4. Quyết định giới nghiêm và trấn áp bằng vũ lực
Tiếp đây tôi nói về vấn đề giới nghiêm và đàn áp “Lục Tứ”. Thất vọng sau khi vối thoại giữa sinh viên và chính phủ đổ vỡ, sinh vivốiquyết định sẽ phát động biểu tình mít tinh quy mô lớn và tuyệt thực trong thời gian Gorbachev thẽ phát động b[1]. Bbachev thẽ phát động biểu tình mít tinh quy mô lớn và tuyệt thực trong thời gian ượng xã hội đổ xuống đường biểu tình; tôi vì để phong trào hạ nhiệt Gorbachev thẽ phát động biểu tình mít tinh quy mô lớn và tuyệt thực trong thời gian ượng xã hội đổ xuống những người chủ trương đàn áp bằng bạo lực lý do để thực hiện điều đó.
Sau khi tôi nhận được tin tức này, thế là nhân cơ hội đối thoại với công nhân vào ngày 13 tháng 5 đã có phát biểu nói chuyện. Đại ý là thế này: Sinh viên đại học nếu như có yêu cầu nào mà không nhận được sự hài lòng, liền đi can thiệp quấy nhiễu hội đàm quốc tế, tổn hại tới cuộc gặp cấp cao Trung Quốc Liên Xô, vậy thì đó không còn đạo lý nữa rồi, sẽ không nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ quảng đại quần chúng. Hy vọng bọn họ để ý tới đại cục, ngàn vạn lần không nên làm điều gì mà người thân đau khổ, kẻ thù vui sướng. Tôi nhân cơ hội này đưa ra lời kêu gọi, vào ngày hôm đó các báo lớn đều đăng lên. Nhưng các sinh viên không hề để ý đến lời kêu gọi của tôi, vẫn theo kế hoạch vào chiều ngày 13 tháng 5, tổ chức hơn 200 sinh viên từ hơn 20 trường đại học cao đẳng, dưới sự bảo hộ của hơn 1.000 sinh viên, tiến vào Quảng trường Thiên An Môn tĩnh tọa, tuyệt thực. Bắt đầu từ ngày hôm đó, sinh viên bắt đầu chiếm lĩnh Quảng trường Thiên An Môn, cho đến ngày 4 tháng 6 khi xảy ra sự việc đổ máu.
Sinh viên tuyệt thực đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng khắp trong xã hội, các cơ quan, đoàn thể, người dân thành phố đều tham gia vào trong đội ngũ ủng hộ sinh viên, hàng nghìn hàng vạn người, mỗi ngày một nhiều, số lượng người tham gia tuyệt thực cũng không ngừng tăng lên, thời điểm nhiều nhất lên tới hai, ba nghìn người. Các sinh viên đã say đắm vì tình cảnh dạng này, do vậy càng không muốn rời khỏi. Vào lúc đó, sinh viên đem theo tính tự phát rất lớn. Mặc dù trên quảng trường có thành lập bộ chỉ huy, nhưng không có một cái đầu nào có thể đưa ra những quyết định bình tĩnh, lạnh lùng, kể cả khi có thì cũng không hề có tính quyền uy để người ta làm theo. Ban chỉ huy ở hiện trường liên tục thay đổi người lãnh đạo, ai có được tiếng nói lớn, tính cổ động cao thì để người đó làm. Chúng tôi đã từng làm công tác đối với lãnh tụ sinh viên, huy động lãnh đạo trường đại học, các giáo sư lão thành làm công tác vận động, tất cả đều không có tác dụng.
Tử vong, thì không biết sẽ làm thế nào để đối mặt với người dân cả nước.
Vào đêm ngày 16 tháng 5, sau cuộc gặp với Gorbachev, tôi triệu tập hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị để thảo luận việc dùng danh nghĩa 5 thành viên Ban thường vụ phát biểu diễn văn công khai khuyên sinh viên ngừng tuyệt thực. Trong bản khởi thảo có câu “Sự nhiệt tình yêu nước của sinh viên như vậy là điều đáng quý, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện ghi nhận điều đó”, nhưng gặp phải phản đối của Lý Bằng. Ông ta nói, “Nói đáng quý thì là được rồi, còn muốn ghi nhận cái gì?”. Dương Thượng Côn nói: Sinh viên chống tham nhũng, có thể nói ghi nhận. Vào lúc đó, tôi rất phản cảm với cách nói của Lý Bằng, do vậy tôi nói, đã nói ra nhiệt tình yêu nước của sinh viên bọn họ là đáng quý, tại sao không thể ghi nhận? Nếu như câu này cũng không nói, vậy thì đồng nghĩa với việc không nói gì cả! Vậy thì phát biểu công khai này còn có ý nghĩa gì nữa? Vấn đề hiện nay là làm thế nào để bài phát biểu có thể làm hòa hoãn lại cảm xúc của sinh viên, không phải là tranh nhau ở những con chữ trước mắt. Đa số thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đều chủ trương giữ lại câu này, kết quả là miễn cưỡng thông qua.
