Giới thiệu: TAGALAU (SỐ 21) – Tuyển tập Sáng tác – Sưu tầm – Nghiên cứu văn hóa Chăm

TAGALAU ( SỐ 21)
Tuyển tập Sáng tác – Sưu tầm – Nghiên cứu văn hóa Chăm

Chủ Biên: Tuệ Nguyên

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Xuân Trường

Biên tập: Nguyễn Đức Gia
Thiết kế bìa: Jaya Thiên
Trình bày: Cẩm Hà

Ban tuyển chọn: Tuệ Nguyên – Inrajaka – Lưu Anh Tặng – Jay Thiên – Jayam Padra

 

Sau một điệu múa, bà bóng dừng, cho nhịp chuyện linh thánh mới. Qua kì 20, Tagalau tiếp bước sang trang, hơi thở tiếp nối bậc cha anh, Tagalau lại nở mừng mùa Kate mới. Đến kì 13, Tagalau in ấn và phát hành đã tự cung tự cấp mọi mặt: từ khâu mời gọi cộng tác viên góp bài và nhuận bút là đứa con Tagalau cầm tay, khâu xin giấy phép in cho đến việc mik wa trong ban biên tập góp sức phân phối kiếm nguồn quỹ cho Tagalau tiếp sau. Kì 14 đến 20, thế hệ chuyển tiếp với công sức các bậc tiền nhân đã vun, các anh chị em trong ban biên tập xới, sống dựa vào nguồn lực tự thân, cơn mưa thường kì của mạnh thường quân, và sự quan tâm của các bạn đọc gần xa. Mong lắm, bởi trước thời đại internet, các ấn phẩm in từ báo, tạp san, tạp chí và cả lượng sách ở Việt Nam hiện nay khó có thể đứng vững trên mong cầu bạn đọc. Tagalau dù ngụ cư nhà người, bám rễ tháp hoang, theo nắng và gió cứ nở với sự góp sức, chia sẻ và dự phận của dân nao ikak. Kate – Ramưwan 2018 sắp đến – có khi ta ngồi với nhau để ôn lại những thành quả quá khứ mà bao bậc tiền nhân đã đóng góp xây dựng, hỗ trợ daong dai để tiếp bước Tagalau đi. Niềm vui trở lại, Tagalau xin bày tỏ lòng tri ân đến những cộng tác viên bạn đọc, mạnh thường quân đã nhiệt tâm ủng hộ, giúp đỡ. Chặng đường sắp tới, thế hệ thứ ba và sức trẻ Tagalau lại nở, mong sự chào đón, nâng niu và góp sức của người yêu bằng lăng xứ nắng.

Thuk siam,

Tagalau

 



Chuyên mục:Tác giả - Tác phẩm, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách

Thẻ:,

1 reply

  1. Tạp chí xứng đáng là người con tinh thần của một dân tộc vĩ đại. Tôi đứng về phía các bạn trong hành trình tìm ra sự thật lịch sử. Phần lớn dải đất miền Trung Việt Nam hiện tại là quê hương tiên khởi không phải của Việt tộc mà về sau bị đế chế Trung Hoa khống nhập dưới hình thức ky my. Trân trọng nhóm tác giả đã lên tiếng hồi biện. NLG

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: