1. Khởi đầu của phong trào sinh viên 1989
Từ 7 năm trước[1], tôi lo sợ sẽ quên mất một số việc, đã từng đem một số thứ thuộc về sự kiện “Lục Tứ” ghi chép lại, tính là giữ lại một chút ghi chép! Hiện tại tôi sẽ giảng lại dựa trên những tài liệu này. Trong đó có một số việc tôi đã từng phát biểu[2] tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa 13[3], một số việc chưa đề cập tới, ở đây nhân tiện nói một chút.
Trước tiên nói về nguyên nhân khởi nguồn phong trào sinh viên, thời kỳ đầu của phong trào sinh viên là xoay quanh hoạt động tưởng niệm Hồ Diệu Bang[4]. Diệu Bang mất ngày 15 tháng 4 năm 1989, sau khi thông báo trên phát thanh, vào tối ngày hôm đó sinh viên một số trường đại học ở Bắc Kinh đã bắt đầu tổ chức hoạt động tưởng nhớ tự phát. Tiếp sau đó là đổ xuống đường phố. Hơn nữa số người tham gia ngày một đông. Vào thời điểm này đích xác có một số sinh viên có cảm xúc kích động, đã nói một số lời quá khích, nhưng tổng thể vẫn là chú ý tới trật tự, không xảy ra sự kiện thoát lý khỏi quỹ đạo. Ngày 18 tháng 4, tối ngày 19, có hàng trăm người đổ dồn tới Tân Hoa Môn[5]. Tôi đã từng điều động Bộ Công an để xem phim mà họ đã quay. Cái gọi là sự kiện sinh viên công kích Tân Hoa Môn, trên thực tế là những sinh viên ở phía trước một mực hô: Cần tuân thủ kỷ luật, không được phạm sai lầm! Chủ yếu là người xem ở phía sau quá đông. Sinh viên ở phía trước đưa ra yêu cầu, yêu cầu gặp mặt người nào, người ở phía sau xông lên phía trước, đẩy về phía trước, hơi có một chút rối loạn. Sau đó sinh viên tự mình tổ chức đội giữ trật tự, đem chia tách sinh viên và người dân đứng xem ở xung quanh.
Khi buổi lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 22 tháng 4[6], Quảng trường Thiên An Môn đã có mấy vạn sinh viên tụ tập, đây là điều đã được cho phép[7]. Chúng tôi tổ chức lễ truy điệu ở bên trong Đại lễ đường Nhân dân, sinh viên tổ chức tưởng niệm ở bên ngoài, chúng tôi lắp đặt cho sinh viên dàn loa công suất cao, sinh viên ở bên ngoài có thể nghe được tình hình bên trong Đại lễ đường Nhân dân.
Đây chính là tình hình phong trào sinh viên trước khi xã luận 26 tháng 4 được phát biểu.
Tại sao sinh viên lại có phản ứng mạnh mẽ tưởng nhớ đối với cái chết của Diệu Bang đến như vậy? Điều này có nguyên nhân rất phức tạp. Thứ nhất, hình tượng của Diệu Bang là tốt đẹp. Ông ấy lật lại và phục hồi một lượng lớn các vụ án oan, chủ trương cải cách mở cửa, đặc biệt là ông ấy cầm quyền liêm chính. Vào lúc đó người ta có nhiều ý kiến đối với tham nhũng hủ bại, mượn tưởng niệm Diệu Bang để bày tỏ sự bất mãn đối với hủ bại. Thứ hai, bất mãn và dận giữ đối với phương thức từ chức của Diệu Bang năm 1987. Một mặt là bày tỏ sự bất mãn và chống đối về phong trào tranh đấu chống tự do hóa, đồng thời cũng khó chấp nhận cách Diệu Bang đã từ chức để thay đổi lãnh đạo, tóm lại kêu gọi công bằng cho Diệu Bang. Thứ ba, từ sau mùa thu năm 1988 đề xuất chỉnh đốn quản lý[8], công cuộc cải cách mở cửa toàn diện thu hẹp, cải cách chính trị không có động tĩnh, cải cách kinh tế không những khống tiến bộ mà còn thụt lùi. Sinh viên rất bất mãn đối với tình hình như vậy, dùng phương thức tưởng nhớ Diệu Bang để bày tỏ nguyện vọng đối với đi sâu cải cách. Vào lúc đó sinh viên xuống đường biểu tình đại khái có ba bộ phận: Phần lớn thuộc về tình hình đã nói ở trên; cũng có một số người bất mãn vì công tác của chúng tôi, mượn cớ phát tác, gây rắc rối một chút; đương nhiên, thật sự cũng có một số ít người là “chống đảng chống xã hội chủ nghĩa”, muốn mượn sự việc này đem sự việc làm lớn.
Vào lúc đó tại Hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương tôi có nói, Trung ương tổ chức tang lễ, sinh viên tưởng niệm, chúng ta không thể không cho phép. Không thể nói chúng ta tổ chức tang lễ, không để sinh viên được phép tưởng niệm, đây là điều không có đạo lý. Bởi vậy tôi chủ trương ngoài 5 loại hành vi bất hợp pháp cần xử lý nghiêm theo pháp luật là đánh nhau, đập phá, cướp, đốt, xông phá, còn lại chỉ áp dụng các biện pháp hướng dẫn và hòa hoãn.
Sau khi lễ truy điệu kết thúc, tôi đưa ra ba ý kiến sau:
Thứ nhất: Sau khi lễ truy điệu kết thúc, sinh hoạt xã hội nên quay trở về quỹ đạo thường ngày, đối với sinh viên cần tiến hành khuyên nhủ, để bọn họ quay lại giảng đường.
Vào lúc đó, tôi cho rằng bất kể sinh viên có động cơ gì, luôn là mượn thời cơ để tưởng niệm Diệu Bang. Lễ truy điệu đã kết thúc, bọn họ cũng tham gia rồi, chính là không còn cớ gì nữa, nên quay lại giảng đường.
Thứ hai: Phương châm dẫn dắt khai thông áp dụng với sinh viên được triển khai ở nhiều cấp độ, nhiều kênh và nhiều hình thức đối thoại nhằm tiếp xúc với nhau, trưng cầu ý kiến. Sinh viên, giáo viên, phần tử trí thức có ý kiến nào đều có thể lên tiếng bày tỏ.
Thứ ba: Bất luận thế nào đều cần tránh các sự kiện đổ máu, nhưng đối với các hành vi cướp, đánh, phá, đốt, hung hăng đều xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Ý kiến này của tôi đã được Lý Bằng[9] và các thành viên khác trong Ban thường vụ Bộ Chính trị[10] tiếp nhận, hơn nữa thành lập văn bản. Những phân tích ở trên cùng phương châm được định ra đều dùng hình thức văn bản thông báo cho các địa phương và các bộ ngành. Ba phương châm ở trên đây được đưa ra trước khi tôi có chuyến thăm Triều Tiên[11]. Sau khi lễ truy điệu của Diệu Bang vừa kết thúc, các lãnh đạo Trung ương cùng nhau sử dụng thang máy xuống tầng dưới tôi đã nói với họ, về sau tôi lại chính thức thảo luận những ý kiến này. Buổi chiều ngày 23 tháng 4, tôi rời khỏi Bắc Kinh tiến hành thăm Triều Tiên, Lý Bằng tới ga tàu đưa tiễn, ông ta hỏi tôi còn có ý kiến nào khác nữa. Tôi nói chính là ba điều trên. Về sau nghe nói, Lý Bằng đem ba ý kiến này báo cáo với Đặng[12], Đặng cũng đã đồng ý.
Vào thời điểm đó không có bất kỳ bất khác biệt ý kiến trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, ít nhất không có bất đồng ý kiến rõ ràng. Tôi chỉ nhớ một sự kiện, đêm ngày 19 tháng 4 Lý Bằng đột nhiên gọi điện thoại cho tôi, chất vấn tôi: Hiện tại sinh viên đang xông vào Tân Hoa Môn, tại sao vẫn không áp dụng các biến pháp? Vào lúc đó, tôi trả lời ông ta: Kiều Thạch[13] đang phụ trách ở tuyến đầu, đều có các phương án dự phòng, ông ta sẽ có phương án xử lý sự cố. Tiếp đó, tôi đem việc Lý Bằng gọi điện thoại nói cho Kiều Thạch. Trên thực tế cho đến sáng sớm ngày 20, phần lớn sinh viên tụ tập tại Tân Hoa Môn đã giải tán, còn một số ít người không chịu rời khỏi đó đã có công an đến dọn dẹp hiện trường, cưỡng ép mời bọn họ lên xe, đưa trả về trường. Đây chính là tình hình phong trào sinh viên cũng như phương châm của Ban thường vụ Bộ Chính trị vào lúc trước khi tôi có chuyến thăm Triều Tiên.
_______________________________________
[1] Căn cứ vào việc phân tích nội dung cuốn sách, loạt ghi âm này được thực hiện ghi âm vào khoảng trước và sau năm 2000. “7 năm trước” chính là chỉ năm 1993.
[2] Xem ở Phụ lục 4 “Phát biểu tự biện hộ về sự kiện Lục Tứ”.