Thực ra vào lúc đó, tôi cảm thấy rằng cho đến hôm đó thì bài phát biểu sẽ không thể kết thúc được phong trào tuyệt thực của sinh viên, bởi vì sinh viên tuyệt thực với một trong những yêu cầu mạnh mẽ nhất là thay đổi định luận đối với phong trào sinh viên của xã luận 26 tháng 4. Tôi cảm giác rằng vấn đề này đã đi tới thời điểm không cách này né tránh nữa. Cái kết này không được giải quyết, không có cách nào làm cho sinh viên ngừng lại tuyệt thực, triển khai đối thoại. Mà nếu tình hình sinh viên tuyệt thực kéo dài xuống dưới, sẽ xảy ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng thậm chí là không cách nào đo đếm được. Bởi vậy lần đầu tiên trong cuộc họp Ban thường vụ Bộ Chính trị, tôi đã chính thức đề xuất vấn đề sửa đổi định tính của xã luận 26 tháng 4. Vào lúc đó, Lý Bằng biểu thị phản đối, ông ta nói định tính của xã luận 26 tháng 4 là được viết dựa theo nguyên văn lời nói của Đặng Tiểu Bình, không thể động vào. Tôi phản bác ông ta, nói rằng xã luận 26 tháng 4 là được viết dựa theo giọng điệu kỷ yếu thường nhật của Ban thường vụ, Đặng chỉ là ủng hộ ý kiến của Ban thường vụ. Dương Thượng Côn bày tỏ rằng sửa đổi xã luận 26 tháng 4 là sẽ làm tổn thương Đặng Tiểu Bình. Tôi nói rằng có thể nghĩ biện pháp để không làm tổn thương ông ta, việc này vốn do tập thể Ban thường vụ đến gánh vác. Tôi còn nói, khi đi Triều Tiên, tôi đã từng gửi điện báo đồng ý quyết sách của Đặng, do vậy tôi cần chịu trách nhiệm đối với xã luận 26 tháng 4, khi cần thiết, cũng có thể nói rằng đó là do tôi phê chuẩn. Lý Bằng lúc đó còn nói, anh đây không phải là thái độ của một chính trị gia. Bởi vậy, việc sửa đổi xã luận 26 tháng 4 không được tiếp tục bàn tiếp.
Tôi không còn cách nào khác, chỉ có thể nhìn vào ý kiến của Đặng đối với đề xuất sửa đổi bài xã luận. Ngày 17, tôi liền gọi điện thoại yêu cầu gặp Đặng. Tiếp đó, văn phòng của Đặng liền thông bao cho tôi buổi chiều tới chỗ Đặng tham gia hội nghị, Ban thường vụ và Dương Thượng Côn đều tới (vào lúc đó Vạn Lý ra nước ngoài, mỗi lần ông ta là dự thính hội nghị Ban thường vụ).
Bởi vì Lý Bằng và những người khác phá rối cản trở, do đó phương châm khơi thông, đối thoại, ngoặt khúc cua không được quán triệt. Khi sinh viên tuyệt thực bước sang ngày thứ bốn, đã có sinh viên ngất xỉu, vào lúc đó, tôi hết sức nóng ruột, nếu sự việc tiếp tục xuống dưới, để xảy ra sự việc sinh viên Nguyên bản là tôi yêu cầu nói chuyện với cá nhân Đặng, Đặng quyết định tới nhà ông ta mở cuộc họp, tôi cảm thấy sự việc có một chút không tốt. Tới cuộc họp, trước tiên tôi nói ra ý kiến của mình. Đại loại là: Hiện tại phong trào sinh viên đang phát triển, tình hình đang ngày càng xấu đi, hết sức nghiêm trọng. Sinh viên, giáo viên, phóng viên, nhân viên nghiên cứu, cán bộ cơ quan nhà nước đều có không ít người tham gia xuống đường, hôm nay ước tính có ba mươi, bốn mươi vạn người, công nhân nông dân có không ít người đồng tình, đó là bởi vì, ngoài những vấn đề điểm nóng tham nhũng, mức độ minh bạch ra, chủ yếu là các tầng lớp dư luận xã hội oán trách đảng và chính phủ thờ ơ bất nhân đối với phong trào tuyệt thực của sinh viên, nhìn thấy chết mà không cứu. Mà đối thoại với sinh viên chủ yếu là mắc kẹt ở định tính của xã luận 26 tháng 4. Xã luận 26 tháng 4 dẫn tới nhiều hiểu lầm của nhiều người như vậy, một mực đối đầu, luôn có chút gì đó không rõ ràng không chính xác. Hiện tại thứ duy nhất có thể thấy ngay kết quả, đó là cần thiết đưa tới sự nới lỏng về định luận của bài xã luận. Đây là điều then chốt, có thể giành được sự đồng tình của xã hội. Chúng ta giúp sinh viên cởi bỏ chiếc mũ chụp lên đầu họ, thì sẽ chủ động hơn rồi. Nếu như phong trào tuyệt thực kéo dài tiếp xuống, có người chết rồi, tình hình nhất định sẽ là tưới dầu vào lửa. Nếu như áp dụng biện pháp đối lập với quần chúng, rất có khả năng đưa tới hiện thực nguy hiểm là toàn bộ cục diện mất kiểm soát.
