thân hữu gọi ông với giọng đùa nhưng trân trọng: “Cứ, giờ đã là nhà thơ của tờ báo lớn nhất thế giới phây bút”. Với tôi, mọi thi sĩ trong từng bài, từng câu thơ đã viết đều là âm vực vang động của cảm xúc nứt bể từ suy tư của núi, từ tình thức của bình nguyên mênh mông để chảy thành nguồn. Ở đây, từng tờ giấy hay màng hình lap-top hoặc bất kỳ một phương tiện nào khảc cũng được thi ca truyền cảm xúc để trở thành hương sắc đại ngàn thi ca.

 Đọc thơ Nguyễn Tấn Cứ là đọc cảm xúc của ông và của chính mình, thơ ông không phải và không bao giờ rơi vào cái khuôn được những người trí giả ngớ ngẩn gọi là: Năng lực kết hợp ngôn ngữ. Ngay khi thơ ông có ánh chói lóe của ngữ nghĩa thì với tôi thần thải đó không liên hệ gì với trạng thái xuất thần tiên thành hay ma quỉ nhập hồn. Ông làm thơ như một người duy nhất còn sống sót đi giữa chốn hoang vu với niềm tin là mình còn sống thì phải hiển lộ cảm xúc của sự sống…

Viết những bài này cho tập thơ, có lẽ là tập cuối cùng của đời ông; tôi không có nghĩa vụ của một nhà phê bình hay xã giao trang điểm cho sự nghiệp thi ca của ông, tôi chỉ đứng đúngvị trí của một người bạn đọc thơ bạn mình. Thơ của Cứ là của Cứ, dù Cứ không hề tách bạch với các người bạn thơ tôi tôn trọng khác nhưng thật sự thi sĩ Nguyễn Tấn Cứ vẫn khảc hẳn. Thật không dễ trả lời khác như thế nào bởi Nguyễn Tấn Cứ thực là thi sĩ, ông đã và đang nói tiếng nói của dục vọng, ngây thơ, dịu dàng, hoang đàn, hò hét ăn nhậu, tha thiết làm tình… của chính mình.

 Thi ca của bạn tôi là một với đời hắn, một cuộc đời may mắn và bất hạnh tìm thấy cái cầu thang ngôn ngữ để leo lên bầu trời thi ca với cơn điên tự hứng khởi và sự tự đọa đày u uất.

Trần Tiến Dũng

 

Tán gẫu cùng nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ:
“Tự do và chuồng trại”

“Những người anh em xử nhau đến đổ máu”, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ đã cười lớn và nói như vậy về chuyện Hội Nhà Văn Nhà nước VN ra tay gạch tên các hội viên của mình. Bức tranh trí thức bầy đàn giờ đây dường như đã nhuốm màu gươm đao và bôi mặt vì mệnh lệnh.

Lâu nay, là một người làm văn nghệ và hít thở bằng văn nghệ, vì sao anh không xin tham gia vào Hội Nhà Văn, nhất là nơi đó cũng có không ít bạn bè văn nghệ của anh?

Hội Nhà Văn với tôi là một vùng đất xa lạ vì đơn giản “căn cước” của tôi không thuộc về nơi ấy. Tôi là một con người Văn Chương Tự Do theo đúng nghĩa đen đủi của nó. Nên việc phải xin xỏ để được vào ngồi chung với âm binh “tù ngục” là một điều không tưởng vì tôi hiểu mình thuộc về ai. Nếu có chăng thì đó là trên bàn nhậu quán xá của cuộc đời, nơi ấy bạn bè văn chương thân thiết tôi cũng nhiều và kẻ thù cũng không ít. Nói một cách rõ ràng hơn, tôi không ưa thích cải gì thuộc về nhà nước và đảng lãnh đạo. Tôi chỉ muốn là chính mình với văn chương của mình không bị ai dòm ngó chỉ đạo…

Có người thích hội hè, có người thích tự do, chuyện đó cũng bình thường – như như anh mô tả thì xã hội văn nghệ Việt Nam đang tập hợp những trí thức và tài năng cho văn học nghệ thuật cho đất nước, hay chỉ là trò mèo, một cảch tạo nên một giai cấp khảc biệt trong giới trí thức về quyền lợi, về tư duy chính trị… ?