[3] Hội nghị Toàn thể Trung ương 4 Khóa 13 Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức từ ngày 23-24 tháng 6 năm 1989 tại Bắc Kinh. Đây là một kỳ hội nghị trung ương được Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức ngay sau Lục Tứ với mục đích nhằm củng cố chính quyền, “hợp pháp hóa” hành động đàn áp. Tại hội nghị thì Lý Bằng đã đọc “Báo cáo liên quan đến những sai lầm của đồng chí Triệu Tử Dương đã vi phạm trong động loạn chống lại chủ nghĩa xã hội”. Hội nghị đã rút bỏ đi các chức vụ của Triệu Tử Dương là chức vụ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương và Phó Chủ tích Quân ủy Trung ương; quyết định “tiếp tục thẩm tra” đối với vấn đề của Triệu Tử Dương; bãi bỏ đi chức vụ “Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương của Hồ Khải Lập; bãi bỏ chức vụ Bí thư Ban Bí thư Trung ương của Nhuế Hạnh Văn, Diêm Minh Phục.
[4] Hồ Diệu Bang (1915-1989): Quê ở Lưu Dương tỉnh Hồ Nam. Từ năm 1980-1987 giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1970, Hồ Diệu Bang phát động???
[5] Tân Hoa Môn: Đây là cổng chính thức nằm ở phía Nam của Trung Nam Hải, nằm trên Đại lộ Tây Trường An. Tên cũ là Bảo Nguyệt Lầu, được xây dựng vào năm Càn Long thứ 23 (1758).
[6] Ngày 22 tháng 4 năm 1989, Lễ truy điệu Hồ Diệu Bang được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa. Lễ truy điệu được chủ trì bởi Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, Tổng bí thư Triệu Tử Dương đọc lời truy điệu.
[7] Đọc đoạn dưới. Triệu Tử Dương nói: “Vào thời điểm đó tại cuộc họp của Ban thường vụ Bộ Chính trị tôi đã nói, Trung ương tổ chức lễ truy điệu, sinh viên tưởng nhớ, chúng ta không thể không cho phép. Không thể nói rằng chúng ta làm lễ truy điệu, không cho phép sinh viên tưởng niệm, không có lý nào như vậy.”
[8] Tháng 9 năm 1988, Hội nghị Trung ương 3 Khóa 13 ra quyết định “Quản lý môi trường kinh tế, chỉnh đốn trật tự kinh tế, đi sâu, toàn diện hóa cải cách”.
[9] Lý Bằng (sinh năm 1928-): Là con trai của Lý Thạc Huân, quê ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Từng du học ở Liên Xô, là nhân viên công trình điện lực, sau Cách mạng văn hóa giữ chức Thứ trưởng Bộ Thủy điện. Năm 1983 giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện; năm 1985 giữ chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư; năm 1987 giữ chức Ủy viên Ban thường vụ Bộ chín htrij; từ năm 1988-1998 giữ chức Thủ tướng Quốc vụ viện. Về chính trị thì Lý Bằng nghe lời các nguyên lão bảo thủ trong đảng; về kinh tế thì nghe theo Diêu Y Lâm. Trong thời gian diễn ra sự kiện Lục Tứ 1989, Lý Bằng là chủ lực hơn nữa góp phần thúc đẩy sử dụng vũ lực trấn áp.
[10] Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Khóa 13 có 5 người: Triệu Tử Dương, Lý Bằng, Kiều Thạch, Hồ Khải Lập, Diêu Y Lâm.
[11] Vào hạ tuần tháng 4 năm 1989, Triệu Tử Dương đại diện cho Đoàn đại biểu Trung Quốc có chuyến thăm Bắc Triều Tiên theo lịch trình đã sắp xếp trước. Đoàn đại biểu rời khỏi Bắc Kinh chiều ngày 23 tháng 4, sáng ngày 30 tháng 4 quay trở lại Bắc Kinh.
[12] Đặng Tiểu Bình (1904-1997): Quê ở Quảng An tỉnh Tứ Xuyên. Từ năm 1977-1987 giữ chức Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị; năm 1981-1990 giữ chức Chủ tichj Quân ủy Trung ương; là người có quyền lực lớn nhất trong số các nguyên lão (gọi là “Hạt nhân lãnh đạo thế hệ 2”). Đặng Tiểu Bình là người ủng hộ cải cách mở cửa, cung cấp sự trợ giúp không thể thiếu cho Triệu Tử Dương. Ông ta kiên trì giữ vững ranh giới chuyên chế độc đảng, là người phát động “Phản tự do hóa”; Từ việc đàn áp phong trào bức tường dân chủ Tây Đơn cho đến Lục Tứ 1989 đều là quyết định được đích thân Đặng đưa ra.
[13] Kiều Thạch (1924-2015): Quê ở Định Hải, tỉnh Chiết Giang. Năm 1985 giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban chính trị pháp luật Trung ương. Năm 1986 kiêm chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Năm 1987 giữ chức Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Khóa 13, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Trong sự kiện Lục Tứ 1989 giữ thái độ trung lập.
Chuyên mục:Uncategorized
Trả lời