Trong quá trình tôi trình bày ý kiến của mình, Đặng có biểu hiện rất thiếu kiên nhẫn, không để ý tới.
Tôi vừa nói xong, Lý Bằng, Diêu Y Lâm ngay lập tức đứng dậy phê phán tôi, đem toàn bộ trách nhiệm khi phong trào sinh viên tăng cấp quy mô quy kết là bởi bài phát biểu của tôi tại ADB ngày 4 tháng 5. Đây là lần đầu tiên tôi nghe được bọn họ chỉ trích bài phát biểu tại ADB. Trước đây của họ có những phản đối thực chất, nhưng không công khai như vậy, hơn nữa mức độ kịch liệt vượt qua dự tính của tôi. Từ sự công kích không hề cố kỵ của hai người đối với tôi, có thể nhìn ra được trước sự việc này thì giữa họ và Đặng đã có sự hiểu ngầm. Hồ Khải Lập vào lúc đó phát ngôn với chủ trương sửa đổi xã luận, Kiều Thạch không có bày tỏ rõ ràng. Thượng Côn không tán thành sửa đổi xã luận, hơn nữa đối với vấn đề này thì ông ta có vai trò không tốt. Ông ta nói rằng Liêu Hán Sinh[2] chủ trương giới nghiêm, là có thể hay không tính tới việc giới nghiêm? Dương Thượng Côn vốn một mực phản đối giới nghiêm, vào lúc này ông ta chuyển sang nói về chủ trương của Liêu Hán Sinh, trên thực tế là đã thay đổi chủ trương.
Cuối cùng Đặng đưa ra ý kiến nói: Chiều hướng phát triển sự việc càng chứng minh tính đúng đắn của xã luận 26 tháng 4. Phong trào sinh viên một mực không thể dẹp yên được, vấn đề nằm ở bên trong nội bộ đảng, vấn đề nằm ở bài diễn văn của Triệu tại lễ kỷ niệm “Ngũ Tứ” tại ADB. Hiện tại đã không thể tiếp tục lùi tiếp được nữa, nếu không thì không thể thu dọn. Quyết định điều động quân đội tiến vào Bắc Kinh, thực hiện giới nghiêm. Chỉ định do tiểu tổ ba người Lý Bằng, Dương Thượng Côn, Kiều Thạch phụ trách thực thi. Sau khi Đặng nói xong, tôi biểu thị: Có quyết sách đương nhiên tốt hơn không có quyết sách, nhưng tôi rất lo lắng nó sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng. Bản thân tôi là Tổng bí thư, rất khó tổ chức thực thi quyết sách một cách đắc lực. Đặng nói, nếu như quyết sách này là sai lầm, sẽ do mọi người cùng chịu trách nhiệm. Trong hội nghị thì Lý Bằng còn đề xuất, Hội nghị Ban thường vụ thường xuyên có người đem nội dung lộ ra ngoài, bên trong nội bộ có người xấu, Bào Đồng chính là một trong số đó. Tôi liền hỏi ngược lại ông ta: Anh nói như vậy cần phải chịu trách nhiệm, anh có căn cứ gì không? Ông ta nói: Tôi nói có căn cứ, về sau cho anh biết. Sau cuộc họp, tôi liền đi ra ngoài. Đặng có hay không lưu lại nói những vấn đề khác với bọn họ, tôi không biết về chuyện này nữa.