Trong một khu rừng thì chắc sẽ có những con thú cô đơn và cũng sẽ có những con vật sống theo quần thể bầy đàn. Nhưng ở trong “Xã Hội Văn Nghệ Việt Nam” hiện tại mà bạn nói thì nó không phải là bầy đàn thuần tính nữa mà nói chính xảc hơn là một loại “ Chuồng trại Sáng Tảc” cao cấp, được điều khiển bởi một hệ thống tư tưởng triết học Mác-Lê Nin đã chết. Nó được trang bị bằng một thứ vũ khí là “Phương phảp hiện thực XHCN” – nền tảng lý luận không thể thay đổi. Cho nên việc “tập hợp những trí thức và tài năng cho văn học nghệ thuật của… đảng” [không thể cho đất nước được] cũng chính là tạo nên một thứ tư duy chính trị về một kiểu “giai cấp mới trong văn chương.” Ở đó sự trung thành của một Osin với chủ nhà cũng chính là sự “khảc biệt” tuyệt đối của nó so với những người “sống và viết Văn Chương Tự Do.”

Trong những phát biểu của mình, anh hay nhắc về một kiểu nhà văn công chính – uy vũ bất năng khuất – ý anh có muốn nói cụ thể về ai, và vì sao?

Văn chương tự thân nó là một thứ được “đề khảng” miễn nhiễm [khi buộc phải tiếp nhận] bởi những uế tạp của xã hội. Nó chính là sức mạnh vô hình nên những kẻ mạnh, hữu hình, những kẻ bạo quyền “độc tài chuyên chính” luôn phải tự ty căm ghét kinh sợ. Vì nó luôn bị rượt đuổi truy bức nên một ngày nào đó-ở đâu đó – trên đất nước khốn khổ này, khi vẫn còn những kẻ cầm bút hèn hạ chống lại “chính mình,” thì sẽ vẫn còn những những nhà thơ, nhà văn công chính cất lên tiếng nói của chính mình để nói thay cho chính nỗi đau của nhân dân cùng khổ… “Uy vũ bất năng khuất” là như vậy không có nghĩa là văn chương đối chống lại bạo quyền – Nó chỉ nói lên sự thật “không bị khuất phục” và sự cô đơn của nó cũng nói lên sự thất bại của những ai đang mưu toan dùng sức mạnh đen tối để đè bẹp, bóp họng, bóp hàm tiếng nói bất khuất con người… văn chương bằng những mồi nhử hội hè, đình đảm mà đoàn, đáng đang hàng ngày nhả nhem câu nhử mời gọi nó.

Anh có thể lý giải vì sao trong một xã hội bình thường, nhà văn-nhà thơ-nghệ sĩ… lại phải có một đức tính quyết liệt như một người tranh đấu “uy vũ bất năng khuất. ” Lẽ nào đời sống tồn tại văn chương ở VN nhiều năm qua là một đấu trường của danh dự và tự trọng?

Bởi vì đó là một xã hội “không bình thường” nên càng cần phải có những đức tính quyết liệt của một người tranh đấu. Vì nếu một ai đó tranh đấu cho quyền được sống của con người thì mới chỉ một thôi, đó là cần phải có lòng dũng cảm. Thì với văn chương cần đến gấp mười lần như vậy mới có được thải độ “uy vũ bất năng khuất. ” Ở đó nó cũng bật cháy lên lòng tự trọng và danh dự và thái độ sống còn của tảc phẩm văn chương. Nó hướng đạo cho con người biết đâu là chính tà. Nó cho bạn đọc biết ở đâu là “đúng sai” khi mà ai, bất cứ cuộc cảch mạng nào – chế độ nào – cũng sẵn sàng trương lên khẩu hiệu “tranh đấu độc lập tự do” cho những người cần lao cùng khổ. Ðó mới chính là “đấu trường” và văn chương chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là mô tả lại – vẻ lại một cảch trung thực – bằng văn chương – bức tranh tồi tệ nhất của thời đại mà họ đang sống và chỉ như vậy thôi là “gươm đao đã kề tận cổ / Súng đã kề bên tai và đạn đã lên nòng. ” Ðó cũng chính là “danh dự và lòng tự trọng” mà không dễ ai kiếm được trong một chế độ “xin cho” và sẽ càng tệ hơn so với hơn 1,000 hội viên Hội Nhà Văn đang được đáng “định hướng chỉ đường” như một đàn cừu được chăn dắt bởi một tay sảt thủ lột da thuần thục.