Vào lúc đó tâm tình của tôi rất không bình tĩnh, tôi đang suy nghĩ: Bất luận trong mọi trường hợp đều không thể để bản thân trở thành một Tổng bí thư đảng dùng quân đội trấn áp sinh viên.
Sau khi về tới nhà, tôi hết sức giận dữ và ủy quyền Bào Đồng soạn thảo cho tôi một bức thư gửi cho Ban thương vụ Bộ Chính trị từ chức Tổng bí thư. Tại cuộc họp gặp mặt ngắn được triệu tập nhằm thảo luận việc thực thi lệnh giới nghiêm giữa các thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đêm hôm đó, khi bàn tới việc muốn tôi chủ trì tuyên bố giới nghiêm trong đại hội cán bộ[3], tôi không tiếp nhận. Tôi nói, xem ra sứ mệnh lịch sử của tôi đã hoàn thành. Dương Thượng Côn nhằm vào tôi, nói, hiện tại không thể đề xuất việc như thế này, bố cục nhân sự không thể động, chính là nói, chức Tổng bí thư này của tôi không thể động. Thư từ chức của tôi được gửi tới Ban thư ký của Văn phòng Trung ương Đảng nhưng chưa công bố ra ngoài thì Dương Thượng Côn đã biết, liền gọi điện thoại cho tôi ba lần khuyên tôi thu hồi lại. Thượng Côn nói, nếu tin tức này truyền ra ngoài sẽ càng làm cho tình hình xấu thêm, không thể tưới dầu vào lửa. Tôi tiếp thu khuyến cáo của ông ta, ngày 18, thông báo cho Văn phòng Trung ương Đảng, thư từ chức của tôi không nên công khai ra ngoài, sau đó do thư ký[4] đem bức thư từ chức này thu hồi lại.
Ở đây tôi muốn nói một chút, Đặng triệu tập hội nghị quyết định giới nghiêm, trấn áp sinh viên lần này, truyền thông ở bên ngoài truyền đi rằng Hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị này là 3 phiếu so 2 phiếu, trên thực tế không tồn tại cái gì 2 phiếu 3 phiếu cả. Chỉ có mấy người tham dự hội nghị như vậy, bản thân là thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị mà nói, hôm đó tham gia cuộc họp với tỷ lệ là 2/2 cùng 1 trung lập. Tôi vào Hồ Khải Lập chủ trương sửa đổi xã luận, Diêu Y Lâm, Lý Bằng kiên quyết phản đối, Kiều Thạch trung lập, không có biểu thị rõ rệt. Căn bản không có vấn đề 3 phiếu trên 2 phiếu.
Đương nhiên, nếu tăng thêm cả Đặng, Dương, nhưng bọn họ không phải là thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, nếu như tính theo số người tham gia cuộc họp, đương nhiên tính là bọn họ chiếm đa só. Nói thật sự, không hề có chuyện Ban thường vụ bỏ phiếu theo hình thức thông thường.
Vào mấy ngày đó, có một số nhân vật có tiếng trong xã hội cùng các lão đồng chí trong đảng, liên tiếp gọi điện thoại tới, viết thư cho Trung ương Đảng và tôi, yêu cầu đối đãi một cách đúng đắn về phong trào sinh viên, thừa nhận hành động yêu nước của sinh viên, cải chính thái độ sai lầm đối với sinh viên, trong đó có một số đồng chí lão thành vốn một mực yêu quý Đặng như Lý Nhất Manh[5]. Bởi vậy, ngày 18 tháng 5, tôi đã từ trong đó lựa chọn ra một số thư gửi cho Đặng, hơn nữa viết cho ông ta một bức thư, một lần nữa trình bày ý kiến của tôi, hy vọng ông ta suy tính lại. Tôi mặc dù biết rõ hy vọng không lớn, nhưng vẫn nguyện ý làm ra nỗ lực cuối cùng. Nguyên văn bức thư như sau:
Đồng chí Tiểu Bình:
Hiện đang gửi lên lời kêu gọi của mấy vị đồng chí lão thành có ảnh hưởng, mong đồng chí đọc qua.
Tình hình hiện nay hết sức nghiêm trong, sự tình khẩn yếu nhất hiện nay là để cho sinh viên ngừng tuyệt thực (đây là điều nhận được đồng tình nhất từ phía quần chúng), tránh khỏi có người chết. Mà yêu cầu mấu chốt để sinh viên đáp ứng ngừng tuyệt thực là gỡ bỏ chiếc mũ chụp lên đầu họ, sửa đổi định tính xã luận 26 tháng 4, thừa nhận phong trào hành động của họ là yêu nước.
Tôi suy tính nhiều lần, cảm thấy rằng chúng ta cần thiết phải thông hạ quyết tâm làm ra nhượng bộ này, chỉ cần đích thân những lãnh đạo chủ chốt chúng ta vào trong quần chúng tuyên bố điều này, cảm xúc đám đông quần chúng sẽ được hòa hoãn, những vấn đề khác mới có thể giải quyết được.
Ngay cả khi chúng ta cần áp dụng những biện pháp kiên quyết để duy trì trật tự, trước tiên cũng cần bước ra một bước này mới có thể hành động tốt được. Nếu không, sử dụng những hành động cứng rắn trong tình hình đối lập nghiêm trọng với quần chúng như vậy, rất có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng uy hiếp tới vận mệnh của đảng và quốc gia.
Với sự lo lắng vạn phần, một lần nữa tôi mong đồng chí suy nghĩ về lời đề nghị này.
Triệu Tử Dương
Ngày 18 tháng 5
Đây là lá thư đầu tiên tôi gửi cho ông ta kể từ sau cuộc họp ngày 17 tháng 5 của Ban thường vụ Bộ Chính trị tại nhà Đặng quyết định giới nghiêm. Như đã tiên liệu trước, sau khi bức thư gửi đi không nhận được bất kỳ hồi âm nào.
Vào đêm ngày 17 tháng 5, Văn phòng Trung ương Đảng sắp xếp cho lãnh đạo Trung ương đi tới bệnh viện thăm hỏi các sinh viên tuyệt thực. Lúc đầu Lý Bằng nói ông ta không đi, khi đoàn xe đi bệnh viện bắt đầu lăn bánh thì ông ta chạy kịp tới, thì ra ông ta nghe nói tôi muốn đi bệnh viện thì mới thay đổi ý định. Rạng sáng ngày 19 tháng 5 đi Quảng trường Thiên An Môn thăm các sinh viên tuyệt thực cũng là như thế. Ông ta phản đối tôi đi tới đó, hơn nữa còn muốn Văn phòng Trung ương Đảng ngăn cản tôi đi. Tôi cảm thấy nhiều sinh viên đã tuyệt thực gần 7 ngày rồi, lãnh đạo Trung ương ngay cả đi thăm cũng không đi, bất luận thế nào cũng không cách nào bàn giao được. Tôi bày tỏ rằng nhất định phải đi, người khác không đi, tôi đi một mình. Ông ta nhìn thấy thái độ kiên quyết của tôi, không cách nào ngăn cản, mới thay đổi ý định. Nhưng vào lúc đó ông ta hết sức lo sợ, tới quảng trường mới được một lúc thì đã chạy mất dép rồi.
Vào lúc đó ngoại trừ việc bày tỏ an ủi với sinh viên ra, còn phát biểu một vài câu[6], sau đó đã được đăng trên khắp các mặt báo ở thủ đô. Vào lúc đó, tôi nói những lời này, không ngoài việc khuyên sinh viên ngừng tuyệt thực, bọn họ còn trẻ, cần phải quý trọng sinh mạng. Bởi vì tôi biết rõ, hành động của bọn họ tuy nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước, nhưng đối với một nhóm những lãnh đạo già vẫn luôn có thái độ cứng rắn, thì không có tác dụng gì cả. Kể cả khi tiếp tục tuyệt thực xuống dưới, thậm chí có mấy người chết, bọn họ vẫn là không hề bị tác động.
Vậy nên tôi cảm thấy sinh viên trẻ tuổi kết thúc sinh mạng như vậy thật sự là rất đáng tiếc. Nhưng vào lúc đó, sinh viên thanh niên không hề lĩnh hội được những lời nói này của tôi, bọn họ càng không thể tưởng tượng được bọn họ sẽ được đối đãi như thế nào. Đương nhiên, sau khi tôi nói ra những lời này với sinh viên thì nhận được những phê bình và chỉ trích khắt khe.
Từ sau cuộc họp tại nhà của Đặng ngày 17 tháng 5, hành động của Lý Bằng và những người khác có rất nhiều điều không bình thường. Bất luận là đi bệnh viện thăm hỏi sinh viên hay là đi quảng trường gặp sinh viên, ông ta một mực ngăn cản tôi đi thăm. Khi tôi đi thăm sinh viên, cùng nhau xuống xe, ông ta trái ngược với lệ thường giành lấy luôn đi phía trước tôi. Ông ta còn để cho người đi nói chuyện trước với phóng viên (về sau có người nói cho tôi biết), nói với phóng viên không được đưa tôi vào khuôn hình, nói rằng để tránh bị động sau khi biến động nhân sự. Từ tối ngày 17 đến ngày 19 tháng 5, những tình hình và sự việc liên quan đến giới nghiêm cũng không nói cho tôi biết. Ngày 19 Lý Bằng và sinh viên tổ chức đối thoại, tôi là xem ti vi mới biết được. Nhưng vào chiều ngày 19 tháng 5, đột nhiên đưa tới thông báo triệu tập cuộc họp tuyên bố giới nghiêm vào buổi tối và bản thảo bài phát biểu của anh ta, muốn tôi chủ trì cuộc họp hơn nữa phát biểu, nhưng đối với việc cuộc họp này được mở ra như thế nào, họp ở đâu, những người nào tham gia, còn có những nội dung gì vân vân, trước đó không hề nói với tôi. Ngược lại trong bản thảo phát biểu của anh ta lại viết là, “Phong trào sinh viên gia tăng mức độ nghiêm trọng kể từ sau ngày 4 tháng 5”. Về sau có lẽ bọn họ cảm thấy cách nói này muốn chĩa mũi nhọn vào bài phát biểu ngày 4 tháng 5 của tôi quá rõ ràng, khi phát biểu trên báo thì sửa đổi thành “phong trào sinh viên gia tăng mức độ kể từ đầu tháng 5”. Điều này chính là công khai chỉ trích phong trào sinh viên, được tạo nên bởi “Diễn văn Ngũ Tứ” của tôi. Lý Bằng còn gửi tới cho các Ủy viên Quốc vụ những sai lầm mà tôi mắc phải. Vào tối ngày hôm đó trước khi mở ra cuộc họp tuyên bố giới nghiêm họ còn tổ chức một cuộc họp nhỏ, tất cả những điều này làm cho tôi cảm thấy rằng trên thực tế tôi đã bị bài xích ra khỏi tầng lớp quyết sách. Nhưng vào lúc nào quyết định, cho đến tận hiện tại tôi cũng không biết. Thảo luận tại nhà của Đặng vào ngày 17 quyết định giới nghiêm, tuy chỉ định ba người Lý Bằng, Dương Thượng Côn, Kiều Thạch phụ trách chỉ huy, nhưng Đặng còn nói một câu, rằng Triệu vẫn là Tổng bí thư. Nhưng tình hình mấy ngày sau cuộc họp, trên thực tế họ đã đem tôi bài xích sang một bên rồi. Lý Bằng vào lúc đó sờ được điểm mấu chốt này, vì thế đến bệnh viện, nói với phóng viên nhiếp ảnh không nên chụp tôi, nói rằng nhân sự sẽ có biến động. Đây là điều hết sức bất thường.
Ngày 19, tôi đưa ra yêu cầu nghỉ phép 3 ngày với Bộ Chính trị, kiến nghị Ban thường vụ do Lý Bằng chủ trì, hơn nữa từ chối tham gia hội nghị tuyên bố giới nghiêm được tổ chức tối hôm đó. Vào lúc đó, sức ủng hộ của quần chúng đối với phong trào tuyệt thực đã giảm mạnh, tuyệt thực chuyển thành tọa kháng. Rất nhiều sinh viên của các trường đại học khắp Bắc Kinh đã quay về trường, ở lại Quảng trường Thiên An Môn phần lớn là sinh viên các tỉnh khác lâm thời đến Bắc Kinh.
Sau tuyên bố giới nghiêm ngày 19, lại là một liều thuốc kích thích, lại đem quần chúng cổ động trở lại. Số người tham gia tọa kháng tăng lên, người dân từ các tầng lớp trong xã hội ở mọi ngành nghề kết đội đổ xuống đường, đặc biệt là khi quân đội thực thi giới nghiêm tiến vào Bắc Kinh, đã làm tổn thương sâu sắc cảm tình của người dân Bắc Kinh. Những đơn vị theo lệnh tiến vào Bắc Kinh dọc đường gặp sự ngăn cản của người dân. Người già, phụ nữ trẻ em từng đoàn nằm lên đường phố, làm cho quân đội bị ngăn cản ở ngoại ô, không cách nào tiến vào trong thành phố. Tình hình bế tắc này kéo dài khoảng hơn 10 ngày.