Trong giới văn chương xã hội chủ nghĩa vẫn có những lời bản tán về chuyện chạy chọt vào Hội Nhà Văn VN, để có tên, để được tham dự hội họp… thậm chí có người đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để được vào hội – theo anh chuyện này có thật không? Và vì sao Hội Nhà Văn lại có một vị thế tựa như cơ quan công quyền vậy?

Nên nhớ Hội Nhà Văn là một tổ chức chính trị của đảng, là một cơ quan quản lý hành chính không hơn không kém như những hội-đoàn thể thanh niên phụ nữ chính trị khác trong hệ thống cai trị của chính quyền chuyên chính Cộng Sản. Cho nên vào hội hay vào đoàn-đảng cũng là một nấc thang “chính trị ” để có thể leo lên cao hơn, sâu hơn trong bộ máy này. Hội Nhà Văn Việt Nam cũng chỉ là một trong những thành tố đó – nhưng nó lại có tính “đặc thù” hơn – Vì nó là “văn chương tư tưởng,” nên để có thể đứng vào “hàng ngũ tiên phong của đảng” thì chức danh “Hội Viên HNVVN” lại càng béo bở vì rằng nó “vừa có tiếng lại vừa có miếng” và cao hơn nó nhận được sự “kính trọng” của cảc giai tầng trong xã hội. Nên việc “chạy chọt” để vào được vào trong hội là một điều có vẻ như không “khả thi. ” Nhưng cũng không khó nếu biết kết thân với một ai đó có quyền và dĩ nhiên chuyện “tiền bạc” là không thể thiếu nếu không muốn nói là then chốt. Sau đó mới đến “tiêu chí” tảc phẩm để dễ dàng trót lọt. Nên không có gì lạ khi điểm mặt hơn 1,000 hội viên thì có hơn 900 nhà văn nhà thơ – trong đó có cả cán bộ – doanh nhân nuôi chó mèo và quan chức, chủ quán nhậu, giảm đốc công ty. Công chúng không biết họ là ai và tảc phẩm của họ là cái gì trong nền văn chương đó. Có chăng là một cải “Thẻ Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam” oai hách mà họ được Ông chủ tịch hội – đại diện cho đảng nhà nước phát phong cho. Dĩ nhiên là họ sẽ được thu lợi nhiều hơn khi được “bảo kê” trong cái danh hiệu hão huyền đó. Quan trọng hơn khi cần phải cho một ai đó biết rằng “tôi là ai và đang làm cái giống gì” trong cánh đồng hợp tảc xã văn chương vô đái này.

Nghe nói vào Hội Nhà Văn cũng là một cảch để nhàn nhã kiếm ra tiền từ cảc dự án sảng tảc phục vụ chính trị cho tỉnh, cho trung ương… theo cảc dự bảo hoạt động tư tưởng, theo anh thì lời bàn về những điều đó có thật không?

Không riêng gì Hội Nhà Văn mà với Hội Mỹ Thuật Kiến Trúc Xây Dựng, Hội Âm Nhạc,… Tất cả đều có thể kiếm ra tiền từ những “Dự án sảng tảc phục vụ chính trị” theo mùa, theo từng thời kỳ, lễ lạt kỷ niệm như ngày sinh của “Bác,” của Đảng, hay đại hội thường niên. Mỗi năm nhà nước đều có dự trù kinh phí cho mỗi hội chuyên ngành – nếu chia đều ra mỗi một Hội TW cũng được vài chục tỉ đồng. Các hội văn nghệ địa phương 64 tỉnh thành cũng hết mấy chục tỷ. Ðó là con số tài chảnh công khai được rót từ kinh phí nhà nước mà trách nhiệm của cảc hội là “phải giải ngân cho hết” nếu không muốn tài khóa năm sau sẽ bị cắt bớt hạn chế lại. Nên việc phải “đẻ ra chuyện” để tiêu pha là chuyện không thể không làm vì đó là “nhiệm vụ chính trị” không thể lơ là. Nó là niềm vinh quang cho cảc “lãnh đạo hội” nên mỗi kỳ đại hội là mỗi lần “bầu bán” leo trèo chạy chọt rất dữ để có thể có được tấm vé mảy bay ra Hà Nội [của hội viên các tỉnh phía Nam] cho nên việc “cắt bỏ” không thương xót một ai đó – Không cho đi “phó hội” – là một đòn đau đánh vào chính sĩ diện khi mà họ đã cố công phục vụ – và nếu đó là những “cây đa cây đề” được chính chế độ “gieo trồng nuôi nấng lớn khôn” cho hưởng tem phiếu bổng lộc xưa nay – cho họ bay lên cao rồi lại chính tay mình bắn hạ rớt xuống lặt lìa – Với những người này thì rằng Hội Nhà Văn chính là nỗi đau buồn của một thời – mà họ chính là những tay chơi đã một đời làm trò làm hề trong gánh xiếc rong của chế độ.

Văn chương theo lệnh, theo chỉ đạo… theo anh, có khả năng biến một nhà văn hiền lành trở thành một ngòi bút tàn nhẫn không? Và vì sao nhiều trí thức Việt Nam lại chấp nhận vào một hội đoàn mà nhân cách và tính cách mình bị biến đổi như vậy?

Văn chương theo lệnh, theo chỉ đạo sẽ không bao giờ có thể “tàn nhẫn” theo nghĩa của văn chương nhưng nó sẽ tàn bạo lưu manh theo nghĩa của “giang hồ. ” Vì đơn giản một khi nó được băng đảng hóa chính cuộc đời thì “ngòi bút” của nó chính là gươm đao được dùng để “thanh toán” nhiều hơn là “viết lên” một cải gì đó cho con người… Vào hội đoàn theo một cách nào đó thì anh chỉ là một đám “lâu la,” không là chính mình nữa, vì lúc đó cải “thẻ hội viên” chính là “nhân cách” được minh họa sắc nét và tác phẩm chân chính đừng ngoài đơn độc chính là “kẻ thù,” liệu có nên gọi đó là “hiền lành” hay không?

Trong một nhận xét, anh có nói rằng không ít người vì “giận dỗi” rút ra khỏi hội, chứ thật lòng họ vẫn mong muốn có một chân đứng trong danh hiệu đó, ý anh là sao?

Vì thật ra họ đã xây dựng lên nó với rất nhiều hoài bão tâm huyết và cả “hy sinh đổ mảu” vì nó nữa thì tại sao họ lại bị những người anh em đồng chí của chế độ “đối xử” tàn nhẫn như vậy. Ở đây tôi nói “giận dỗi” là còn “thương cảm. ” Tôi nghĩ bây giờ họ rất “cay đắng thù hận một cảch tội nghiệp như tự tay cào cấu mặt mình đến rướm mảu” vì nó đã “phản bội” lại họ… Vì như nhà thơ số một của chế độ đã phải đấm ngực rên lên “Cả một thời đểu cảng đã lên ngôi” (Bùi Minh Quốc), nó khốn nạn vậy đó!

Anh thử lý giải vì sao một người hết lòng với chế độ như kiểu một ông quan nhà văn, ngay trước khi về hưu vẫn cho ra tập hồi ký, và đi khoe rằng mình “từng ở tù Cộng Sản” với cảc chi tiết được in ra trong sảch? Nhà văn Nguyễn Viện cũng có lời giải thích về chuyện này, còn suy nghĩ của anh thì sao?

Ðây là một trò chơi “tự huyễn hoặc” của đa phần các con tin sau khi đã sống chết ăn dầm nằm dề với kẻ “bắt cóc” thượng thừa là chế độ sau bao nhiêu năm. Họ luôn luôn cho mình là những “con đèn cù – nạn nhân” ngây thơ của chủ thuyết Cộng Sản mà điển hình là những “lãnh tụ CS” mà họ đã hết lòng cúc cung phục vụ. Ông quan nhà văn này chỉ mê văn chương đến nỗi ông ta không nhớ là mình đã hốt giết nhốt bao nhiêu người để cho có một ngày được “cầm bút” và viết ngược lại là mình đã từng “ở tù Cộng Sản. ” Nó cho thấy cái Hội Nhà Văn này nó quyến rũ đến mức một ông tướng công an cũng tự nguyện hài hước “thay hình đổi dạng” như điệp viên không không thấy là vậy đó trời ạ.