Ngày 21 tháng 5, Kiều Thạch tới chỗ tôi bàn về tình hình này. Ông ta nói, có không ít người đã cảm thấy có một chút cưỡi lưng hổ khó xuống rồi. Nếu như không phải Đặng một mực đốc thúc, hơn nữa quyết định điều động càng nhiều quân đội tới Bắc Kinh, tấn đại bi kịch này có thể tránh được. Quân đội không thể tiến vào thành phố, lệnh giới nghiêm không có tác dụng, hàng vạn hàng triệu sinh viên, thị dân, công nhân, cán bộ cơ quan đổ xuống đường, đổ tới Quảng trường Thiên An Môn. Như vậy tiếp tục xuống dưới, thủ đô có nguy cơ rơi vào tê liệt.
Vào lúc đó, tôi suy nghĩ, chỉ có thể trước thời hạn triệu tập Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, dùng cơ quan quyền lực là Đại hội Đại biểu Nhân dân (Quốc hội) cùng hình thức dân chủ và pháp chế để xoay chuyển cục diện. Ngày 21 tháng 5, tôi tìm tới Diêm Minh Phục bàn về cách nghĩ này, mong anh ta chuyển lời cho Dương Thượng Côn, xem có thể hay không tiến hành. Trước lúc đó, Bành Xung[7] tìm tới tôi nói chuyện. Anh ta nói Vạn Lý đang ở nước ngoài, anh ta triệu tập Hội nghị phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, mọi người nhất trí chủ trương trước thời hạn tổ chức Hội nghị Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, anh ta còn tới Ngọc Tuyền Sơn[8] tìm Bành Chân, Bành Chân cũng tán thành cách làm này. Bọn họ đã viết báo cáo gửi cho Trung ương, yêu cầu Vạn Lý quay về nước trước thời hạn.
Chiều ngày 21, Hồ Khải Lập tới nhà tôi, nói rằng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc yêu cầu Vạn Lý quay về nước trước thời hạn hiện tại không có người phê chuẩn, đang để im. Tôi liền để Hồ Khải Lập nói với Bành Xung, để cho tổ chức đảng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trực tiếp gửi điện báo cho Vạn Lý, đốc thúc ông ta sớm về nước. Hồ Khải Lập hỏi rằng có chưa trải qua đồng ý của anh, tôi nói có thể. Tiếp đó tội lại gọi điện cho Ngô Học Khiêm[9] để anh ta nghĩ biện pháp gửi điện báo ra ngoài. Về sau nghe nói Lý Bằng lại gửi điện báo cho Vạn Lý, không để ông ta về nước trước thời hạn, có khả năng là đã xin chỉ thị của Đặng, cho nên Vạn Lý không thể về nước kịp thời.
Tối ngày 3 tháng 6, tôi đang ngồi trong sân nhà cùng người nhà hóng mát, nghe thấy tiếng súng dồn dập trên phố. Một bi kịch làm chấn động cả thế giới đã không thể tránh khỏi cuối cùng đã xảy ra.
Ba năm sau bi kịch “Lục Tứ”, tôi chép lại những tài liệu này, tấn bi kịch này đã đi qua nhiều năm rồi. Những thành phần tích cực trong cơn sóng gió này, ngoại trừ một số ít chạy ra được nước ngoài, phần lớn đều bị bắt, bị xử tù, bị thẩm vấn lại nhiều lần. Tình hình bây giờ có lẽ đã rất rõ ràng rồi, có thể nói là trả lời được ba vấn đề dưới đây:
Thứ nhất, vào lúc đó nói phong trào sinh viên là một cuộc đấu tranh chính trị “phản đảng phản chủ nghĩa xã hội” có lãnh đạo, có kế hoạch, có dự mưu. Hiện tại có thể hỏi một chút, cuối cùng thì ai là người lãnh đạo? Kế hoạch thế nào? Làm thế nào dự mưu? Có những tài liệu nào đủ để chứng minh điều này? Còn nói bên trong nội bộ đảng có bàn tay đen tối, bàn tay đen tối đó là của ai?
Thứ hai, nói rằng mục đích của cuộc hỗn loạn này là nhằm lật đổ nhà nước cộng hòa, lật đổ Đảng Cộng sản, về phương diện này thì lại có tài liệu chứng cứ nào không? Vào lúc đó, tôi đã nói, đa số người dân là muốn chúng ta cải chính sai lầm, mà căn bản không phải là muốn lật đổ chế độ của chúng ta. Đã nhiều năm qua đi như thế, trong những thẩm vấn đã thu được tài liệu gì? Cuối cùng thì tôi nói đúng hay bọn họ nói đúng? Có rất nhiều phần tử của phong trào dân chủ Trung Quốc đều nói, trước “Lục Tứ” thì bọn họ là hy vọng đảng thay đổi về hướng tích cực. Sau “Lục Tứ”, đảng đã làm cho họ hoàn toàn tuyệt vọng, đẩy bọn họ đứng hoàn toàn ở bờ đối diện. Trong thời kỳ phong trào sinh viên, sinh viên đưa ra rất nhiều khẩu hiệu, yêu cầu, nhưng không hề nhắc đến vấn đề vật giá, mà lúc đó vấn đề vật giá là một điểm nóng rất lớn đối với dư luận xã hội, rất dễ dàng nhận được sự cộng hưởng từ xã hội. Nếu như sinh viên muốn đối đầu với Đảng Cộng sản, tại sao bọn họ lại không biết lợi dụng một vấn đề nhạy cảm như vậy? Đưa ra vấn đề như vậy không phải là càng dễ dàng huy động quần chúng hay sao? Sinh viên không đề cập đến vấn đề vật giá, có thể thấy sinh viên biết rõ vật giá dính dáng tới vấn đề cải cách, nêu như trực tiếp đưa ra vấn đề vật giá để tổng động viên huy động quần chúng tham gia, trên thực tế là muốn phản đối, phủ định cải cách. Có thể nhìn thấy rõ ràng là không phải tình huống như vậy.
Thứ ba, đem “Lục Tứ” định tính là một cuộc bạo loạn phản cách mạng, điều này có thể đứng vững hay không? Sinh viên một mực tuân thủ trật tự, có không ít tài liệu đã nói rõ, khi quân đội Giải phóng quân Trung Quốc bị vây công, nhiều nơi thì chính các sinh viên đã bảo vệ binh sĩ. Một số lượng lớn người dân Bắc Kinh ngăn cản quân đội tiến vào thành phố, mục đích cuối cùng là gì? Là muốn lật đổ nhà nước cộng hòa ư? Đương nhiên, nhiều người như vậy tham gia hành động, luôn có một số cực ít người lẫn lộn vào bên trong đám đông để tấn công đánh đập binh lính, nhưng đó là trong tình huống hỗn loạn. Thành phố Bắc Kinh có không ít lưu manh, tội phạm lừa đảo nhân cơ hội gây rối, điều đó là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Có lẽ nào đem những hành vi này đổ trách nhiệm cho là hành vi của đông đảo người dân Bắc Kinh và sinh viên ư? Vấn đề này thì hiện tại có lẽ đã rất rõ ràng rồi.
[1] Thời gian cụ thể là từ ngày 15-18 tháng 5 năm 1989.
[2] Liêu Hán Sinh (1911-2006), người dân tộc Thổ Gia, quê ở huyện Tang Thực, Trương Gia Giới tỉnh Hồ Nam. Là tướng lĩnh quân đội. Từ năm 1983-1993 giữ chức phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.
[3] Chỉ “Đại hội cán bộ chính quyền, đảng, quân đội ở thủ đô” được tổ chức vào tối ngày 19 tháng 5 năm 1989. Tại hội nghị này, Lý Bằng đã đưa ra phát biểu.
[4] Chỉ thư ký của Triệu Tử Dương là Lý Thụ Kiều. Lý Thụ Kiều (sinh năm 1944-) quê ở Nội Hoàng, tỉnh Hà Nam. Từ năm 1986-1989 là thư ký của Triệu Tử Dương.
[5] Lý Nhất Manh (1903-1990): Quê ở Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Từ năm 1974-1982 giữ chức phó Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1978-1982 giữ chức Phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào thời điểm đó giữ chức Ủy viên Ban cố vấn Trung ương.
[6] Xem thêm ở Phụ lục 3 “Bài diễn văn trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 19 tháng 5”.
[7] Bành Xung (1915-2010). Tên thật là Hứa Thiết Như. Quê ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Từng giữ chức Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào thời điểm đó giữ chức phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.
[8] Ngọc Tuyền Sơn: Nằm ở phía Tây Di Hòa Viên. Có tên gọi Ngọc Tuyền là bởi vì chân núi phía Nam có dòng suối. Nước suối ở “Ngọc Tuyền” từng được xem là nước uống chuyên dùng cho hoàng đế và hoàng thất nhà Thanh. Ngọc Tuyền Sơn kể từ thời Mao Trạch Đông trở đi được cách ly trở thành khu biệt thự nghỉ ngơi dành cho cán bộ cấp cao.
[9] Ngô Học Khiêm (1921-2008), quê ở Thượng Hải. Từ năm 1982-1988 là Ngoại trưởng Trung Quốc. Vào thời điểm đó giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Năm 1993 giữ chức phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc.
Chuyên mục:Lotus Media, Nhân vật, Sự kiện, Tác giả, tác phẩm, Trên kệ sách
Trả lời