Theo anh, tại sao có nhiều nhà văn miền Nam trước năm 1975, vẫn từ chối tham gia hội đoàn văn nghệ của nhà nước, ngay khi họ được cho biết rằng sẽ được tạo điều kiện sáng tác và in ấn?

Không có gì ngạc nhiên vì sao cảc nhà văn miền Nam trước 1975 từ chối tham gia hội đoàn văn nghệ nhà nước. Nói cho đúng hơn thì họ không bao giờ có đủ cơ hội “bần cố nông” để đứng chung trong hàng ngũ của những người làm văn nghệ CS vì sau khi Việt Cộng tiếp quản Sài Gòn, đa số họ đã là “kẻ thù nguy hiểm của chế độ,” họ là “những tên biệt kích trong văn chương” của chế độ Sài Gòn xưa và họ là những đối tượng cần phải đưa đi “tập trung cải tạo” mút mùa lệ thủy. Và nếu có sống sót khi trở về thì họ lại tiếp tục tìm cảch vượt biển tìm tự do. Một số chết trên biển. Một số được định cư tại Mỹ không về. Một hai người còn ở lại mày mò sảng tảc và sống trong lo âu như nhà văn Cung Tích Biền, Dương Nghiễm Mậu, Trịnh Cung… Một vài người phải thay tên đổi họ để được yên thân… thì làm quái gì họ có quyền gì được cho in ấn hay sảng tảc – dĩ nhiên trừ khi họ là “hội viên HNVVN,” nhưng điều này là “bất khả thi” ông bạn ơi…

Tuấn Khanh (thực hiện)

Thơ của Nguyễn Tấn Cứ thật kỳ lạ.

Nó là miên man tuôn tràn của đời thường mà vẫn giữ được yếu tính của thơ trong dòng chảy ghê gớm đó.

Là sự vỡ mộng như bị xé nát ra từng mảnh nhưng không tan vỡ thành văn xuôi. Bất chấp cái thế đứng chênh vênh của nhà thơ giữa hai bờ mộng thực bất cứ lúc nào người và thơ cũng có thể đổ sập vào đống hỗn loạn, vào hư vô toang hoác.

Một người đọc Việt Nam tỉnh thức hôm nay khi đọc thơ anh, được thốt ra từng ngày, đều cảm thấy mình vừa đồng hành hòa tan với tác giả vào trong những bi kịch, biến cố, khoảnh khắc đen tối hiện thực vừa thấy mình cách xa tác giả một khoảng cách mỹ học: anh ta là thi sĩ, văn bản này là văn bản thơ của anh ta; còn mình chỉ là kẻ yêu thơ phàm trần, rất nhiều khi không thể tát cạn hết cái đẹp của nó. Tất cả những sắc thái tình cảm yêu thương giận dữ của anh được thi hóa ngay lập tức, từng phút, từng giờ. Tất cả những suy nghĩ của anh được chuyển hóa thành thơ như thể nó vừa đi ngang một lò chưng cất, khi hiện ra vẫn còn thấy nóng hổi, ướt đẫm, ngỡ như toàn vẹn như trăng đầy, có lúc hư khuyết.

Không thể hình dung cuộc sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Tấn Cứ mà thiếu thơ – thơ của chính mình.

Thơ như là phương cách Nguyễn Tấn Cứ tạo ra hàng ngày để tồn tại, để sống sót, để khỏe mạnh, để cứu vớt chính mình trên bờ vực của khốn khổ.

Hình như nhiều nghệ sĩ cũng có vẻ như vậy. Nguyễn Tấn Cứ khác nhiều người ở chỗ: chỉ có thơ của anh – chứ không phải thơ hay sản phẩm nghệ thuật của ai khác – mới cứu được anh.

Hành trình thơ của Nguyễn Tấn Cứ là nhất thiết đi mãi, nhất thiết không dở dang, ngay cả sự dở dang có vẻ huy hoàng, càng không phải là sự dở dang vì phải dừng lại bên lề; anh luôn còn đó đắm say trên đường. Thơ là đường dài vô tận. Đông đảo kẻ đến người đi. Nguyễn Tấn Cứ đã đến và một mình đi mãi.

Và với một thi sĩ đắm say, ném mình cho thơ như thế, ta có quyền chờ đợi.

Với hân hoan và hồi hộp.

Mai Sơn

 



Chuyên mục:Lotus Media, Trên kệ sách

Thẻ:, , , , ,

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: